Nhờ Quý Thầy GHPGVNTN Hy Sinh, Giáo Hội Nhà Nước Nhẹ Thở Hơn
WESTMINSTER (VB) - Quý thầy trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở quê nhà - dưới sự lãnh đạo của Đức Tăng Thống Hòa Thượng Huyền Quang, Hòa Thượng Quảng Độ, Thượng Tọa Tuệ Sỹ... - hoàn toàn không nghĩ gì tới danh xưng giáo hội nào, mà chỉ nhìn chung tới tiền đồ của Phật Giáo Việt Nam, và chính các hoạt động hy sinh chịu đương đầu với cường quyền đã buộc chế độ CSVN phải nới lỏng dễ thở cho quý thầy Giáo Hội nhà nước trong công cuộc hoằng pháp để tuyên truyền. Đó là lời của Thượng Tọa Thích Quảng Ba, Phó Hội Chủ Ngoại Vụ Giáo Hội PGVNTN Tại Uùc-Tân Tây Lan khi viếng thăm Quận Cam hôm thứ hai 5-1-2004 và trả lời phỏng vấn của truyền thông.
Bài viết dưới đây kết hợp các thông tin khi Thượng Tọa Quảng Ba trả lời nhà báo Phan Tấn Hải của nhật báo Việt Báo trong cuộc phỏng vấn tại Westminster, và sau đó khi trả lời ký giả An Nguyễn Kiều Mỹ Duyên trên chương trình Tiếng Nói Hy Vọng của đaì truyền hình SBTN tại Garden Grove, Quaận Cam.
Thượng Tọa nói rằng việc các ngài họp Đại Hội Bất Thường ở Tu Viện Nguyên Thiều, Bình Định, để thành lập các cơ chế và bổ sung nhân sự cho Giáo Hội PGVNTN hoàn toàn là do ý quý thầy trong nước quyết định, và khá bất ngờ với nhiều người hải ngoại vì trước đó vài tuần mọi ngươì đều thấy tấm ảnh Hòa Thượng Huyền Quang gặp gỡ Thủ Tướng Phan Văn Khải, điều như dường khởi sự một thời kỳ nhà nước hòa dịu với các tôn giáo.
Thượng Tọa Quảng Ba nói rằng trước khi HT Huyền Quang đi Hà Nội, Thượng Tọa đã có cơ duyên nói chuyện qua điện thoại với nhiều thầy trong nước và lo ngại, vì tin rằng việc Oâng Khải gặp HT Huyền Quang chỉ là để làm dịu áp lực nhân quyền của quốc tế, nhất là trước tình hình Quốc Hội Mỹ có thể cứu xét thông qua nghị quyết nhân quyền VN.
HT Huyền Quang trước khi gặp Oâng Khải đã tâm sự với quý thầy rằng, Hòa Thượng muốn nói thẳng với một người trong cơ chế có thẩm quyền cao nhất nhà nước rằng quý thầy không hề có ý định chính trị nào, và rằng Phật Giaó chỉ muốn hoạt động ở ngoài cơ chế Mặt Trận Tổ Quốc, vì không thể tự làm mất bản sắc Tăng Bảo để tự biến thành cánh tay nối dài cho đảng thông qua cơ chế đó mà kiểm soát nhân dân.
Thượng Tọa Quảng Ba nói rằng quý thầy trong GHPGVNTN ở quê nhà không hề nghĩ đến chuyện ngắn hạn, mà chỉ nhằm nêu lên lý tưởng hoằng pháp lợi sanh và bồi đắp cho Phật giáo lâu dài, chứ không hề nghĩ tới âm mưu lời lỗ nào. Cũng chính nhờ quý thầy GHPGVNTN liều thân vận động như thế, mà GHPGVN (giaó hội nhà nước) mới thoát khỏi cảnh chìm trong bóng tối như Giáo Hội Phật Giáo ở Miền Bắc thời trước 1975. "Chính quý thầy Huyền Quang và Quảng Độ là các vị Bồ Tát đã làm cho GHPGVN hưởng lợi, khi GHPGVN được nhà nước nhân nhượng chút ít."
Hòa Thượng Huyền Quang trong tâm không hề phân biệt danh xưng, mà chỉ lo cho thực thể Phật Giáo, bởi vì ngài đã nhiều năm giúp đỡ tài chánh nuôi tăng chúng ở Tu Viện Nguyên Thiều, nơi 90% tăng chúng ra đời sau năm 1975 và trên giấy tờ là thuộc Giáo Hội PGVN, "Hòa Thượng Huyền Quang vẫn hy sinh cho họ, vẫn giúp trùng tu, bất kể giaó hội nào... Ngài đã sống với vô công dụng hạnh: chịu đày đọa để các vị khác được hoạt động. Thời sau năm 1975, các thế hệ tăng ni bị lột áo, đuổi ra đời nhiều vô kể, nên sự hy sinh lúc đó của Hòa Thượng Trí Thủ là cần thiết, nhưng rồi CSVN đã giết ngài năm 1984 khi thấy không nắm giữ được... Và rồi nhờ bản án tử hình năm 1988 của Thượng Tọa Tuệ Sỹ đã gây nên làn sóng phẫn nộ của quốc tế, và điều này làm CSVN chùn tay... Vài tháng sau khi tuyên bản án tử hình, chính các cán bộ tòa án đã tới xin TT Tuệ Sỹ viết thư xin khoan hồng, rồi khi Thượng Tọa tuyên bố không viết thì CSVN mới nhờ Hòa Thượng Minh Châu viết giùm để có cớ giảm án... Ngày hôm nay khi GHPGVN được xây chùa, được đưa tăng ni tu học thì cũng chính là nhờ các vận động hy sinh của GHPGVNTN... Và khi nhà nước càng kềm chế quý thầy GHPGVNTN, thì họ lại càng phải nới mở cho GHPGVN..."
Nhưng nhìn chung tình hình Phật Giáo quê nhà không lạc quan tí nào, vì chính nhà nước cũng không tin quý thầy trong GHPGVN. Cả nước hiện có khoảng 5,000 ngôi chùa, với 35,000 tăng ni, nhưng cả ngàn chùa còn thiếu thầy trụ trì, tình hình đào tạo chậm vì nhà nước chỉ cho 4 năm tuyển sinh Phật Học một lần... Các chùa ở thành phố lớn còn sống nhờ Phật Tử cúng dường, nhưng đa số chùa hoàn toàn không dựa vào thế quyền, không tích lũy làm giàu gì cả, sống nhờ bương chải rẫy nương hay thủ công nghệ... Cả nước trên nguyên tắc hiện có 25 trường Cao Đẳng Phật Học, nhưng 24 trường thì Tăng Ni sinh phải sống ngoại trú, tự lo thân mình và gặp bao nhiêu nghịch duyên, dễ vấp ngã với chuyện đời... chỉ trừ Trường Phật Học Nguyên Thiều thì mới nuôi nổi Tăng Ni Sinh để cho nội trú... Đời sống cực kỳ bức bách.
Về trường hợp Thầy Thích Chân Hỷ tự thiêu, Thượng Tọa Quảng Ba nói rằng quý Thầy Huyền Quang và Quảng Độ không bao giờ khuyến khích, không bao giờ cho phép tự thiêu vì thân mạng là chiếc bè để tu học và độ sanh, nhưng việc hy hiến thân mạng để tìm an vui hạnh phúc lâu dài cho chúng sanh lại là điều hiếm có, cần phải tôn trọng... Khi Thầy Chân Hỷ phát tâm dùng thân làm ngọn đuốc thì đó là hành động hết sức linh thiêng khi đòi tự do cho hơn 80 triệu dân, trong đó có cả triệu cán bộ CS cũng đang mong muốn tự do thật sự...
Thượng Tọa Thích Quảng Ba đang cư trú ở Uùc, đã xây được hai ngôi chùa, Tu Viện Vạn Hạnh ở Canberra từ năm 1984, và Tu Viện Nguyên Thiều ở Sydney từ năm 2001.
Thầy cho biết bên Úùc hiện có khoảng 20 chùa Việt Nam lớn hay nhỏ, với hơn 100 vị Tăng Ni, trong đó Ni chiếm khoảng 1/3.
Thượng Tọa Quảng Ba hiện cũng đang thực hiện các chương trình: Trung Tâm Văn Hóa Từ Thiện Văn Lang, Trường Đạo Đức Văn Lang, Cơ Quan Cứu Tế Phật Giáo Uùc Châu, Chương Trình Phát Thanh Hương Đạo Văn Lang. Các công trình của Thâỳ đang cần sự hỗ trợ tịnh tài.
Có thể gửi thẳng qua nhà băng của Uùc: Account 06-2904-1004-7432, Commonwealth Bank, Dickson ACT Branch, tên VAN HANH (công dân Uùc sẽ được khai thuế).
Có thể liên lạc qua thư: TT Quảng Ba, PO Box 121, Cabramatta, NSW 2166, Australia.
Hay email: quangba@tpg.com.au.