Bạn,
Dọc theo vùng biên giới VN-Cam Bốt, có 1 khu chợ được dân buôn lậu là đại bản doanh hàng lậu, tổng kho buôn lậu. Đó là Gò Tà Mau, Bốt gần địa phần xã biên giới Vĩnh Ngươn, gần thị xã Châu Đốc. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Gò Tà Mâu cách khu dân cư Vĩnh Nguơn gần nhất là 1km. Từ đây nhìn qua bên kia thấy cả dãy kho hàng đồ sộ, mái lợp tôn trắng lóa dưới nắng trưa. Kho hàng khổng lồ ấy có diện tích chừng 2 ngàn mét vuông với trên 50 nhà kho bêtông kiên cố. Mặt tiền của mỗi nhà kho được trưng bày như cửa hiệu, bày biện nhiều hàng hóa. Mùa nước nổi vùng gò này ngập trên 1m nên kho hàng nào cũng được xây cất trên những cột bêtông chắc chắn cao lêu nghêu. Từ già đến trẻ, những chủ hàng người Camphuchia đều nói tiếng Việt rất rành. Có những chủ hàng đon đả chào mời. Nhưng đa số đều lặng thinh lạnh lùng, có vẻ không thân thiện khi ai đó hỏi nhiều hoặc sục sạo.
Hàng hóa đầy ắp. Nhiều nhất là hàng điện tử xài rồi: tivi, đầu máy, đầu đĩa, máy tính, máy lạnh, máy giặt... Mỗi thứ đầy rẫy đời và chủng loại. Kho nào cũng chất ngất. Kế đó là thuốc lá và mỹ phẩm. Ở nhiều lô đã thấy hàng ngàn chiếc tivi được đánh ký hiệu hoặc ghi tên chủ hàng VN.
Từ chợ Châu Đốc, phóng viên đi chưa tới 1km là lọt vào địa phận xã biên giới Vĩnh Nguơn. Mới sáng sớm nhưng đã có những thanh niên đi xe máy vù kè theo gạ gẫm: "Qua bên kia mua hàng gì không đại ca" Tụi này dắt đi cho!". Đi lậu à" Không sợ bị bắt sao"". Giọng bên kia cười lớ phớ: "Bắt gì mà bắt. Người ta đi hà rầm!". Rồi không đợi câu trả lời, cánh thanh niên băm bổ vọt xe lên dẫn đường.
Chỉ khoảng 2km từ nơi đối thoại đến điểm tập kết mà dân đai hàng lậu thường "vượt biên" qua gò Tà Mâu, suốt dọc con đường hẹp bị kẹp giữa hai dãy nhà cây, ván xập xệ lúc nào cũng có nhiều toán người chộn rộn bất thường. Thỉnh thoảng một toán dân đai mang vác lỉnh kỉnh từ dưới đồng đột ngột xuất hiện và nhanh như chớp cắt ngang mặt đường lao vào một nhóm nhà nào đó rồi mất dạng. Tức thì một đội quân xe thồ trờ tới. Dân đai hàng ló ra theo hiệu lệnh của đội quân cảnh giới núp ở đâu đó, cõng nguyên kiện hàng chật vật leo lên xe thồ. Chiếc xe vù đi, chớp nhoáng. Ấy thế mà lực lượng chống hàng lậu quần tới quần lui hoài mà vẫn không bắt được vụ nào cho ra hồn.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: Không thể ước lượng được tổng trị giá hàng hóa ở Tà Mâu. Chỉ biết rằng ở đây, một nơi heo hút miền biên giới Tây Nam, người ta mua bán có thể bằng đồng VN, đồng riel Campuchia, vàng và cả bằng đồng đôla Mỹ với những thương vụ lớn có thể hàng tỉ đồng. Ngoài nguồn hàng tập kết tại đây, nếu khách yêu cầu số lượng nhiều hơn, chỉ cần nhấc máy gọi về Phnom Penh, tức khắc bao nhiêu cũng có.
Dọc theo vùng biên giới VN-Cam Bốt, có 1 khu chợ được dân buôn lậu là đại bản doanh hàng lậu, tổng kho buôn lậu. Đó là Gò Tà Mau, Bốt gần địa phần xã biên giới Vĩnh Ngươn, gần thị xã Châu Đốc. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Gò Tà Mâu cách khu dân cư Vĩnh Nguơn gần nhất là 1km. Từ đây nhìn qua bên kia thấy cả dãy kho hàng đồ sộ, mái lợp tôn trắng lóa dưới nắng trưa. Kho hàng khổng lồ ấy có diện tích chừng 2 ngàn mét vuông với trên 50 nhà kho bêtông kiên cố. Mặt tiền của mỗi nhà kho được trưng bày như cửa hiệu, bày biện nhiều hàng hóa. Mùa nước nổi vùng gò này ngập trên 1m nên kho hàng nào cũng được xây cất trên những cột bêtông chắc chắn cao lêu nghêu. Từ già đến trẻ, những chủ hàng người Camphuchia đều nói tiếng Việt rất rành. Có những chủ hàng đon đả chào mời. Nhưng đa số đều lặng thinh lạnh lùng, có vẻ không thân thiện khi ai đó hỏi nhiều hoặc sục sạo.
Hàng hóa đầy ắp. Nhiều nhất là hàng điện tử xài rồi: tivi, đầu máy, đầu đĩa, máy tính, máy lạnh, máy giặt... Mỗi thứ đầy rẫy đời và chủng loại. Kho nào cũng chất ngất. Kế đó là thuốc lá và mỹ phẩm. Ở nhiều lô đã thấy hàng ngàn chiếc tivi được đánh ký hiệu hoặc ghi tên chủ hàng VN.
Từ chợ Châu Đốc, phóng viên đi chưa tới 1km là lọt vào địa phận xã biên giới Vĩnh Nguơn. Mới sáng sớm nhưng đã có những thanh niên đi xe máy vù kè theo gạ gẫm: "Qua bên kia mua hàng gì không đại ca" Tụi này dắt đi cho!". Đi lậu à" Không sợ bị bắt sao"". Giọng bên kia cười lớ phớ: "Bắt gì mà bắt. Người ta đi hà rầm!". Rồi không đợi câu trả lời, cánh thanh niên băm bổ vọt xe lên dẫn đường.
Chỉ khoảng 2km từ nơi đối thoại đến điểm tập kết mà dân đai hàng lậu thường "vượt biên" qua gò Tà Mâu, suốt dọc con đường hẹp bị kẹp giữa hai dãy nhà cây, ván xập xệ lúc nào cũng có nhiều toán người chộn rộn bất thường. Thỉnh thoảng một toán dân đai mang vác lỉnh kỉnh từ dưới đồng đột ngột xuất hiện và nhanh như chớp cắt ngang mặt đường lao vào một nhóm nhà nào đó rồi mất dạng. Tức thì một đội quân xe thồ trờ tới. Dân đai hàng ló ra theo hiệu lệnh của đội quân cảnh giới núp ở đâu đó, cõng nguyên kiện hàng chật vật leo lên xe thồ. Chiếc xe vù đi, chớp nhoáng. Ấy thế mà lực lượng chống hàng lậu quần tới quần lui hoài mà vẫn không bắt được vụ nào cho ra hồn.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: Không thể ước lượng được tổng trị giá hàng hóa ở Tà Mâu. Chỉ biết rằng ở đây, một nơi heo hút miền biên giới Tây Nam, người ta mua bán có thể bằng đồng VN, đồng riel Campuchia, vàng và cả bằng đồng đôla Mỹ với những thương vụ lớn có thể hàng tỉ đồng. Ngoài nguồn hàng tập kết tại đây, nếu khách yêu cầu số lượng nhiều hơn, chỉ cần nhấc máy gọi về Phnom Penh, tức khắc bao nhiêu cũng có.
Gửi ý kiến của bạn