Thượng Nghị Sĩ Robert C. Byrd, 5.3.2003
Trong khi chính phủ Hoa Kỳ đang đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để tranh thủ hậu thuẫn của quốc tế cho việc giải giới Saddam Hussein bằng võ lực, và gặp một số khó khăn trong lãnh vực này, thì ngay tại Hoa Kỳ, tổng thống Bush cũng không phải là không gặp dư luận chống đối. Bài diễn văn sau đây của Thượng nghị sĩ Robert C. Byrd là một thí dụ điển hình, mà chúng tôi xin gửi đến qúy độc giả để rộng đường dư luận. Tuy nhiên, dư luận nói chung thì vẫn ủng hộ chính sách của tổng thống Bush. Trong một số các cuộc thăm dò, tỷ lệ ủng hộ chính sách giải giới Iraq bằng vũ lực vẫn ở trên con số 60%. Riêng cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, cho đến nay dường như là cộng đồng thiểu số đầu tiên bầy tỏ công khai lập trường ủng hộ ông Bush. (VNN)
Thượng nghị sĩ HK Robert C. Byrd đã đọc một bài diễn văn sôi nổi, trong đó ông lên án chính sách ngoại giao của chính quyền Bush là thiếu điềm đạm và xấc láo. Ông cũng phê phán gắt gao sự im hơi lặng tiếng của Thượng viện HK.
Nhà chính trị thuộc đảng Dân Chủ Mỹ, ông Robert C. Byrd, 85 tuổi, là Thượng nghị sĩ Mỹ từ 45 năm qua với tư cách đại diện cho tiểu bang West Virginia. Trong một bài diễn văn quan trọng, nẩy lửa, ông kêu gọi mọi công dân Mỹ cần ý thức về sự thảm khốc của chiến tranh.
"Vậy mà Thượng viện Hoa Kỳ đang bị bao trùm bởi một sự im lặng khó hiểu và đáng ghê sợ. Người ta đã không có bất cứ tranh luận, tranh cãi nào, chẳng có một cố gắng nào để trình bày cái hay cái dở của một cuộc chiến tranh. Không gì cả!"
"Chúng ta tự bao trùm trong một sự im lặng tiêu cực trong Thượng viện, bị tê dại vì sự thiếu quyết tâm của chính mình, hình như bị cứng tay cứng chân trước các sự việc xảy ra ào ào đáng lo ngại.
Chỉ trên những trang bình luận của báo chí chúng ta mới có vài những thảo luận sắc sảo về sự có lý hay vô lý của cuộc chiến này. Cuộc chiến tranh đang đe doạ diễn ra này sẽ là một bước ngoặt lớn trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cũng là một bước ngoặt cho lịch sử cận đại.
Quốc gia này đang thử nghiệm chủ thuyết chiến tranh phòng ngừa, ứng dụng chủ thuyết cách mạng này trong một thời điểm bất lợi. Chủ thuyết này cho rằng HK có thể tấn công hoàn toàn hợp pháp một nước khác, tuy nước khác này không đe doạ HK trực tiếp, mà chỉ có thể đe doạ HK trong tương lai mà thôi. Đây là một thay đổi căn bản của quan niệm tự vệ cổ điển.
Chủ thuyết này vi phạm công pháp quốc tế cũng như chống lại Hiến chương của cộng đồng thế giới. Nó đang được thí nghiệm trong một thời đoạn của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Nó sẽ làm cho nhiều nước trên thế giới tự hỏi chính họ có nằm trên sổ bìa đen của Hoa Kỳ hay không, hoặc là có nằm trên sổ bìa đen của một nước khác.
Nhiều viên chức cao cấp của chính quyền Hoa Kỳ đã không loại bỏ khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử, khi họ thảo luận về một cuộc tấn công Irak. Có điều gì phá hoại ổn định và thiếu khôn ngoan hơn là tình trạng bấp bênh đó, nhất là trong một thế giới mà các quyền lợi kinh tế và an ninh của nhiều nước vô cùng gắn chặt với nhau"
Trong các liên minh cũ và đáng tin cậy của chúng ta, hiện đang có nhiều rạn nứt khổng lồ, và các mục tiêu của nền chính trị HK đang trở thành tiêu đề bàn ra tán vào trên thế giới, đó là điều làm cho uy tín của HK bị nhiều mất mát.
Tinh thần chống Mỹ, bắt nguồn từ lòng ngờ vực, từ các thông tin sai trật và từ các lời tuyên bố hồ đồ đang ngại của các chính khách Hoa Kỳ, đã phá tan liên minh vững chắc mà chúng ta đã có được chống khủng bố sau vụ 11 tháng Chín."
Sau hai năm lên nắm quyền, chính phủ Bush đã không khá gì. Một thặng dư ngân quỹ lên đến 5,6 ngàn tỉ USD cho thập niên tới, đã bị chính quyền này biến thành một thâm thụt khổng lồ. Về đối ngoại chính quyền đã không thể bắt được Osama Bin Laden.
"Chính quyền này đã biến nghệ thuật ngoại giao kiên nhẫn và mềm dẻo thành một chính sách đe doạ và vu khống. Điều này cho thấy sự nghèo nàn về trí tuệ cũng như về khả năng cảm thông của các vị lãnh đạo của chúng ta, điều này còn ảnh hưởng tai hại trong nhiều năm nữa.
Khi các lãnh tụ thế giới bị gọi là thằng lùn, nếu các nước khác bị cho là ma quỷ, xấu xa, nếu các đồng minh quyền thế của Âu châu bị gọi là thứ yếu, thì cung cách thô lỗ này không có lợi gì cho quốc gia lớn của chúng ta cả.
Có thể chúng ta là một cường quốc quân sự trên thế giới, nhưng chúng ta không tài nào thực hiện cuộc chiến tranh chống khủng bố thế giới một cách đơn độc được. Chúng ta cần sự cộng tác của các đồng minh cũ đáng tin cậy cũng như các bạn bè mới, mà chúng ta có được nhờ sự giàu mạnh của mình.
Ngày nay nước Mỹ đã thiếu binh líùnh rồi. Chúng ta cần sự giúp đỡ của những quốc gia gởi quân đội qua giúp, chứ không phải chỉ gởi những lá thư ủng hộ tinh thần.
Cho tới nay, cuộc chiến tranh tại Afghanistan đã làm tốn kém cho Hoa Kỳ 37 tỉ USD. Tuy vậy có nhiều bằng chứng cho thấy khủng bố vẫn sinh sôi này nở trong vùng này. Ngay cả Pakistan cũng đang bị nguy cơ bất ổn định. Chính quyền Mỹ chưa xong cuộc chiến chống khủng bố thứ nhất, mà bây giờ còn ham nhào vô một cuộc xung đột mới, còn nguy hiểm hơn Afghanistan nữa. Bộ chúng ta không học rằng, sau khi thắng một cuộc chiến thì phải bảo vệ hoà bình hay sao"
Chúng ta không biết gì về hậu quả của cuộc chiến Irak cả. Khi mà thông tin không rõ ràng, thì tin đồn đại tha hồ được tung ra. Có phải chúng ta muốn chiếm đoạt các mỏ dầu của Irak không" Sau khi đuổi được Saddam Hussein, chúng ta trao quyền hành tại Irak cho ai" Liệu một cuộc chiến trong thế giới Hồi giáo có làm cháy luôn cả vùng Ả rập với hậu quả là một cuộc chiến tấn công Israel hay không" Liệu Israel có dùng khí giới nguyên tử của họ để đánh trả hay không" Liệu các chính quyền Jordanien và Saudi Ả rập có bị lật đổ hay không bởi những nhóm Hồi giáo cực đoan do Iran ủng hộ, một nước liên hệ với khủng bố nhiều hơn là Irak" Các xáo trộn trên thị trường dầu hoả có đưa đến thoái hoá cho nền kinh tế thế giới không"
Có phải ngôn ngữ hiếu chiến một cách vô ích của chúng ta và sự coi thường đối với quyền lợi của nước khác cũng như đối với quan niệm khác trên thế giới sẽ đẩy vô số các quốc gia khác cố gắng sản xuất bom nguyên tử hay không"
Chỉ trong hai năm, chính quyền xấc xược và ngang tàng này đã tạo ra một nền chính trị có thể tai hại cho Mỹ trong nhiều năm nữa.
Người ta có thể hiểu sự kinh động và tức giận của một Tổng thống sau vụ khủng bố tàn bạo 11 tháng Chín. Người ta cũng hiểu được sự chán nản phải săn đuổi một kẻ thù bí mật núp mặt giấu tên, để tìm cách trả đũa.
Tuy vậy, không thể tha thứ được nếu chúng ta đem lòng tức giận và lòng chán chường của mình biến thành một chính sách đối ngoại cực kì nguy hiểm và tạo ra bất ổn định và đổ vỡ, nhất là khi chính quyền chúng ta nắm trong tay một quyền lực đáng sợ, có trách nhiệm quyết định vận mệnh của siêu cường lớn nhất thế giới hiện nay.
Nói trắng ra, nhiều lời tuyên bố của chính quyền này thật là quá quắt. Cho sự việc này không có chữ nào khác hơn.
Vậy mà Thượng viện vẫn câm nín. Thành thật mà nói, tôi rất nghi ngờ khả năng đánh giá của một vị Tổng thống, từng tuyên bố rằng một cuộc tấn công quân sự đối với một nước không khiêu khích chúng ta, một nước có một nửa dân số là trẻ con "là một cuộc chiến hoàn toàn theo truyền thống đạo đức của nước ta".
Cuộc chiến này trong thời điểm hôm nay là không cần thiết. Áp lực quốc tế đối với Irak cho thấy có hiệu quả tốt đẹp. Đó là sai lầm của chính phủ Hoa Kỳ, đã chọn lập trường quá nhanh cho chiến tranh. Nay nhiệm vụ chúng ta là tìm một phương cách thật khôn khéo để rút cổ ra khỏi thòng lọng mà chúng ta tự treo lên. Có thể rồi chúng ta cũng có cách, nhưng phải để thời gian thong thả hơn."
Trong khi chính phủ Hoa Kỳ đang đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để tranh thủ hậu thuẫn của quốc tế cho việc giải giới Saddam Hussein bằng võ lực, và gặp một số khó khăn trong lãnh vực này, thì ngay tại Hoa Kỳ, tổng thống Bush cũng không phải là không gặp dư luận chống đối. Bài diễn văn sau đây của Thượng nghị sĩ Robert C. Byrd là một thí dụ điển hình, mà chúng tôi xin gửi đến qúy độc giả để rộng đường dư luận. Tuy nhiên, dư luận nói chung thì vẫn ủng hộ chính sách của tổng thống Bush. Trong một số các cuộc thăm dò, tỷ lệ ủng hộ chính sách giải giới Iraq bằng vũ lực vẫn ở trên con số 60%. Riêng cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, cho đến nay dường như là cộng đồng thiểu số đầu tiên bầy tỏ công khai lập trường ủng hộ ông Bush. (VNN)
Thượng nghị sĩ HK Robert C. Byrd đã đọc một bài diễn văn sôi nổi, trong đó ông lên án chính sách ngoại giao của chính quyền Bush là thiếu điềm đạm và xấc láo. Ông cũng phê phán gắt gao sự im hơi lặng tiếng của Thượng viện HK.
Nhà chính trị thuộc đảng Dân Chủ Mỹ, ông Robert C. Byrd, 85 tuổi, là Thượng nghị sĩ Mỹ từ 45 năm qua với tư cách đại diện cho tiểu bang West Virginia. Trong một bài diễn văn quan trọng, nẩy lửa, ông kêu gọi mọi công dân Mỹ cần ý thức về sự thảm khốc của chiến tranh.
"Vậy mà Thượng viện Hoa Kỳ đang bị bao trùm bởi một sự im lặng khó hiểu và đáng ghê sợ. Người ta đã không có bất cứ tranh luận, tranh cãi nào, chẳng có một cố gắng nào để trình bày cái hay cái dở của một cuộc chiến tranh. Không gì cả!"
"Chúng ta tự bao trùm trong một sự im lặng tiêu cực trong Thượng viện, bị tê dại vì sự thiếu quyết tâm của chính mình, hình như bị cứng tay cứng chân trước các sự việc xảy ra ào ào đáng lo ngại.
Chỉ trên những trang bình luận của báo chí chúng ta mới có vài những thảo luận sắc sảo về sự có lý hay vô lý của cuộc chiến này. Cuộc chiến tranh đang đe doạ diễn ra này sẽ là một bước ngoặt lớn trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cũng là một bước ngoặt cho lịch sử cận đại.
Quốc gia này đang thử nghiệm chủ thuyết chiến tranh phòng ngừa, ứng dụng chủ thuyết cách mạng này trong một thời điểm bất lợi. Chủ thuyết này cho rằng HK có thể tấn công hoàn toàn hợp pháp một nước khác, tuy nước khác này không đe doạ HK trực tiếp, mà chỉ có thể đe doạ HK trong tương lai mà thôi. Đây là một thay đổi căn bản của quan niệm tự vệ cổ điển.
Chủ thuyết này vi phạm công pháp quốc tế cũng như chống lại Hiến chương của cộng đồng thế giới. Nó đang được thí nghiệm trong một thời đoạn của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Nó sẽ làm cho nhiều nước trên thế giới tự hỏi chính họ có nằm trên sổ bìa đen của Hoa Kỳ hay không, hoặc là có nằm trên sổ bìa đen của một nước khác.
Nhiều viên chức cao cấp của chính quyền Hoa Kỳ đã không loại bỏ khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử, khi họ thảo luận về một cuộc tấn công Irak. Có điều gì phá hoại ổn định và thiếu khôn ngoan hơn là tình trạng bấp bênh đó, nhất là trong một thế giới mà các quyền lợi kinh tế và an ninh của nhiều nước vô cùng gắn chặt với nhau"
Trong các liên minh cũ và đáng tin cậy của chúng ta, hiện đang có nhiều rạn nứt khổng lồ, và các mục tiêu của nền chính trị HK đang trở thành tiêu đề bàn ra tán vào trên thế giới, đó là điều làm cho uy tín của HK bị nhiều mất mát.
Tinh thần chống Mỹ, bắt nguồn từ lòng ngờ vực, từ các thông tin sai trật và từ các lời tuyên bố hồ đồ đang ngại của các chính khách Hoa Kỳ, đã phá tan liên minh vững chắc mà chúng ta đã có được chống khủng bố sau vụ 11 tháng Chín."
Sau hai năm lên nắm quyền, chính phủ Bush đã không khá gì. Một thặng dư ngân quỹ lên đến 5,6 ngàn tỉ USD cho thập niên tới, đã bị chính quyền này biến thành một thâm thụt khổng lồ. Về đối ngoại chính quyền đã không thể bắt được Osama Bin Laden.
"Chính quyền này đã biến nghệ thuật ngoại giao kiên nhẫn và mềm dẻo thành một chính sách đe doạ và vu khống. Điều này cho thấy sự nghèo nàn về trí tuệ cũng như về khả năng cảm thông của các vị lãnh đạo của chúng ta, điều này còn ảnh hưởng tai hại trong nhiều năm nữa.
Khi các lãnh tụ thế giới bị gọi là thằng lùn, nếu các nước khác bị cho là ma quỷ, xấu xa, nếu các đồng minh quyền thế của Âu châu bị gọi là thứ yếu, thì cung cách thô lỗ này không có lợi gì cho quốc gia lớn của chúng ta cả.
Có thể chúng ta là một cường quốc quân sự trên thế giới, nhưng chúng ta không tài nào thực hiện cuộc chiến tranh chống khủng bố thế giới một cách đơn độc được. Chúng ta cần sự cộng tác của các đồng minh cũ đáng tin cậy cũng như các bạn bè mới, mà chúng ta có được nhờ sự giàu mạnh của mình.
Ngày nay nước Mỹ đã thiếu binh líùnh rồi. Chúng ta cần sự giúp đỡ của những quốc gia gởi quân đội qua giúp, chứ không phải chỉ gởi những lá thư ủng hộ tinh thần.
Cho tới nay, cuộc chiến tranh tại Afghanistan đã làm tốn kém cho Hoa Kỳ 37 tỉ USD. Tuy vậy có nhiều bằng chứng cho thấy khủng bố vẫn sinh sôi này nở trong vùng này. Ngay cả Pakistan cũng đang bị nguy cơ bất ổn định. Chính quyền Mỹ chưa xong cuộc chiến chống khủng bố thứ nhất, mà bây giờ còn ham nhào vô một cuộc xung đột mới, còn nguy hiểm hơn Afghanistan nữa. Bộ chúng ta không học rằng, sau khi thắng một cuộc chiến thì phải bảo vệ hoà bình hay sao"
Chúng ta không biết gì về hậu quả của cuộc chiến Irak cả. Khi mà thông tin không rõ ràng, thì tin đồn đại tha hồ được tung ra. Có phải chúng ta muốn chiếm đoạt các mỏ dầu của Irak không" Sau khi đuổi được Saddam Hussein, chúng ta trao quyền hành tại Irak cho ai" Liệu một cuộc chiến trong thế giới Hồi giáo có làm cháy luôn cả vùng Ả rập với hậu quả là một cuộc chiến tấn công Israel hay không" Liệu Israel có dùng khí giới nguyên tử của họ để đánh trả hay không" Liệu các chính quyền Jordanien và Saudi Ả rập có bị lật đổ hay không bởi những nhóm Hồi giáo cực đoan do Iran ủng hộ, một nước liên hệ với khủng bố nhiều hơn là Irak" Các xáo trộn trên thị trường dầu hoả có đưa đến thoái hoá cho nền kinh tế thế giới không"
Có phải ngôn ngữ hiếu chiến một cách vô ích của chúng ta và sự coi thường đối với quyền lợi của nước khác cũng như đối với quan niệm khác trên thế giới sẽ đẩy vô số các quốc gia khác cố gắng sản xuất bom nguyên tử hay không"
Chỉ trong hai năm, chính quyền xấc xược và ngang tàng này đã tạo ra một nền chính trị có thể tai hại cho Mỹ trong nhiều năm nữa.
Người ta có thể hiểu sự kinh động và tức giận của một Tổng thống sau vụ khủng bố tàn bạo 11 tháng Chín. Người ta cũng hiểu được sự chán nản phải săn đuổi một kẻ thù bí mật núp mặt giấu tên, để tìm cách trả đũa.
Tuy vậy, không thể tha thứ được nếu chúng ta đem lòng tức giận và lòng chán chường của mình biến thành một chính sách đối ngoại cực kì nguy hiểm và tạo ra bất ổn định và đổ vỡ, nhất là khi chính quyền chúng ta nắm trong tay một quyền lực đáng sợ, có trách nhiệm quyết định vận mệnh của siêu cường lớn nhất thế giới hiện nay.
Nói trắng ra, nhiều lời tuyên bố của chính quyền này thật là quá quắt. Cho sự việc này không có chữ nào khác hơn.
Vậy mà Thượng viện vẫn câm nín. Thành thật mà nói, tôi rất nghi ngờ khả năng đánh giá của một vị Tổng thống, từng tuyên bố rằng một cuộc tấn công quân sự đối với một nước không khiêu khích chúng ta, một nước có một nửa dân số là trẻ con "là một cuộc chiến hoàn toàn theo truyền thống đạo đức của nước ta".
Cuộc chiến này trong thời điểm hôm nay là không cần thiết. Áp lực quốc tế đối với Irak cho thấy có hiệu quả tốt đẹp. Đó là sai lầm của chính phủ Hoa Kỳ, đã chọn lập trường quá nhanh cho chiến tranh. Nay nhiệm vụ chúng ta là tìm một phương cách thật khôn khéo để rút cổ ra khỏi thòng lọng mà chúng ta tự treo lên. Có thể rồi chúng ta cũng có cách, nhưng phải để thời gian thong thả hơn."
Gửi ý kiến của bạn