Kể từ khi khám phá bạch đản prions vào năm 1982 liên hệ bệnh thoái hóa hệ thống thần kinh gây viêm não Creutzfeld-Jacob (CJD) thì nhiều nghiên cứu khác đã tập trung vào việc tìm hiểu cơ nguyên của prions.
Đây là thứ bạch đản có 2 bộ mặt khác nhau. Một phần, prions đóng vai trò quan trọng trong trí nhớ. Phần khác, thứ bạch đản prions đặc biệt này có thể tự phân tách sinh sản thành hai bạch đản và trở nên nguy hiểm sau khi tích tụ trong não bộ bò điên, còn gọi là bệnh Creutzfeldt-Jacob (CJD).
Bệnh bò điên CJD do prions truyền vào con người do nhiều ngả. Ngả thứ nhất và cũng thông thường là do ăn thịt bò. Trong một tường trình mới nhất gần đây cho biết một bệnh nhân bên Anh bị tử vong sau khi truyền máu từ một người mắc bệnh bò điên. Tức là bị bệnh bò điên có thể do truyền máu. Và truyền nhiễm prions gây bệnh CJD cũng có thể do ngả giải phẫu.
Khởi thủy nghiên cứu về bệnh bò điên, Giám Đốc viện Whitehead và Gs Eric Kandel tại Đại Học Y Khoa Columbia diễn tả một loại bạch đản tên là CPEB (cytoplasmic polyadenylation element-binding protein) xuất hiện nơi tiếp nối giây thần kinh. Loại bạch đản này tương tự như prions tìm thấy trong môi trường cấy nấm mốc, có vẻ như đây là một thứ bạch đản có tác động mạnh thường thấy trong nhiều bệnh có prions kể cả bệnh bò điên.
Năm 2000, chính Eric Kandel là người được đồng giải Nobel đã cho biết ông ta đã tổng hợp được một loại bạch đản nơi tế bào sợi nhánh thần kinh có tác dụng móc nối thần kinh.
Năm 1997, Stanley Prusiner, cũng là người đoạt giải Nobel vì đã khám phá prions.
Trước hết, CPEB tìm thấy trong nhiều động vật có xương sống hay không có xương sống liên hệ bành chướng tế bào gốc.
Sau đó, Gs Joel Richter tại Đại Học Y Khoa Massachusetts là người đầu tiên khám phá tác dụng của CPEB.
Năm 1998, CPEB tìm thấy trong não trẻ em mới sinh. Năm 1998, Richner đã thấy CPEB trong phần cuối thần kinh tiếp nối trong não bộ động vật có vú.
Học trò của khoa học gia Kandel tên là Kausik Si tìm thấy chất N-terminus có nhiều glutamine và asparagine giống như loại prions trong nấm mốc.
Nghiên cứu tiếp nối còn cho thấy CPBE có đặc tính tồn trữ trí nhớ.
CPEB chuyển động giữa những dòng tế bào và là thứ bạch đản tác động, có thể dính vào diễn biến gây nên chất polyadenylate mRNA.
Hay nói cách khác, chỉ cần một năng lượng nhỏ từ CPBE là đủ năng lực tồn trữ trí nhớ lâu dài.
Sơ khởi những kết quả khảo cứu kể trên rất hay vì từ chuyện bò điên chuyển sang lãnh vực trí nhớ, khoa học đã khám phá được một chất bạch đản có đặc tính tương tự như prions, đóng vai trò quan trọng điều hòa phần mềm não bộ.
Ngoài ra, prions còn có thể thay đổi di thể (gene) trong cùng một tế bào, rất quan trọng trong vấn đề di truyền nữa.
Gần đây, Ts Adrio Aguzzi tại Đại Học Zurich, Thụy Sĩ có thể cấu tạo một loại prions mới trong chuột. Ông đã dùng prions này truyền vào não cừu để phát sinh một loại bệnh tên là scrapie, tương tự như loại bò điên do prions gây ra. Kết quả nghiên cứu xâu xa hơn cho thấy prions lưu động trong máu giống như một hình thức nhiễm trùng.
Sau hết, trong một khảo cứu khác, các khoa học gia ở Luân Đôn đã tìm được kháng thể trong việc điều trị bệnh bò điên CJD.
Nhiều thuốc chống prions hiện đang được cấp tốc điều chế dựa theo những nghiên cứu sản xuất kháng thể kể trên, rất quan trọng trong việc trị liệu bệnh bò điên CJD.
Tài liệu:
1) K Si et al.: Cell, 115: 879, 2003; 2) The Scientist, December 2003; 3) Nature Science-Update, 2003
Ngo Manh Tran, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: Tran.Ngo@verizon.net; Diễn Đàn Y Khoa: http://groups.yahoo.com/group/DienDanYKhoa/
Đây là thứ bạch đản có 2 bộ mặt khác nhau. Một phần, prions đóng vai trò quan trọng trong trí nhớ. Phần khác, thứ bạch đản prions đặc biệt này có thể tự phân tách sinh sản thành hai bạch đản và trở nên nguy hiểm sau khi tích tụ trong não bộ bò điên, còn gọi là bệnh Creutzfeldt-Jacob (CJD).
Bệnh bò điên CJD do prions truyền vào con người do nhiều ngả. Ngả thứ nhất và cũng thông thường là do ăn thịt bò. Trong một tường trình mới nhất gần đây cho biết một bệnh nhân bên Anh bị tử vong sau khi truyền máu từ một người mắc bệnh bò điên. Tức là bị bệnh bò điên có thể do truyền máu. Và truyền nhiễm prions gây bệnh CJD cũng có thể do ngả giải phẫu.
Khởi thủy nghiên cứu về bệnh bò điên, Giám Đốc viện Whitehead và Gs Eric Kandel tại Đại Học Y Khoa Columbia diễn tả một loại bạch đản tên là CPEB (cytoplasmic polyadenylation element-binding protein) xuất hiện nơi tiếp nối giây thần kinh. Loại bạch đản này tương tự như prions tìm thấy trong môi trường cấy nấm mốc, có vẻ như đây là một thứ bạch đản có tác động mạnh thường thấy trong nhiều bệnh có prions kể cả bệnh bò điên.
Năm 2000, chính Eric Kandel là người được đồng giải Nobel đã cho biết ông ta đã tổng hợp được một loại bạch đản nơi tế bào sợi nhánh thần kinh có tác dụng móc nối thần kinh.
Năm 1997, Stanley Prusiner, cũng là người đoạt giải Nobel vì đã khám phá prions.
Trước hết, CPEB tìm thấy trong nhiều động vật có xương sống hay không có xương sống liên hệ bành chướng tế bào gốc.
Sau đó, Gs Joel Richter tại Đại Học Y Khoa Massachusetts là người đầu tiên khám phá tác dụng của CPEB.
Năm 1998, CPEB tìm thấy trong não trẻ em mới sinh. Năm 1998, Richner đã thấy CPEB trong phần cuối thần kinh tiếp nối trong não bộ động vật có vú.
Học trò của khoa học gia Kandel tên là Kausik Si tìm thấy chất N-terminus có nhiều glutamine và asparagine giống như loại prions trong nấm mốc.
Nghiên cứu tiếp nối còn cho thấy CPBE có đặc tính tồn trữ trí nhớ.
CPEB chuyển động giữa những dòng tế bào và là thứ bạch đản tác động, có thể dính vào diễn biến gây nên chất polyadenylate mRNA.
Hay nói cách khác, chỉ cần một năng lượng nhỏ từ CPBE là đủ năng lực tồn trữ trí nhớ lâu dài.
Sơ khởi những kết quả khảo cứu kể trên rất hay vì từ chuyện bò điên chuyển sang lãnh vực trí nhớ, khoa học đã khám phá được một chất bạch đản có đặc tính tương tự như prions, đóng vai trò quan trọng điều hòa phần mềm não bộ.
Ngoài ra, prions còn có thể thay đổi di thể (gene) trong cùng một tế bào, rất quan trọng trong vấn đề di truyền nữa.
Gần đây, Ts Adrio Aguzzi tại Đại Học Zurich, Thụy Sĩ có thể cấu tạo một loại prions mới trong chuột. Ông đã dùng prions này truyền vào não cừu để phát sinh một loại bệnh tên là scrapie, tương tự như loại bò điên do prions gây ra. Kết quả nghiên cứu xâu xa hơn cho thấy prions lưu động trong máu giống như một hình thức nhiễm trùng.
Sau hết, trong một khảo cứu khác, các khoa học gia ở Luân Đôn đã tìm được kháng thể trong việc điều trị bệnh bò điên CJD.
Nhiều thuốc chống prions hiện đang được cấp tốc điều chế dựa theo những nghiên cứu sản xuất kháng thể kể trên, rất quan trọng trong việc trị liệu bệnh bò điên CJD.
Tài liệu:
1) K Si et al.: Cell, 115: 879, 2003; 2) The Scientist, December 2003; 3) Nature Science-Update, 2003
Ngo Manh Tran, M.D., Ph.D., F.A.A.F.P.; Điện Thoại: (714) 547-3915; E-mail: Tran.Ngo@verizon.net; Diễn Đàn Y Khoa: http://groups.yahoo.com/group/DienDanYKhoa/
Gửi ý kiến của bạn