Hôm nay,  

Phỏng Vấn Nhà Nobel Hóa Học Ilya Prigorin (2)

30/07/200300:00:00(Xem: 4520)
Trật tự hay Hỗn mang: Prigorine vs René Thom

Quan niệm của chúng ta về thế giới bị ảnh hưởng bởi khoa học vật lý. Một khi chúng ta cho rằng vũ trụ giống như một cái đồng hồ tuân theo những qui luật bất biến, như vậy chúng ta là những đứa trẻ của Newton và của môn cơ học của ông. Và chúng ta thật dễ dàng cho rằng những môn khác như chính trị, kinh tế... chúng cũng tuân theo những định luật bất biến.
Một cái nhìn mang tính cơ học như thế về vũ trụ là không có tính khoa học, theo Ilya Prigorine. Đây chỉ những lý thuyết nẩy sinh từ thế kỷ 17 và đã bị vượt qua, và bất hạnh thay, vẫn được đem ra giảng dạy tại trường lớp. Phải thay thế nó bằng môn vật lý học đương thời, được thành lập trên cơ sở của lý thuyết về xác xuất (la probabilité). Điều mà chúng ta tưởng như là một trật tự đã an bài, và bất biến, thật ra chỉ là hỗn mang, bất định (indéterminé): Chẳng hề có đồng hồ, người làm ra đồng hồ, chẳng hề có thần thánh, trần tục, thế giới là một hỗn mang, không thể tiên đoán, mang tính đột xuất. Như mọi môn khoa học nhân văn, những môn vật lý học, chúng chỉ là tổng số những ngẫu nhiên, bất ngờ!
Đâu phải như vậy, nhà toán học người Pháp René Thom đáp lại. Hỗn mang ngự trị khoa học hiện đại chỉ là tạm thời. Đừng bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm những định luật bất biến của vũ trụ. Thế giới có trật tự, thông minh, theo nghĩa có thể hiểu được nó. Thảm họa của khoa học hiện đại là do nó từ bỏ việc tìm hiểu vụ trụ, thế giới, khoa học hiện đại chỉ là một nghĩa địa của những sự kiện, một sự tích tụ những thông tin trên những máy tính, chẳng có một lý thuyết dẫn giải chúng. Khoa học hết suy tư, chính vì thế mà nó đang bị trục trặc, Thom kết luận.
Có một điều giống nhau, là cả hai đều tỏ ra thù nghịch với tính tản mạn của tri thức, và đều tin rằng, khoa học nhân văn và khoa học chính xác bị kết án phải giầu sang lên mãi mãi, nếu không muốn cùng theo nhau chìm xuồng.
Theo Ilya Prigorin, chúng ta đừng tin rằng những lý thuyết khoa học là những định luật được giấu diếm đâu đó, để chờ những nhà tìm kiếm tình cờ khám phá ra được. Vẫn theo ông, sáng tạo khoa học thì cũng hiện hữu y chang (au même titre) sáng tạo nghệ thuật. Lovelock có lý, khi cho rằng những nhà bác học, vật lý, hóa học, họ là những tác giả, đúng như ý nghĩa của từ này, khi dùng để chỉ những nhà văn.
Được thế giới biết đến qua những nghiên cứu về những cơ cấu không-cân bằng (structures non-équilibres), đồng tác giả với Isabelle Stengers, cuốn sách gây chấn động vì tính ngược ngạo của nó, Liên Minh Mới, Ilya Prigorine gốc Bỉ, di dân từ Nga, năm 1921, khi mới 4 tuổi. Học Bruxelles. Những gốc rễ như vậy, cùng cái tên của ông, khiến cho báo chí, vào lúc ông được Nobel hóa học vào năm 1977, đã coi ông là dân Nga. Cực kỳ thông minh, nhìn biết liền, đúng như cảm tưởng của tôi [Sorman], về “tư tưởng gia thứ thiệt”, khác biệt hẳn với thứ dởm, ở cái vẻ khiêm tốn và giản dị của họ.

Khám phá lớn lao, là để dành cho thiên tài.
[Il n’y a pas de grandes découvertes sans un auteur de génie]

Đúng là trong những thời kỳ bình thường, nhất là với những môn học đã đạt tới sự trưởng thành, bước tiến của khoa học gần như “vô ngã” (impersonnelle), mang tính năng nhặt chặt bị [cumulatif: tích lũy], và thêm nhà nghiên cứu này, hay bớt đi nhà nghiên cứu nọ, chẳng làm thay đổi thành quả. Nhưng với những khám phá mang tính cách mạng, luôn xuất hiện thiên tài, không chỉ một, mà là “quần hùng tụ hội”, “Hoa Sơn luận kiếm” [“constellations de génie”]: Đây là trường hợp xẩy ra ở đầu thế kỷ 17, thiên tài xuất hiện như “lá mùa thu”: Copernic, Kepler, Galilée. Gần đây thôi, là Einstein, Broglie, Heisenberg và Schrodinger. Thiếu Einstein, làm sao chúng ta có lý thuyết tương đối" Bộ dễ kiếm ra một Einstein thứ nhì" Từ đó suy ra: Tiến bộ khoa học không thể nào là thành quả của một định mệnh thuyết mang tính lịch sử. Cứ giả sử nhân loại một ngày đẹp trời nào đó, tiến tới chủ nghĩa CS, theo nghĩa, không còn người bóc lột người, do quá thừa mứa cái ăn cái mặc cái chơi, như vậy cũng không thể có cái chuyện ai cũng như ai, rằng, anh “mê gái” cũng nhiều như... tui được! Những lý thuyết vốn chỉ là những giả thuyết tạm thời, những công thức, kết luận mang tính cá nhân, qua thử thách của thời gian, những lý thuyết thí dụ như của Copernic, Newton, hay Einstein, ngày càng trở nên “xác định” [définitives] hơn. Chân lý khoa học, như vậy, không mang tính toàn thể. Thí dụ như môn cơ học cổ điển. Nó vẫn còn có giá trị vào thời buổi bây giờ, nhưng chỉ trong miền (domaine) của những vật thể nặng nề (objets lourds), thí dụ như là những hành tinh! Ngược lại, khi phải diễn tả sự tiến hóa của những vật thể “nhẹ” của thế giới tiềm-nguyên tử (subatomique), Newton chịu thua! Phải đưa vào đó môn cơ học lượng tử, một sáng tạo của thế kỷ 20. Khoa học là một chuỗi những giả dụ có thể bị phản bác, và giả dụ như có một giả dụ vượt lên khỏi mọi phản bác, một “chân lý” như vậy sẽ thuộc vào miền của ma thuật, huyền thuật, chứ không phải của khoa học.

Khoa học đẻ ra từ Tây phương.
[La Science ne pouvait naitre qu’ en Occident]

Nếu chúng ta chấp nhận, cùng với Prigorine, rằng, bác học là những người đối thoại với Thiên nhiên, như vậy tại sao, có những thời kỳ, những nền văn minh, thiên tài xuất hiện khá xôm tụ, cùng với họ, là những khám phá lớn lao, so với những thời kỳ khác, những nền văn minh khác" Tại sao, nền khoa học được thành lập bởi Descartes và Galilée, xuất hiện ở Tây phương mà không ở nơi khác" Câu trả lời, theo Prigorine, không nằm ở sự thông minh của những dân tộc hay những cá nhân, mà chỉ kiếm thấy ở trong những hoàn cảnh lịch sử hay văn hóa.
Khoa học xuất hiện cùng với [en fonction de] ý nghĩ, tư tưởng con người về vũ trụ. Nếu một dân tộc tin rằng có một đấng Sáng Tạo là cội nguồn của thế giới, và đấng Sáng Tạo đó sẽ quyết định tương lai của họ, từ một niềm tin như vậy sẽ là những luật lệ, và cùng những luật lệ, là một tương lai được phân định (discernables). Vào thế kỷ 17 những định luật về Thiên Nhiên qui chiếu về một Nhà Lập Pháp tối thượng. Phần việc của những nhà bác học, là giải mãi (décoder) những luật thiêng, và những nhà bác học như thế có thiên hướng trở thành những người biết hết hiểu hết. Sự xuất hiện của một nền khoa học Tây Phương vào thế kỷ 17 là một hiện tượng cộng hưởng [résonance] với thần học của thời kỳ đó.
Đó là cái mẫu mã khởi đầu của khoa học Tây Phương được nhập thân bởi hai nhà bác học của họ, là Newton và Leibnitz. Quan niệm cổ điển về khoa học như thế, coi Thượng Đế là một đảm bảo cho những luật lệ thiêng liêng, vĩnh cửu. Người đại diện cuối cùng của nền khoa học cổ điển nói trên, là nhà bác học Einstein, theo Prigorine. Công thức nổi tiếng của Einstein, “Thượng Đế không chơi xúc xắc” [Thượng Đế không đổ xí ngầu], khẳng định một sự thực thiêng liêng về Vũ Trụ và những luật lệ độc lập đối với cuộc sống ngẫu nhiên, tùy tiện của con người.
Nhưng một niềm tin về một Thượng Đế vạn năng và rất ư là thuần lý (rationnel), như là một điều kiện cần thiết cho sự xuất hiện của khoa học, chưa đủ. Cần phải có một ông Trời mạnh, theo Prigorine, chống lại một ông vua “yếu”, chống lại cái “trò chơi” (jeu) chính trị, và xã hội từ đó nẩy sinh nỗi âu lo về tinh thần, và đây là nguồn cơn đưa đến những cuộc tranh luận thuờng trực ở thời Trung Cổ tại Âu Châu, giữa những giáo hoàng và những vua chúa, chính từ đó mà tư tưởng độc lập đã nẩy sinh. Một trong những “trò chơi” trí tuệ đáng kể đã xẩy ra vào thế kỷ 19 tại Vienne, nhờ nó mà những cấu tạo lý thuyết tuyệt vời nhất của thời đại chúng ta đã nảy nở, phát triển, nhất là môn cơ học lượng tử và thuyết tương đối.

Một bên là sơ đồ Âu Châu như trên, một bên là Trung Hoa: Tại sao khoa học hiện đại không nẩy sinh từ Trung Hoa" Theo Prigorine, câu trả lời vẫn là về một trật tự văn hóa. Quyền lực vua chúa trấn áp, triệt tiêu mọi tư tưởng đổi mới, một khi nó ló mòi làm loạn, nghĩa là làm xáo trộn trật tự xã hội. Ngoài ra còn là vấn đề này: những quan niệm thần học của Trung Hoa phù hợp với một viễn ảnh toàn cầu, toàn tiến (holiste), của Vũ Trụ. Một quan niệm như thế sẽ tỏ ra thờ ơ trước một nghiên cứu những định luật cơ học. Ngược hẳn với Âu Châu, Trung Hoa mạnh về khả năng, quyền năng (pouvoir fort), nhưng yếu về thiên tính (divinité faible), chính vì vậy mà họ đã có những khám phá cơ bản thí dụ như la bàn, thuốc nổ, bánh lái (gouvernail), nhưng chúng không được đưa vào thực hành, thành thử không gây những đột phá quan trọng thay đổi hẳn bộ mặt xã hội.
“Bạn thấy đấy,” Prigorine bảo tôi, “Những nhà bác học không phải là những con người không chút dây mơ rễ má (déincarné), mà là một phần tử của bộ lạc mà người đó sống. Văn hóa môi trường hướng dẫn những nghiên cứu tìm tòi của nhà bác học, giống như mùi vị của tiền bạc và quyền lực.” Những mũi nhọn chĩa vào môn sinh học, thí dụ vậy, là hậu quả của nỗi lo sợ về bệnh ung thư, hay nhắm vào môn vũ trụ học, là do nỗi lo âu, hoặc nghi ngờ, có hay không, một đấng Sáng Tạo. Đây là môi trường lịch sử và văn hóa nẩy sinh nền khoa học cổ điển của chúng ta, nhưng một hình ảnh như vậy về khoa học đã trở nên lổi thời, không chỉ lỗi thời, mà còn sai lạc (fausse).

Jennifer Tran
www.tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.