Từ lúc có sự sống trên trái đất, mỗi loài đều sống theo lối sống, sinh hoạt và sinh tồn riêng của mình. Thực vật có đời sống riêng của thực vật, cỏ cây lớn lên, sinh hoa kết trái và tàn lụi theo chu kỳ sống của nó. Động vật cũng thế, loài vật sống ngoài thiên nhiên hay nuôi trong chuồng đều sống theo bản năng, đói thì đòi ăn, khát thì đòi uống, cứ thế mà sống cho đến ngày chết. Còn con người dĩ nhiên cũng có đời sống riêng của con người. Một đời sống đúng nghĩa của một con người không phải chỉ có chuyện cơm ăn, áo mặc mà còn phải có những vấn đề tinh thần khác ảnh hưởng đến vì con người là một loài có suy nghĩ, có ý chí, có lòng thương, ghét , hận thù, khác hẳn với thực vật hay động vật là những loài chỉ sống bằng bản năng và hoàn toàn không có ý thức lựa chọn phương cách để sống và tồn tại. Tuy nhiên có những người trong cuộc đời này, vì tai nạn bệnh tật mà phải sống đời thực vật cỏ cây, hoàn toàn do người khác nuôi dưỡng và coi như không ý thức được thế giới chung quanh, lòng thương yêu, thù ghét cũng không còn hiện diện vì họ không còn cảm nhận gì nữa. Lại có những người sống đời thú vật vì bị chính quyền tước hết quyền làm người, tước hết nhu cầu sinh sống cá nhân, nên họ sống kiếp sống của loài cầm thú, không còn một chút nhân phẩm của một con người.
Đáng buồn là chuyện người sống kiếp động vật hoang dã này đã và đang xảy ra ở Việt Nam, một xứ sở luôn tự hào với bốn ngàn năm văn hiến nhưng giờ đây đang bị chế độ Cộng sản biến thành một chuồng nuôi thú để nhốt những con người thú trong những trại cải tạo thiếu ánh sáng văn minh của loài người hay biến những người dân thành những con người sống khổ sở, tồi tàn như những con thú trên chính quê hương mến yêu của mình. Hy vọng khoa học về y khoa sẽ tiến bộ để giúp những người bệnh sống đời thực vật sớm trở lại đời sống bình thường và hy vọng những lực lượng đấu tranh sẽ đoàn kết vùng lên để quật đổ bạo quyền cộng sản, nhằm giải thoát cho những con thú người Việt Nam được trở lại làm người, được no cơm ấm áo và sống với một phẩm giá của một con người.
Dòng giống Rồng Tiên ngày nay mà có một số người tù tội và nghèo khổ sống đời động vật thì đó cũng là điều đau lòng chung cho những người dân Việt trong cũng như ngoài nước. Và điều này cũng nói lên tội ác man rợ của bạo quyền Cộng sản vẫn đang tiếp tục thống trị, bán tháo bán đổ giang sơn gấm vóc của tổ quốc Việt Nam cho Trung Cộng và biến một số người Việt Nam tù tội và nghèo khổ thành những con thú đau thương và khốn nạn.
Cách đây vài năm, nhà văn Văn Quang ở Sài Gòn có viết một bài viết gửi ra hải ngoại viết về nhà văn Nguyễn thị Thụy Vũ, trong đó Văn Quang có nói đến chuyện nhà văn Thụy Vũ có một đứa con gái đang sống một cuộc sống thực vật, nghĩa là ngoài vấn đề ăn uống và bài tiết, người con gái này hầu như không cảm nhận và ý thức được những gì xảy ra chung quanh cô ta. Chỗ giường cô ta nằm, bà mẹ Thụy Vũ có khoét một lỗ để cho cô ta tiểu tiện, đại tiện. Lỗ khoét này tiện dụng cho sự tiểu tiện, đại tiện của cô ta và cũng thuận tiện cho bà mẹ chùi rửa. Cô bé sống cuộc đời thực vật cũng đã gần 30 năm. Và phải nói với lòng thương con bao la và sự chịu khó vô biên, người mẹ vẫn tiếp tục nuôi người con gái này sống. Cô ta giống như một đống thịt nằm biết ăn biết thở, ngoài ra không còn biết gì về đời sống chung quanh. Nhà văn Văn Quang có đề địa chỉ nhà văn Thụy Vũ ở cuối bài viết và kêu gọi những người từ tâm trên thế giới góp tiền giúp đỡ người mẹ bất hạnh có đứa con gái sống đời thực vật này. Người đọc hầu như ai cũng xúc động trước hoàn cảnh đau lòng của người mẹ Thụy Vũ nên đã gửi một số tiền lớn để giúp bà nuôi đứa con gái bất hạnh. Hy vọng với sự phụ cấp tiền bạc của người Việt bốn phương, bà mẹ Thụy Vũ sẽ có thêm phương tiện để nuôi người con gái bệnh hoạn khắc nghiệt này. Bệnh hoạn đã biến cô gái tội nghiệp này sống đời sống thực vật, cô không hay biết gì về thế giới chung quanh cô nhưng người mẹ đã phải gánh chịu sự nhọc nhằn để giữ sự sống cho cô mỗi ngày. Chỉ có lòng mẹ thương con bao la và sự nhẫn nại vô biên đã giúp người mẹ làm được công việc vô cùng khó nhọc ấy.Nói thẳng ra, con người không còn là con người khi phải sống cuộc sống thực vật như trường hợp cô con gái đáng thương của nhà văn Nguyễn thị Thụy Vũ. Đời sống của người ấy giống như cỏ cây, sống không cảm giác, tình cảm trong một thế giới vô cảm, vô hồn.
Mới đây cũng có một người đàn bà ở Florida cũng sống một cuộc sống thực vật giống như người con gái của nhà văn Thụy Vũ trong suốt 13 năm nay. Bà này tên Terri Schiavo, bà bị một bệnh não, óc mất dưỡng khí trong vòng chừng 5 phút và sau đó bà coi như là người mất hồn, không còn nhận biết thế giới chung quanh là gì nữa. Bà được đút thức ăn vào bụng bằng máy và cứ thế mà sống qua ngày. Ôâng chồng đi lấy vợ mới rồi nhưng cứ nài nỉ xin tòa rút máy để cho người vợ ông được chết thanh thản. Tòa quyết định cho rút máy ngày15 tháng 10 năm 2003 và dự tính là bà Terri Schiavo sẽ chết trong vòng 2 tuần lễ sau khi bị rút máy. Nhưng cha mẹ bà Schiavo không chịu và viết đơn xin Thống đốc Florida là Jeff Bush can thiệp. Máy đút đồ ăn được nối lại và coi như bà Terri Schiavo được tiếp tục duy trì sự sống, dù là một cái sống vô hồn vô cảm. Gia đình bà Terri Schiavos lên án ông chồng muốn bà chết đi cho ông được rảnh nợ mà đi lo vui thú hôn nhân với người vợ mới. Ông chồng vẫn tiếp tục kháng án lên tòa trên để chấm dứt sinh mạng của người vợ sống đời thực vật trong khi cha mẹ anh em bà vợ tiếp tục tranh đấu cho sự sống còn của bà. Và vấn đề giải quyết cho bà Schiavo được sống hay chết vẫn còn dùng dằng vì tòa án và chính quyền Mỹ chưa tìm ra được lối giải quyết hợp tình, hợp lý cho số phận bà Schiavo.
Đời sống thực vật con người nói chung là thê thảm và đau thương nhưng đời sống động vật của con người cũng thê lương không kém. Khác với đời sống thực vật của con người là do bệnh hoạn gây ra, còn đời sống động vật của con người là do hoàn cảnh chính trị đưa đẩy và bức bách tạo nên. Ở Việt Nam, đã và đang có những người tù cũng như người dân phải sống cảnh động vật vì bạo quyền Cộng sản Việt Nam đã đẩy họ đến cảnh phải sống cảnh cầm thú, súc vật như vậy.
Mới đây, trong chương trình "Việt Nam ngày nay" phát ngày 2 tháng 1 năm 2004, đài BBC có phỏng vấn một người đàn bà tên Vương Trai ở Huế. Dù bà Trai trước đây đã từng nằm trong cơ cấu của chính quyền địa phương, bà cũng đã thẳng thắn lên tiếng cho biết rằng một số dân thành phố Huế hiện nay đang sống một cuộc sống động vật. Với một giọng nói hiền hòa, trong trẻo, dễ thương, bà Vương Trai đã bộc bạch hết niềm u uẩn của một con dân thành phố Huế như sau:
"Cuộc sống của người dân ở đây từ trước giải phóng 1975 có lẽ nó còn tốt hơn bây giờ. Đường xá bây giờ thì tốt hơn hồi trước nhưng mà cuộc sống của dân ở đây khổ. Họ khổ lắm, người dân rất là khổ. Họ đang còn lặn sâu ở dưới đáy chỗ hồ để bắt cua, hái rau. Người ta đi đạp xích lô vất vả lắm.
Ở chung quanh đây, nhất là về vấn đề môi trường. Dạ, ở đây trước 1975, thì hồ đó là một hồ sen rất là đẹp. Mọi người hình như chỉ hái sen thôi. Nhưng mà cũng ít người hái lắm. Người dân bây giờ họ sống đời sống dơ dáy và cực lắm.
Nghe nói có rất nhiều chương trình giúp đỡ cho người dân về vấn đề vệ sinh công cộng. Nhưng mà nói chung ở đây người dân sống nhà cửa chen chúc, trẻ em nhớp, dơ lắm. Cái khu vực đông đúc người mà hình như không có quan chức địa phương nào đặt con mắt tới. Họ lánh xa cái chỗ này đi. Họ lánh, họ không tới, kể cả y tế phường cũng vậy.
Ở nơi đây xóm nhà ổ chuột ở chung với mấy căn biệt thự. Nói chung biệt thự thì toàn là của mấy người đi cách mạng, họ ngoài kia vào. Họ sống cuộc sống của họ riêng, có vườn, có nhà rộng. Còn dân chúng thì đa phần ở đây tới 80% họ sống khổ. Chuyện nhà nước cho rằng bây giờ đời sống kinh tế đang ngày càng cải thiện, người dân có thu nhập cao hơn, có công ăn việc làm là chuyện tưởng tượng. Tại vì họ đứng trên một chỗ tòa nhà lớn họ nói, họ nghe báo cáo giả ở phía dưới lên. Chứ đích thân họ , ngay cả những người sinh viên đấu tranh hồi trước, tức là những người trong tổ chức sinh viên của tổng hội, là những người hồi xưa có lý tưởng tốt lắm và được dân chúng ủng hộ nhiều lắm. Thế nhưng bây giờ hầu như dân không thích tới gần. Họ không thích, không nghe , không đọc báo. Họ không thích cái gì hết.
Ở đây dân họ thích có việc làm. Thanh niên họ thích có những nhà máy nhận họ vô làm. Chứ những cái nhà máy không phải để dành cho những người có tiền. Thanh niên đây đông, họ đi lang thang, rồi trộm cắp. Đặc biệt là họ lừ đừ giống như không có sống. Còn người nghèo đi xe thồ, xích lô hoặc họ lặn hay đi làm thuê vậy.
Tội lắm, em vừa mới đi ra khỏi đường là trông thấy một đám trẻ em nhỏ đi lượm rác. Em hỏi mấy em kiếm lượm mấy cái này thì mấy em bán được bao nhiêu" Nó nói khoảng 1000, 2000 đồng Việt Nam.
Và đây là một trong những khu vực cực kỳ kinh hoàng nữa. Ngay cả ngay chợ Đông Ba, nơi chỗ họ kêu là chỗ hoành tráng nhất của Festival, thì ngay ở nơi đó, cái bờ thành kinh khủng lắm. Nếu anh đi một vòng ở ngả bờ thành ngay trước mặt chợ Đông Ba- Trần hưng Đạo, anh sẽ thấy họ sống giống như động vật vậy."
Nhận xét của một người dân xứ Huế như chị Vương Trai nói lên tình cảnh sống động vật của một số dân cùng khổ xứ Huế khiến người nghe đài rùng mình, thương cảm. Ngày xưa thời nô lệ Tàu, thời đô hộ Pháp, đời sống dân chỉ đến ở mức độ khổ cực nhưng dưới chế độ Cộng sản, đời sống của một số người dân cùng khổ đã đến mức độ cầm thú, động vật. Có nghĩa người sống không còn ra con người mà đã biến thành loài cầm thú đói ăn, khát uống, không còn chút nhân phẩm con người trong lúc bọn cán bộ phè phỡn sống trong những căn nhà rộng rãi, giàu sang, phung phí tiền bạc mà chúng cướp từ của người dân lành. Ngày chúng đi làm cách mạng, chúng hứa hẹn sẽ tiêu diệt bất công khi chúng nắm được chính quyền. Nay nắm được chính quyền rồi, chúng còn tạo ra ngàn lần bất công hơn thời trước, dân chúng khổ cực ngày xưa giờ đã sống cuộc sống của loài cầm thú, súc vật. Dòng giống Tiên Rồng Việt Nam giờ đây đã có những con dân sống loi nhoi như một bầy súc vật lang thang không ai chăm sóc. Tội ác đưa con dân sống loài cầm thú ở Huế của Cộng sản Việt Nam cũng nặng nề đáng nguyền rủa như tội ác diệt chủng dân Kampuchia của bọn Khmer đỏ Pol Pot. Các lực lượng đấu tranh trong và ngoài nước cần phải nỗ lực kết hợp vùng lên càng sớm càng tốt để quật đổ bọn quỉ đỏ trước khi chúng đưa toàn dân tộc Việt Nam sống kiếp ngựa trâu tồi bại.
Cách đây hơn 30 năm, nhà thơ Nguyễn chí Thiện cũng đã nhắc lại quan điểm của Cộng sản, vốn thường tâm đắc với lý thuyết tiến hóa của Darwin, cho rằng con người hôm nay là do con vượn qua hàng triệu năm tiến hóa mà thành. Nhìn những con người trong trại cải tạo dã man của Cộng sản, nhà thơ Nguyễn chí Thiện đưa ra nhận xét lý thú là cần mất vài triệu năm để con vượn biến thành con người, nhưng chỉ cần mất vài năm trong trại cải tạo là con người đã biến thành con vượn vì lối sống tàn bạo, dã man, rừng rú có một không hai ở trại cải tạo Cộng sản. Đúng là con người Cộng sản đã thật sự " cướp quyền tạo hóa " khi sớm đưa người đi cải tạo trở về kiếp sống ăn lông, ở lỗ của thời hồng hoang tiền sử. Bài thơ có tên " Từ vượn lên người " được nhà thơ viết năm 1967 như sau:
Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao năm"
Xin mời thế giới tới thăm
Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm !
Tù nhân ở chuồng từng bầy đứng tắm
Rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
Khoai sắn tranh giành, cùm, bắn, chém băm
Đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gậm !
Loài vượn này không nhanh mà rất chậm
Khác vượn thời tiền sử xa xăm
Chúng đói chúng gầy như những cái tăm
Và làm ra của cải quanh năm
Xin mời thế giới tới thăm !
(1967)
Hình ảnh người tù đã biến thành vượn của Nguyễn chí Thiện ba mươi năm trước và hình ảnh đám dân cùng khổ ở thành phố Huế được người con gái xứ Huế Vương Trai mô tả sống như loài động vật sao mà giống nhau đến thế! Người ở tù cũng sống đời súc vật mà dân nghèo khổ cùng cực bên ngoài cũng sống kiếp sống không khác gì hơn. Biến dân thành súc vật như thế là "thành tích" của bọn chính quyền tự xưng là "cách mạng" cứu nước cứu dân! Cho đến ngày hôm nay vẫn còn những tên vô liêm sỉ chống chế bênh vực cho chế độ khốn kiếp này như Trần bạch Đằng trong quốc nội và một số người ở hải ngoại. Ai cũng biết là Đảng Cộng sản Việt Nam đã bán nước, dâng biển cho Trung Cộng trong những năm mới đây. Trong nước cựu bí thư thành ủy Trần bạch Đằng viết bài cho rằng Aûi Nam Quan là của Trung Cộng trước đây cho nên chuyện Việt Cộng dâng Aûi Nam Quan cho Trung Cộng là chuyện "Châu về hợp phố", là chuyện tự nhiên chứ không phải bán nước gì cả. Nhà đấu tranh Phạm quế Dương đã viết một bài để tranh luận với Trần bạch Đằng về vấn đề Aûi Nam Quan, tiếc rằng bài viết đã bị tịch thu trong chuyến Phạm quế Dương vào thăm Trần Khuê ở Sài Gòn cách đây không lâu nên người đọc trong nước và hải ngoại chưa có dịp đọc bài viết này. Phạm quế Dương nắm tình hình biên giới rất rõ vì ngày còn làm việc trong quân đội, ông đã có dịp lên quan sát tận mắt Aûi Nam Quan và biết rõ chuyện bán nước tày trời của tập đoàn Bắc bộ phủ Hà Nội. Ông Dương hiện đã bị giam cầm trên một năm chờ ngày xét xử vì " tội gián điệp", một tội mà bạo quyền đã gán cho nhà yêu nước Nguyễn vũ Bình khi ông Bình phanh phui chuyện bán nước của chúng và chúng vừa xử phạt ông Bình 7 năm tù trong một phiên tòa mới đây ở Hà Nội....
Một chính quyền bán nước một cách công khai như thế mà còn có kẻ bao che chống chế thì thật là bọn này đi đến tận cùng của sự dối trá và vô lương tâm. Ngày xưa trong kháng chiến chống Pháp, Cộng sản Việt Nam " độc quyền yêu nước", ai không chống Pháp theo đường lối Việt Minh là việt gian, phản quốc. Đến ngày hôm nay Đảng Cộng sản Việt Nam "độc quyền bán nước" . Ai phê phán chuyện bán nước, bán đất cho Trung Cộng đều bị gán vào tội " gián điệp". Trơ tráo và điêu ngoa đến thế là cùng.
Sau " Sự biến Lương Sơn" của Phật giáo Việt Nam thống nhất thì bạo quyền tiếp tục dùng nanh vuốt để bao vây và trừng trị những người yêu tự do công lý. Sự đấu tranh chống bạo quyền nói chung thiếu hiệu quả vì thiếu sự đồng bộ giữa những lực lượng đấu tranh trong và ngoài nước. Các lực lượng đấu tranh trong và ngoài nước cần phối hợp nhịp nhàng, trong đánh thì ngoài phải la để tạo nên sức mạnh nhằm quật đổ một bạo quyền đang biến con Hồng, cháu Lạc thành một bầy gia súc tàn mạt.
Nền văn hóa Mác xít là một nền văn hóa man rợ, đã biến con người thành con thú với những bằng chứng hiển nhiên như đã nêu trên. Cần phải thay thế ngay nền văn hóa man rợ không gốc rễ này bằng một nền văn hóa nhân bản, khai phóng nhằm giải phóng cho con dân Việt khỏi kiếp sống cầm thú động vật để tiến lên làm người trở lại.
Khoa học về y khoa sẽ ngày càng tiến bộ để giúp những bệnh nhân sống đời thực vật sớm trở lại đời sống bình thường của một con người là sống có cảm giác và ý thức về thế giới chung quanh. Còn chuyện giải phóng con người Việt Nam khỏi kiếp sống động vật ngựa trâu là việc làm chính trị của những lực lượng đấu tranh cho tự do và dân chủ. Cần phải nỗ lực hy sinh nhiều hơn nữa để cứu con người Việt nam hai chân thành con thú bốn chân.
Xin kết thúc bài viết này bằng một bài thơ tựa đề " Đất nước" của Phùng Cung và mong sao người Việt trong và ngoài nước vẫn còn nghĩ đến đất nước hình chữ S thương đau, bất hạnh này để góp lửa đấu tranh:
Đất nước ơi
Tôi mến người
Như khi nhìn em bé ngủ
Tôi thương người
Như thương mẹ ốm
Vì đâu
Người khoác manh áo đỏ
Thừa sai - cũn cỡn
Tủi nhục tháng ngày
Long đong chiều sớm
Ôâi ! có bao giờ
Người đau đớn như thế này không.
Lawndale, một chiều đầu xuân u ám, lành lạnh
đầu tháng 1 năm 2004
TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
Đáng buồn là chuyện người sống kiếp động vật hoang dã này đã và đang xảy ra ở Việt Nam, một xứ sở luôn tự hào với bốn ngàn năm văn hiến nhưng giờ đây đang bị chế độ Cộng sản biến thành một chuồng nuôi thú để nhốt những con người thú trong những trại cải tạo thiếu ánh sáng văn minh của loài người hay biến những người dân thành những con người sống khổ sở, tồi tàn như những con thú trên chính quê hương mến yêu của mình. Hy vọng khoa học về y khoa sẽ tiến bộ để giúp những người bệnh sống đời thực vật sớm trở lại đời sống bình thường và hy vọng những lực lượng đấu tranh sẽ đoàn kết vùng lên để quật đổ bạo quyền cộng sản, nhằm giải thoát cho những con thú người Việt Nam được trở lại làm người, được no cơm ấm áo và sống với một phẩm giá của một con người.
Dòng giống Rồng Tiên ngày nay mà có một số người tù tội và nghèo khổ sống đời động vật thì đó cũng là điều đau lòng chung cho những người dân Việt trong cũng như ngoài nước. Và điều này cũng nói lên tội ác man rợ của bạo quyền Cộng sản vẫn đang tiếp tục thống trị, bán tháo bán đổ giang sơn gấm vóc của tổ quốc Việt Nam cho Trung Cộng và biến một số người Việt Nam tù tội và nghèo khổ thành những con thú đau thương và khốn nạn.
Cách đây vài năm, nhà văn Văn Quang ở Sài Gòn có viết một bài viết gửi ra hải ngoại viết về nhà văn Nguyễn thị Thụy Vũ, trong đó Văn Quang có nói đến chuyện nhà văn Thụy Vũ có một đứa con gái đang sống một cuộc sống thực vật, nghĩa là ngoài vấn đề ăn uống và bài tiết, người con gái này hầu như không cảm nhận và ý thức được những gì xảy ra chung quanh cô ta. Chỗ giường cô ta nằm, bà mẹ Thụy Vũ có khoét một lỗ để cho cô ta tiểu tiện, đại tiện. Lỗ khoét này tiện dụng cho sự tiểu tiện, đại tiện của cô ta và cũng thuận tiện cho bà mẹ chùi rửa. Cô bé sống cuộc đời thực vật cũng đã gần 30 năm. Và phải nói với lòng thương con bao la và sự chịu khó vô biên, người mẹ vẫn tiếp tục nuôi người con gái này sống. Cô ta giống như một đống thịt nằm biết ăn biết thở, ngoài ra không còn biết gì về đời sống chung quanh. Nhà văn Văn Quang có đề địa chỉ nhà văn Thụy Vũ ở cuối bài viết và kêu gọi những người từ tâm trên thế giới góp tiền giúp đỡ người mẹ bất hạnh có đứa con gái sống đời thực vật này. Người đọc hầu như ai cũng xúc động trước hoàn cảnh đau lòng của người mẹ Thụy Vũ nên đã gửi một số tiền lớn để giúp bà nuôi đứa con gái bất hạnh. Hy vọng với sự phụ cấp tiền bạc của người Việt bốn phương, bà mẹ Thụy Vũ sẽ có thêm phương tiện để nuôi người con gái bệnh hoạn khắc nghiệt này. Bệnh hoạn đã biến cô gái tội nghiệp này sống đời sống thực vật, cô không hay biết gì về thế giới chung quanh cô nhưng người mẹ đã phải gánh chịu sự nhọc nhằn để giữ sự sống cho cô mỗi ngày. Chỉ có lòng mẹ thương con bao la và sự nhẫn nại vô biên đã giúp người mẹ làm được công việc vô cùng khó nhọc ấy.Nói thẳng ra, con người không còn là con người khi phải sống cuộc sống thực vật như trường hợp cô con gái đáng thương của nhà văn Nguyễn thị Thụy Vũ. Đời sống của người ấy giống như cỏ cây, sống không cảm giác, tình cảm trong một thế giới vô cảm, vô hồn.
Mới đây cũng có một người đàn bà ở Florida cũng sống một cuộc sống thực vật giống như người con gái của nhà văn Thụy Vũ trong suốt 13 năm nay. Bà này tên Terri Schiavo, bà bị một bệnh não, óc mất dưỡng khí trong vòng chừng 5 phút và sau đó bà coi như là người mất hồn, không còn nhận biết thế giới chung quanh là gì nữa. Bà được đút thức ăn vào bụng bằng máy và cứ thế mà sống qua ngày. Ôâng chồng đi lấy vợ mới rồi nhưng cứ nài nỉ xin tòa rút máy để cho người vợ ông được chết thanh thản. Tòa quyết định cho rút máy ngày15 tháng 10 năm 2003 và dự tính là bà Terri Schiavo sẽ chết trong vòng 2 tuần lễ sau khi bị rút máy. Nhưng cha mẹ bà Schiavo không chịu và viết đơn xin Thống đốc Florida là Jeff Bush can thiệp. Máy đút đồ ăn được nối lại và coi như bà Terri Schiavo được tiếp tục duy trì sự sống, dù là một cái sống vô hồn vô cảm. Gia đình bà Terri Schiavos lên án ông chồng muốn bà chết đi cho ông được rảnh nợ mà đi lo vui thú hôn nhân với người vợ mới. Ông chồng vẫn tiếp tục kháng án lên tòa trên để chấm dứt sinh mạng của người vợ sống đời thực vật trong khi cha mẹ anh em bà vợ tiếp tục tranh đấu cho sự sống còn của bà. Và vấn đề giải quyết cho bà Schiavo được sống hay chết vẫn còn dùng dằng vì tòa án và chính quyền Mỹ chưa tìm ra được lối giải quyết hợp tình, hợp lý cho số phận bà Schiavo.
Đời sống thực vật con người nói chung là thê thảm và đau thương nhưng đời sống động vật của con người cũng thê lương không kém. Khác với đời sống thực vật của con người là do bệnh hoạn gây ra, còn đời sống động vật của con người là do hoàn cảnh chính trị đưa đẩy và bức bách tạo nên. Ở Việt Nam, đã và đang có những người tù cũng như người dân phải sống cảnh động vật vì bạo quyền Cộng sản Việt Nam đã đẩy họ đến cảnh phải sống cảnh cầm thú, súc vật như vậy.
Mới đây, trong chương trình "Việt Nam ngày nay" phát ngày 2 tháng 1 năm 2004, đài BBC có phỏng vấn một người đàn bà tên Vương Trai ở Huế. Dù bà Trai trước đây đã từng nằm trong cơ cấu của chính quyền địa phương, bà cũng đã thẳng thắn lên tiếng cho biết rằng một số dân thành phố Huế hiện nay đang sống một cuộc sống động vật. Với một giọng nói hiền hòa, trong trẻo, dễ thương, bà Vương Trai đã bộc bạch hết niềm u uẩn của một con dân thành phố Huế như sau:
"Cuộc sống của người dân ở đây từ trước giải phóng 1975 có lẽ nó còn tốt hơn bây giờ. Đường xá bây giờ thì tốt hơn hồi trước nhưng mà cuộc sống của dân ở đây khổ. Họ khổ lắm, người dân rất là khổ. Họ đang còn lặn sâu ở dưới đáy chỗ hồ để bắt cua, hái rau. Người ta đi đạp xích lô vất vả lắm.
Ở chung quanh đây, nhất là về vấn đề môi trường. Dạ, ở đây trước 1975, thì hồ đó là một hồ sen rất là đẹp. Mọi người hình như chỉ hái sen thôi. Nhưng mà cũng ít người hái lắm. Người dân bây giờ họ sống đời sống dơ dáy và cực lắm.
Nghe nói có rất nhiều chương trình giúp đỡ cho người dân về vấn đề vệ sinh công cộng. Nhưng mà nói chung ở đây người dân sống nhà cửa chen chúc, trẻ em nhớp, dơ lắm. Cái khu vực đông đúc người mà hình như không có quan chức địa phương nào đặt con mắt tới. Họ lánh xa cái chỗ này đi. Họ lánh, họ không tới, kể cả y tế phường cũng vậy.
Ở nơi đây xóm nhà ổ chuột ở chung với mấy căn biệt thự. Nói chung biệt thự thì toàn là của mấy người đi cách mạng, họ ngoài kia vào. Họ sống cuộc sống của họ riêng, có vườn, có nhà rộng. Còn dân chúng thì đa phần ở đây tới 80% họ sống khổ. Chuyện nhà nước cho rằng bây giờ đời sống kinh tế đang ngày càng cải thiện, người dân có thu nhập cao hơn, có công ăn việc làm là chuyện tưởng tượng. Tại vì họ đứng trên một chỗ tòa nhà lớn họ nói, họ nghe báo cáo giả ở phía dưới lên. Chứ đích thân họ , ngay cả những người sinh viên đấu tranh hồi trước, tức là những người trong tổ chức sinh viên của tổng hội, là những người hồi xưa có lý tưởng tốt lắm và được dân chúng ủng hộ nhiều lắm. Thế nhưng bây giờ hầu như dân không thích tới gần. Họ không thích, không nghe , không đọc báo. Họ không thích cái gì hết.
Ở đây dân họ thích có việc làm. Thanh niên họ thích có những nhà máy nhận họ vô làm. Chứ những cái nhà máy không phải để dành cho những người có tiền. Thanh niên đây đông, họ đi lang thang, rồi trộm cắp. Đặc biệt là họ lừ đừ giống như không có sống. Còn người nghèo đi xe thồ, xích lô hoặc họ lặn hay đi làm thuê vậy.
Tội lắm, em vừa mới đi ra khỏi đường là trông thấy một đám trẻ em nhỏ đi lượm rác. Em hỏi mấy em kiếm lượm mấy cái này thì mấy em bán được bao nhiêu" Nó nói khoảng 1000, 2000 đồng Việt Nam.
Và đây là một trong những khu vực cực kỳ kinh hoàng nữa. Ngay cả ngay chợ Đông Ba, nơi chỗ họ kêu là chỗ hoành tráng nhất của Festival, thì ngay ở nơi đó, cái bờ thành kinh khủng lắm. Nếu anh đi một vòng ở ngả bờ thành ngay trước mặt chợ Đông Ba- Trần hưng Đạo, anh sẽ thấy họ sống giống như động vật vậy."
Nhận xét của một người dân xứ Huế như chị Vương Trai nói lên tình cảnh sống động vật của một số dân cùng khổ xứ Huế khiến người nghe đài rùng mình, thương cảm. Ngày xưa thời nô lệ Tàu, thời đô hộ Pháp, đời sống dân chỉ đến ở mức độ khổ cực nhưng dưới chế độ Cộng sản, đời sống của một số người dân cùng khổ đã đến mức độ cầm thú, động vật. Có nghĩa người sống không còn ra con người mà đã biến thành loài cầm thú đói ăn, khát uống, không còn chút nhân phẩm con người trong lúc bọn cán bộ phè phỡn sống trong những căn nhà rộng rãi, giàu sang, phung phí tiền bạc mà chúng cướp từ của người dân lành. Ngày chúng đi làm cách mạng, chúng hứa hẹn sẽ tiêu diệt bất công khi chúng nắm được chính quyền. Nay nắm được chính quyền rồi, chúng còn tạo ra ngàn lần bất công hơn thời trước, dân chúng khổ cực ngày xưa giờ đã sống cuộc sống của loài cầm thú, súc vật. Dòng giống Tiên Rồng Việt Nam giờ đây đã có những con dân sống loi nhoi như một bầy súc vật lang thang không ai chăm sóc. Tội ác đưa con dân sống loài cầm thú ở Huế của Cộng sản Việt Nam cũng nặng nề đáng nguyền rủa như tội ác diệt chủng dân Kampuchia của bọn Khmer đỏ Pol Pot. Các lực lượng đấu tranh trong và ngoài nước cần phải nỗ lực kết hợp vùng lên càng sớm càng tốt để quật đổ bọn quỉ đỏ trước khi chúng đưa toàn dân tộc Việt Nam sống kiếp ngựa trâu tồi bại.
Cách đây hơn 30 năm, nhà thơ Nguyễn chí Thiện cũng đã nhắc lại quan điểm của Cộng sản, vốn thường tâm đắc với lý thuyết tiến hóa của Darwin, cho rằng con người hôm nay là do con vượn qua hàng triệu năm tiến hóa mà thành. Nhìn những con người trong trại cải tạo dã man của Cộng sản, nhà thơ Nguyễn chí Thiện đưa ra nhận xét lý thú là cần mất vài triệu năm để con vượn biến thành con người, nhưng chỉ cần mất vài năm trong trại cải tạo là con người đã biến thành con vượn vì lối sống tàn bạo, dã man, rừng rú có một không hai ở trại cải tạo Cộng sản. Đúng là con người Cộng sản đã thật sự " cướp quyền tạo hóa " khi sớm đưa người đi cải tạo trở về kiếp sống ăn lông, ở lỗ của thời hồng hoang tiền sử. Bài thơ có tên " Từ vượn lên người " được nhà thơ viết năm 1967 như sau:
Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao năm"
Xin mời thế giới tới thăm
Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm !
Tù nhân ở chuồng từng bầy đứng tắm
Rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
Khoai sắn tranh giành, cùm, bắn, chém băm
Đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gậm !
Loài vượn này không nhanh mà rất chậm
Khác vượn thời tiền sử xa xăm
Chúng đói chúng gầy như những cái tăm
Và làm ra của cải quanh năm
Xin mời thế giới tới thăm !
(1967)
Hình ảnh người tù đã biến thành vượn của Nguyễn chí Thiện ba mươi năm trước và hình ảnh đám dân cùng khổ ở thành phố Huế được người con gái xứ Huế Vương Trai mô tả sống như loài động vật sao mà giống nhau đến thế! Người ở tù cũng sống đời súc vật mà dân nghèo khổ cùng cực bên ngoài cũng sống kiếp sống không khác gì hơn. Biến dân thành súc vật như thế là "thành tích" của bọn chính quyền tự xưng là "cách mạng" cứu nước cứu dân! Cho đến ngày hôm nay vẫn còn những tên vô liêm sỉ chống chế bênh vực cho chế độ khốn kiếp này như Trần bạch Đằng trong quốc nội và một số người ở hải ngoại. Ai cũng biết là Đảng Cộng sản Việt Nam đã bán nước, dâng biển cho Trung Cộng trong những năm mới đây. Trong nước cựu bí thư thành ủy Trần bạch Đằng viết bài cho rằng Aûi Nam Quan là của Trung Cộng trước đây cho nên chuyện Việt Cộng dâng Aûi Nam Quan cho Trung Cộng là chuyện "Châu về hợp phố", là chuyện tự nhiên chứ không phải bán nước gì cả. Nhà đấu tranh Phạm quế Dương đã viết một bài để tranh luận với Trần bạch Đằng về vấn đề Aûi Nam Quan, tiếc rằng bài viết đã bị tịch thu trong chuyến Phạm quế Dương vào thăm Trần Khuê ở Sài Gòn cách đây không lâu nên người đọc trong nước và hải ngoại chưa có dịp đọc bài viết này. Phạm quế Dương nắm tình hình biên giới rất rõ vì ngày còn làm việc trong quân đội, ông đã có dịp lên quan sát tận mắt Aûi Nam Quan và biết rõ chuyện bán nước tày trời của tập đoàn Bắc bộ phủ Hà Nội. Ông Dương hiện đã bị giam cầm trên một năm chờ ngày xét xử vì " tội gián điệp", một tội mà bạo quyền đã gán cho nhà yêu nước Nguyễn vũ Bình khi ông Bình phanh phui chuyện bán nước của chúng và chúng vừa xử phạt ông Bình 7 năm tù trong một phiên tòa mới đây ở Hà Nội....
Một chính quyền bán nước một cách công khai như thế mà còn có kẻ bao che chống chế thì thật là bọn này đi đến tận cùng của sự dối trá và vô lương tâm. Ngày xưa trong kháng chiến chống Pháp, Cộng sản Việt Nam " độc quyền yêu nước", ai không chống Pháp theo đường lối Việt Minh là việt gian, phản quốc. Đến ngày hôm nay Đảng Cộng sản Việt Nam "độc quyền bán nước" . Ai phê phán chuyện bán nước, bán đất cho Trung Cộng đều bị gán vào tội " gián điệp". Trơ tráo và điêu ngoa đến thế là cùng.
Sau " Sự biến Lương Sơn" của Phật giáo Việt Nam thống nhất thì bạo quyền tiếp tục dùng nanh vuốt để bao vây và trừng trị những người yêu tự do công lý. Sự đấu tranh chống bạo quyền nói chung thiếu hiệu quả vì thiếu sự đồng bộ giữa những lực lượng đấu tranh trong và ngoài nước. Các lực lượng đấu tranh trong và ngoài nước cần phối hợp nhịp nhàng, trong đánh thì ngoài phải la để tạo nên sức mạnh nhằm quật đổ một bạo quyền đang biến con Hồng, cháu Lạc thành một bầy gia súc tàn mạt.
Nền văn hóa Mác xít là một nền văn hóa man rợ, đã biến con người thành con thú với những bằng chứng hiển nhiên như đã nêu trên. Cần phải thay thế ngay nền văn hóa man rợ không gốc rễ này bằng một nền văn hóa nhân bản, khai phóng nhằm giải phóng cho con dân Việt khỏi kiếp sống cầm thú động vật để tiến lên làm người trở lại.
Khoa học về y khoa sẽ ngày càng tiến bộ để giúp những bệnh nhân sống đời thực vật sớm trở lại đời sống bình thường của một con người là sống có cảm giác và ý thức về thế giới chung quanh. Còn chuyện giải phóng con người Việt Nam khỏi kiếp sống động vật ngựa trâu là việc làm chính trị của những lực lượng đấu tranh cho tự do và dân chủ. Cần phải nỗ lực hy sinh nhiều hơn nữa để cứu con người Việt nam hai chân thành con thú bốn chân.
Xin kết thúc bài viết này bằng một bài thơ tựa đề " Đất nước" của Phùng Cung và mong sao người Việt trong và ngoài nước vẫn còn nghĩ đến đất nước hình chữ S thương đau, bất hạnh này để góp lửa đấu tranh:
Đất nước ơi
Tôi mến người
Như khi nhìn em bé ngủ
Tôi thương người
Như thương mẹ ốm
Vì đâu
Người khoác manh áo đỏ
Thừa sai - cũn cỡn
Tủi nhục tháng ngày
Long đong chiều sớm
Ôâi ! có bao giờ
Người đau đớn như thế này không.
Lawndale, một chiều đầu xuân u ám, lành lạnh
đầu tháng 1 năm 2004
TRẦN VIẾT ĐẠI HƯNG
Gửi ý kiến của bạn