Cảnh tượng toàn cầu hoá đang chuyển dần sang đen tối vì kinh tế toàn cầu hồi phục bất trắc và mong manh . Kinh tế suy thoái đã cho ngay ra cái chủ trương bảo hộ công nghiệp.
Hơn nữa việc kinh tế xoay vòng đang có khó khăn nhiều hơn vì các cường quốc lớn đang chia rẽ nhau trong vấn đề Iraq. Vấn đề Iraq là sự kết hợp những tranh chấp thương mại giữa Tây Âu với Hoa kỳ, nó có thể đem lại nguy cơ của một cuộc chiến mậu dịch.
Đa số các doanh gia tại Âu châu và Hoa kỳ đã phải quan tâm tới những căng thẳng nằm trong khối Liên Minh Đại Tây Dương (NATO).
Kinh tế công nghiệp bị đình trệ, người ta không có thể giải thích vì chiến tranh sắp xẩy ra tại Iraq hay vì biến cố của 11/9 như phần đông các nhà kinh tế đang ghi nhận. Vấn đề kinh tế đình trệ là một khủng hoảng tuân theo chu kỳ hạn dài của riêng nó, nếu như người ta quan sát nó bằng thống kê.
Tại Hoa kỳ, người ta thấy kinh tế đình trệ có sâu đậm hơn: Sự đình trệ nguyên do là việc vượt giới hạn riêng của Hoa kỳ trong những năm phồng lên như những chiếc bong bóng, các công ty tập đoàn cho thống soái giới tiêu thụ để cho mua chịu hàng hóa sản xuất dư thừa, tỷ xuất tiết kiệm của giới tiêu thụ lại chẳng thấm tháp vào đâu đối với cả loạt chương mục ngân hàng của các công ty tập đoàn đã bị thâm thủng.
Sự thống soái của các công ty đã dựa trên tâm lý của giới tiêu thụ. Tâm lý này là giới tiêu thụ khi đi mua sắm thường có ao ước nhiều hơn những gì mà họ đã định truớc khi đi, nếu thuận tiện về tiền bạc hoặc mua trước trả sau và hợp với sở thích họ sẽ cho thỏa mãn những ao ước này ngay.
Thực tại chính trị này là quyền hạn đơn cực của Hoa kỳ đang đụng với cái chủ trương đa cực của Tây Âu do Pháp và Đức dẫn đầu. Pháp và Đức, cả hai quốc gia Tây Âu đang tạo ra một nét toàn cầu hóa riêng biệt lấy Tây Âu làm trụ và gạt ảnh hưởng đồng Mỹ kim sang bên lề.
Sư chia rẽ giữa các cường quốc lớn đã phát sinh ra những quốc gia không liên kết, tạo ra một sinh thái dễ thở hơn. Sự chia rẽ này cũng củng cố cho chủ trương một thế giới đa cực và kích động sự hợp tác giữa các quốc gia Nam Bán Cầu với nhau.
Nhận thấy tình thế chính trị của thế giới thay đổi, chủ tịch Fidel Castro của Cuba đã làm chuyến công du mậu dịch tới các quốc gia tại Á châu mới đây.
Sau 11 ngày công du như muốn hội nhập vào kinh tế thế giới, chiếc máy bay của Castro với phái đoàn đại diện 157 người đã ghé vội phi cảng Delta của Vancouver tại Canada. Lợi dụng dịp ghé vội này để cho máy bay lấy xăng, Castro đã nhắn nhủ với giới truyền thông là Canada phải coi chừng những con cá hồi (salmon) và săn sóc các thành phố (Cities) của mình.
Cá hồi là loài cá sống nơi nước mặn, nhưng khi đẻ thì chúng lần mò về những vùng nước ngọt.
Bản tường trình của Ngân hàng Thế giới về Triển vọng Kinh tế Toàn cầu năm 2003 cho thấy, việc hồi phục kinh tế toàn cầu mong manh, vì số tiền chi vào đầu tư không đủ để làm cho nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng
Đã từ nhiều năm rồi, cả hai mức về đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và về trợ giúp chính thức có tính cách song phương để kích thích việc toàn cầu hóa, hai mức này đã đi xuống.
Để đối đầu với nền kinh tế đang bị khủng hoảng , các quốc gia sớm phát triển đã khước từ để cho các quốc gia đang phát triển bước vào trong các thị trường của những quốc gia sớm phát triển này.
Nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 2000 là 1,5 ngàn tỷ (trillion) Mỹ kim, nguồn đầu tư này đã sụt hẳn xuống 725 tỷ Mỹ kim theo như phỏng tính trong năm 2001. Hầu hết nguồn đầu tư trực tiếp loại này đều được dành riêng cho các quốc gia ổn định vốn giầu tài nguyên và nhân lực, chẳng hạn như Trung quốc.
Theo các con số của Ngân hàng Thế giới đưa ra, nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển năm 2000 và 2001 vào khoảng 167 tỷ Mỹ kim, trái lại nguồn đầu tư của nội địa, tính tất cả nhân lực và vật lực của những quốc gia đang phát triển trị giá gần cả một ngàn tỷ Mỹ kim.
Sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển phỏng tính cho năm 2002 là 145 triệu Mỹ kim, chủ yếu của sự đầu tư này chỉ cho tung vào các quốc gia do chính nước ngoài đã lựa chọn. Các chương mục chuyển ngân về mậu dịch tại các ngân hàng hiện nay có thể cho người ta nhìn thấy rõ sự lựa chọn này.
Tổng giám đốc James D. Wolfensohn của Ngân hàng Thế giới gần đây đã khuyến cáo các quốc gia giầu phải cho tăng viện trợ phát triển theo lời của ông. Ông tổng giám đốc này cho biết "nguồn vốn tư nhân tại các quốc gia đang phát triển hiện sụt xuống nhìn thấy rõ, nó đi ngược lại với khuynh hường cách đây chục năm". Để đối phó với những ngân quỹ thâm thủng đang gia tăng trong các nền kinh tế dẫn đầu trên thế giới, bất cứ mức trợ giúp gia tăng nào cũng có sự dựt dây.
Một bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết, những căng thẳng về tài chánh hiện nay ảnh hưởng mạnh tới những khu vực mở ra cho công ty để cản trở việc đầu tư.
Giá của các cổ phần công ty rớt xuống làm cho công ty mắc nợ, việc làm công ty có lời là chuyện bất trắc, khiến cho ngân hàng thương mại phải thận trọng việc cho vay vốn tại các quốc gia có sự thu nhập cao. Hiện nay các quốc gia có thu nhập cao đang rút đi việc tài trợ về các đầu tư.
Việc kinh doanh không chắc chắn hiện nay đều nhắm vào sự tăng trưởng tương lai có thể đối với các nhu cầu hiện có, trong khi đó việc xuất vốn lại bị hạn chế .
Nguồn vốn đã giảm đi hẳn đối với những thị trường mới nhô lên, nguồn vốn này hoạt động giống như là loại ống giảm chấn đầu tư cho cái thế giới đang phát triển (có nghĩa là chấn động thị trường mạnh, vốn đầu tư được giam lại và sau đó cho bung ra từ từ.)
Các nước đang phát triển thấy cần phải mở tung các thị trường ra để đón nhận vốn đầu tư từ ngoài vào, các nước này coi như là để thay thế cho những trợ giúp chính thức song phương.
Vì thế năm 2000, tiền viện trợ để cho phát triển đã tính ra vào khoảng 54 tỷ Mỹ kim hay bằng một phần ba số tiền đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đổ vào các nước đang phát triển.
Viện dẫn theo Ngân hàng Thế giới, mặc dầu có sự tiến triển về hiệu quả của viện trợ ø như làm tăng trưởng sự thu nhập của người dân tại các nước giầu về tài nguyên và nhân lực, nguồn viện trợ này đã sụt hẳn vào năm 1990 theo đúng như hạn kỳ thực . Năm 2001 mức viện trợ xuống thấp dưới mức viện trợ của năm 1990 là 20% trong các hạn kỳ được điều chỉnh theo sự lạm phát.
Các mức viện trợ này đã được diễn đạt bằng sự phân ra số viện trợ không hồi lại, viện trợ không hồi lại đã làm tổng sản lượng quốc gia (GNP) sụt hẳn đi, từ 0,33 phần trăm năm 1990 xuống 0,22 phần trăm năm 2000.
Chính thực ra việc viện trợ không hồi lại của các quốc gia thường là những sản phẩm có tính cách tạo ra một thị trường tương lai tại quốc gia nhận viện trợ, một khi dân chúng của quốc gia nhận viện trợ đã ghiền loại sản phẩm của chính quốc gia cho viện trợ. Cái xu thế viện trợ này thấy đã hình thành tại Việt Nam.
Trong khi đó vốn đầu tư đã tạo ra được sức sản xuất cho cái thế giới đang phát triển, sự tăng truởng của thế giới này đã bị chậm hẳn lại vì các quốc gia sớm phát triển đã khước từ quốc gia nằm trong cái thế giới đang phát triển để tiến vào thị trường của những quốc gia sớm phát triển bằng đủ mọi hàng rào cản theo các chí tiêu do chính quốc gia sớm phát triển đã kinh qua .
Phong trào NAM (Non Aligned Movement) là phong trào không liên kết, phong trào này cho ra liền hội nghị thượng đỉnh cho các quốc gia không liên kết. Hội nghị thượng đỉnh này được mở ra tại thủ đô Kuala Lumpur của Mã Lai trong tuần qua, hội nghị thúc đẩy các quốc gia sớm phát triển phải cam kết về các thị trường được miễn thuế nhập khẩu cho một số quốc gia đang phát triển và bác bỏ những việc mậu dịch gắn liền với các chí tiêu về lao động, về môi sinh, về xã hội và về nhân quyền như là "những tiền đề để cản việc tiếp cận thị trường, hoặc ngăn cản vấn đề tiếp nhận viện trợ hay kỹ thuật để phát triển".