Bạn
Theo báo quốc nội, tại thành phố Huế, có 1 cô bé đã 2 lần đoạt chức vô địch cờ vua thiếu nhi châu Á vào các năm 2001 (dành cho thiếu nhi dưới 14 tuổi), và 2003 (hạng tuổi dưới 16 tính đến ngày tranh giải). Đó là Hoàng Thị Bảo Trâm, sinh năm 1987, một nữ kỳ thủ thiếu nhi đã đoạt nhiều huy chương về cờ vua tại VN và quốc tế. Tuy nhiên, con đường tới thành công của nhà vô địch này không hề dễ dàng. Bản thân Trâm cũng không nghĩ mình có thể vượt qua mọi khó khăn để đứng vững như hôm nay.Trâm đã có một tuổi thơ nhọc nhằn. Trước khi trở thành nữ vô địch cờ vua châu Á hạng thiếu nhi, cô bé Trâm đã từng chơi cờ bên cối giã gạo trong những buổi chiều phụ giúp gia đình giã gạo làm bún. Báo Tuổi Trẻ viết về chặng đường gian nan của nữ kỳ thủ Bảo Trâm qua đoạn ghi chép như sau.
Là con thứ hai trong gia đình có ba chị em, năm cô bé 6 tuổi, cũng cắp sách đến trường học như những đứa trẻ khác, nhưng nếu các bạn sau giờ học tung tăng nhảy múa, vui chơi thì Trâm phải cùng gia đình vất vả với cuộc mưu sinh. Kế sinh nhai của gia đình Trâm dựa vào nghề làm bún của ba mẹ. Cứ đến 4 giờ chiều là mấy chị em cùng ba ngồi giã gạo để lấy nguyên liệu trước khi bắt đầu công việc làm bún lúc 2 giờ sáng hôm sau. Đôi tay bé nhỏ của cô bé nhiều lúc sưng tấy vì phải vật lộn với cả mấy chục cân gạo mỗi ngày để cho ra lò 100 kg bún cho mẹ gánh ra chợ.
Nhưng cũng có những lúc cô bé rảnh rỗi và toàn bộ thời gian ấy bị những quân hậu, quân vua... lôi cuốn. Thấy em quá đam mê môn thể thao trí tuệ này, cô chị vốn đang là thành viên đội tuyển cờ vua trẻ Huế đã giới thiệu Trâm với thầy của mình. Thầy Bảo Tài cũng sớm phát hiện những điều đặc biệt ở cô trò nhỏ mới nhập môn. Năm lên lớp 4, Trâm được chọn vào đội tuyển tỉnh. Đó cũng là thời điểm mà Trâm được xa rời cối giã gạo vì số tiền bồi dưỡng dành cho vận động viên năng khiếu tỉnh Thừa Thiên-Huế dù chưa nhiều nhưng cũng đủ phụ giúp bố mẹ.
1997 là năm được xem là bước ngoặt của Bảo Trâm khi cô được gọi vào đội tuyển trẻ VN tham dự giải trẻ thế giới tại Pháp. Ngay trong lần xuất ngoại đầu tiên, Trâm đã đoạt ngay tấm huy chương đồng ở lứa tuổi U10 (dưới 10 tuổi). Với thành tích này, Bảo Trâm đã được Ủy ban Thể dục Thể thao thưởng 15 triệu đồng. Số tiền đó đã giúp gia đình Trâm bớt cực hơn, khi mua được chiếc xe gắn máy làm phương tiện đi lại để giao bún cho khách hàng.
Thành công đã đến khi Trâm liên tục đoạt nhiều giải thưởng cao cả trong và ngoài nước, mà tiêu biểu là hai chiếc Huy chương vàng giải Vô địch châu Á (2001 và 2003). Toàn bộ số tiền được thưởng đó, Trâm đều đưa hết cho gia đình, chỉ với một lý do đơn giản: "Bố mẹ đã cực vì chị em Trâm nhiều rồi, giờ Trâm làm được gì cho bố mẹ thì phải cố gắng".
Bạn,
Báo TT dẫn lời huấn luyện viên người Nga tên là Anatoli Svetchikov, nhận xét về cô học trò của mình: "Tôi đã gặp gỡ nhiều kỳ thủ trẻ ở Nga và các nước khác nhưng ít ai được như Trâm. Cô có trí nhớ tốt và có năng khiếu tuyệt vời về cờ vua. Không chỉ vậy, đó là một kỳ thủ có khả năng chịu đựng được sức ép thi đấu rất cao.".
Theo báo quốc nội, tại thành phố Huế, có 1 cô bé đã 2 lần đoạt chức vô địch cờ vua thiếu nhi châu Á vào các năm 2001 (dành cho thiếu nhi dưới 14 tuổi), và 2003 (hạng tuổi dưới 16 tính đến ngày tranh giải). Đó là Hoàng Thị Bảo Trâm, sinh năm 1987, một nữ kỳ thủ thiếu nhi đã đoạt nhiều huy chương về cờ vua tại VN và quốc tế. Tuy nhiên, con đường tới thành công của nhà vô địch này không hề dễ dàng. Bản thân Trâm cũng không nghĩ mình có thể vượt qua mọi khó khăn để đứng vững như hôm nay.Trâm đã có một tuổi thơ nhọc nhằn. Trước khi trở thành nữ vô địch cờ vua châu Á hạng thiếu nhi, cô bé Trâm đã từng chơi cờ bên cối giã gạo trong những buổi chiều phụ giúp gia đình giã gạo làm bún. Báo Tuổi Trẻ viết về chặng đường gian nan của nữ kỳ thủ Bảo Trâm qua đoạn ghi chép như sau.
Là con thứ hai trong gia đình có ba chị em, năm cô bé 6 tuổi, cũng cắp sách đến trường học như những đứa trẻ khác, nhưng nếu các bạn sau giờ học tung tăng nhảy múa, vui chơi thì Trâm phải cùng gia đình vất vả với cuộc mưu sinh. Kế sinh nhai của gia đình Trâm dựa vào nghề làm bún của ba mẹ. Cứ đến 4 giờ chiều là mấy chị em cùng ba ngồi giã gạo để lấy nguyên liệu trước khi bắt đầu công việc làm bún lúc 2 giờ sáng hôm sau. Đôi tay bé nhỏ của cô bé nhiều lúc sưng tấy vì phải vật lộn với cả mấy chục cân gạo mỗi ngày để cho ra lò 100 kg bún cho mẹ gánh ra chợ.
Nhưng cũng có những lúc cô bé rảnh rỗi và toàn bộ thời gian ấy bị những quân hậu, quân vua... lôi cuốn. Thấy em quá đam mê môn thể thao trí tuệ này, cô chị vốn đang là thành viên đội tuyển cờ vua trẻ Huế đã giới thiệu Trâm với thầy của mình. Thầy Bảo Tài cũng sớm phát hiện những điều đặc biệt ở cô trò nhỏ mới nhập môn. Năm lên lớp 4, Trâm được chọn vào đội tuyển tỉnh. Đó cũng là thời điểm mà Trâm được xa rời cối giã gạo vì số tiền bồi dưỡng dành cho vận động viên năng khiếu tỉnh Thừa Thiên-Huế dù chưa nhiều nhưng cũng đủ phụ giúp bố mẹ.
1997 là năm được xem là bước ngoặt của Bảo Trâm khi cô được gọi vào đội tuyển trẻ VN tham dự giải trẻ thế giới tại Pháp. Ngay trong lần xuất ngoại đầu tiên, Trâm đã đoạt ngay tấm huy chương đồng ở lứa tuổi U10 (dưới 10 tuổi). Với thành tích này, Bảo Trâm đã được Ủy ban Thể dục Thể thao thưởng 15 triệu đồng. Số tiền đó đã giúp gia đình Trâm bớt cực hơn, khi mua được chiếc xe gắn máy làm phương tiện đi lại để giao bún cho khách hàng.
Thành công đã đến khi Trâm liên tục đoạt nhiều giải thưởng cao cả trong và ngoài nước, mà tiêu biểu là hai chiếc Huy chương vàng giải Vô địch châu Á (2001 và 2003). Toàn bộ số tiền được thưởng đó, Trâm đều đưa hết cho gia đình, chỉ với một lý do đơn giản: "Bố mẹ đã cực vì chị em Trâm nhiều rồi, giờ Trâm làm được gì cho bố mẹ thì phải cố gắng".
Bạn,
Báo TT dẫn lời huấn luyện viên người Nga tên là Anatoli Svetchikov, nhận xét về cô học trò của mình: "Tôi đã gặp gỡ nhiều kỳ thủ trẻ ở Nga và các nước khác nhưng ít ai được như Trâm. Cô có trí nhớ tốt và có năng khiếu tuyệt vời về cờ vua. Không chỉ vậy, đó là một kỳ thủ có khả năng chịu đựng được sức ép thi đấu rất cao.".
Gửi ý kiến của bạn