Hôm nay,  

Nhận Định Cuối Tuần, Đầu Tháng, Đầu Mùa

03/04/200400:00:00(Xem: 4635)
Trong mấy tháng tới đây, những gì có thể trở thành trọng điểm của thời sự" Không ai có thể biết trước được quá khứ, nhưng chẳng vì vậy mà không cần dự đoán...
Đặc tính của thế giới ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học, ảnh hưởng của kỹ thuật tín học và những biến động về khủng bố toàn cầu, tình hình thế giới có những biến chuyển rất mạnh và rất nhanh. Xưa kia, đơn vị thời gian của những kế hoạch hay chánh sách có thể là từng năm, rồi từng tam cá nguyệt (từng quý, từng mùa), rồi từng tháng. Ngày nay, nhiều quyết định vừa được ban hành, hậu quả đã lập tức chi phối nhận thức của dân chúng trên địa cầu và tác động ngược vào chánh sách, có khi chỉ nội trong một ngày 24 tiếng. Nếu không theo dõi kỹ, nhiều khi ta không rõ cái gì là nguyên nhân, cái gì là hậu quả và vì vậy rút tỉa kết luận sai lầm.
Vì lý do đó, nếu chúng ta có làm một nỗ lực dự đoán cho từng mùa thì cũng không phải là điều thừa.
Theo tinh thần đó, chúng ta có thể cố tìm hiểu xem trong ba tháng tới đây, trong đệ nhị tam cá nguyệt (quý hai) của năm 2004, những gì có thể là trọng điểm của thời sự quốc tế"
Tranh cử tại Mỹ
Từ Hoa Kỳ nhìn ra, cuộc tranh cử tại Mỹ bắt đầu đi vào cao điểm, với chính quyền Bush sẽ vất vả tranh đấu để ông George W. Bush được tái đắc cử vào tháng 11. Đảng Dân chủ kịch liệt chuẩn bị cho cao điểm là Đại hội đảng vào tháng Bảy và ứng cử viên có triển vọng được đảng đề cử là Nghị sĩ John F. Kerry sẽ cố gắng chuyển dịch lập trường từ phía tả vào xu hướng trung dung ở giữa để lấy được phiếu của thành phần độc lập và cả những cử tri ôn hòa bên đảng Cộng hòa.
Khuynh hướng chung của cả hai đảng là muốn được chọn lựa, ứng cử viên nào cũng phải vận động được sự ủng hộ của thiểu số tích cực nhất.
Bên đảng Cộng hòa, họ phải khởi sự từ cánh hữu, tranh thủ được hậu thuẫn của thành phần bảo thủ về tôn giáo và luân lý (chống phá thai, tôn sùng Thượng đế, kỷ cương gia đình, chống đồng tính), bảo thủ về kinh tế (tự do mậu dịch, kỷ luật ngân sách, giảm thuế và giảm công chi, giản lược hành chánh và thu hẹp quyền can thiệp của nhà nước). Sau khi vượt qua hàng rào này rồi thì mới chuyển dịch lập trường vào phía giữa, để có một chương trình hành động trung dung hơn, thuộc xu hướng trung hữu.
Năm 1988, khi còn là Phó Tổng thống, George H. Bush (thân phụ của đương kim Tổng thống) đã phải qua chặng đường khổ ải đó, cho đến năm 1992 mới thoát, khi ra tái tranh cử. Nhưng ông chủ quan tin tưởng vào thành tích Iraq năm 1991 và “phản bội” cánh hữu với quyết định tăng thuế sau khi đã hứa không tăng, nên đã thất cử trước sự khôn khéo bất ngờ của Bill Clinton. Lần này, ông Bush có thể cũng học được bài học của thân phụ nên trong ba tháng tới, dư luận sẽ thấy ông quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề xã hội để biểu dương lập truờng bảo thủ của mình.
Bên đảng Dân chủ, các chuẩn ứng viên phải khởi sự từ cánh tả, tranh thủ được hậu thuẫn của thành phần phóng túng về tôn giáo và luân lý, giới nghệ sĩ, trí thức thiên tả (ủng hộ phá thai, hôn nhân đồng tính, đề cao quyền hạn của người vô thần, giảm thiểu ảnh hưởng của Thượng đế và tôn giáo trong sinh hoạt xã hội, phản chiến) và thiên tả về kinh tế (bảo hộ mậu dịch, gia tăng sự can thiệp của chính quyền, bảo vệ nghiệp đoàn và thành phần cử tri chủ lực của mình: công chức, phụ nữ, giới cử tri da màu). Sau khi vượt qua hàng rào này - là trường hợp của John Kerry trong chín tháng qua - ứng cử viên có hy vọng nhất sẽ phải tỉnh táo chuẩn bị một chương trình hành động có khả năng thuyết phục nhiều người hơn, nghĩa là nhích ra khỏi những lập trường cực đoan quá khích cũ, là điều ông Kerry sẽ làm trong ba tháng tới. Kế hoạch kinh tế ông công bố ba tuần trước (với sự cố vấn của các kinh tế gia trong chính quyền Clinton trước) đã không có đủ sức thuyết phục, đa số kinh tế gia đánh giá là vô hiệu, đa số dư luận cũng không có ấn tượng gì thuận lợi.
John Kerry thực sự là người của phe cực tả trong 19 năm làm Nghị sĩ, và ít có ảnh hưởng với dư luận cho đến khi Howard Dean bị tuột xích. Ông trở thành người có hy vọng nhất, nên mới được đảng Dân chủ xúm vào ủng hộ. Vấn đề của Kerry là ông không có gì đặc sắc và trong vòng sơ bộ, lại chưa xác định được lập trường cho rõ ràng vì những chủ trương mâu thuẫn, nay chống mai thuận. Đặc tính của John Kerry nay đang được đảng Cộng hòa xác định hộ, bằng một quỹ tranh cử rất lớn, qua các chiến dịch quảng cáo tai hại cho Kerry.
Về phần ông Bush, đa số dư luận và toàn đảng Dân chủ chờ đợi ông sẽ hụt chân trên mặt trận kinh tế và vấn đề thất nghiệp. Trong các tháng tới, tình hình kinh tế sáng sủa dần nên ông sẽ hóa giải được các đợt tấn công của đối phương. Vấn đề của ông thuộc lãnh vực đối ngoại, trước nay cứ tưởng là ưu thế của Bush, là người có ban tham mưu đối ngoại được coi là xuất sắc nhất từ nhiều thập niên. Trên cột báo này, người viết đã dự đoán từ tháng Bảy năm ngoái là nếu Bush thất cử thì vì lý do đối ngoại hơn vì tình hình kinh tế.
Vấn đề đó dẫn chúng ta qua trọng điểm thứ nhì của thời sự quý hai....
Mặt trận khủng bố
Thực tế của tình hình khiến Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của George W. Bush, đang khai chiến với toàn khối Hồi giáo cực đoan. Với hoạt động của các lực lượng và các nhóm khủng bố, quan trọng nhất là al-Qaeda, trận chiến chống khủng bố của Bush mặc nhiên trải rộng từ eo biển Gibraltar giữa Tây Ban Nha với Maroc qua đến Nam Dương và bao trùm lên vùng Cận Đông, Trung Á, Nam Á và Đông Á. Trên một địa bàn rộng lớn như vậy, thời sự quý hai sẽ phải chú ý đến tình hình an ninh và cả xung đột trong các quốc gia như Maroc, Tunisie, Israel, Syria, Iraq, Iran, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á có dân số Hồi giáo, như Thái Lan, Mã Lai Á, Phi Luật Tân và Nam Dương.
Tại Afghanistan, mùa Xuân trở lại báo hiệu một chiến dịch quân sự lớn để tiêu diệt tàn dư của al-Qaeda và chế độ Taliban. Chiến dịch thực ra đã khai diễn mà chưa có kết quả vì Mỹ chưa đủ quân số có thể tảo thanh vùng biên giới Afghanistan với Pakistan, chưa đủ thông tin tình báo để triệt hạ đầu não của al-Qaeda, chưa có sự hợp tác khắng khít và chân thành của Pakistan, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Pervez Musharraf. Ngoài yếu tố al-Qaeda, thời sự quý hai sẽ nhắc đến nhiều đợt giao tranh tại phía Nam và Đông Nam xứ này giữa các đơn vị Hoa Kỳ và tàn dư Taliban cùng các lực lượng sắc tộc theo xu hướng thánh chiến do al-Qaeda chủ xướng.

Thời sự mấy tháng tới cũng sẽ phải chú trọng đến Pakistan, hậu cứ của cả hai lực lượng đối nghịch là Hoa Kỳ và al-Qaeda. Tổng thống Musharraf sẽ khó ngồi yên, nếu không bị ám sát thì cũng có thể bị các lực lượng và tướng tá Hồi giáo cực đoan lật đổ. Trường hợp đó mà xảy ra, Pakistan sẽ hết là đồng minh của Mỹ mà là vùng oanh kích tự do y như Afghanistan, nghĩa là chiến tranh sẽ mở rộng tại đây và nếu không thanh toán đuợc al-Qaeda trong dịp đó, ông Bush có khi thất cử. Tương lai chính trị của Musharraf và Bush vì vậy lại có nhiều điểm tương đồng!
Thời sự quý hai cũng sẽ chú ý đến Iraq, nơi mà việc chuyển giao quyền lực giữa Hoa Kỳ và các đại diện Iraq sẽ trở thành điểm nóng. Sau vụ thảm sát dân Mỹ tại al-Fallujah, truyền thông Mỹ sẽ quá chú trọng đến thái độ của chính quyền Bush mà có khi hụt mất chủ điểm chính là mâu thuẫn giữa hai sắc dân Shiite và Kurd về tương lai xứ Iraq. Sắc dân thứ ba, Sunni, sẽ tiếp tục bị lực lượng cực đoan và khủng bố khuynh đảo để trở thành chướng ngại lớn cho việc chuyển giao quyền lực và xây dựng chính quyền Iraq lâm thời. Nhưng cũnh chính yếu tố Sunni có thể khiến hai phe Shiite và Kurd tìm ra nền tảng hợp tác. Vì vậy, việc chuyển giao chính quyền mà thành hình vào cuối tháng Sáu, Iraq có thể đi vào ổn định, chậm rãi nhưng chắc chắn, dù còn gặp những chống phá lẻ tẻ. So sánh với tình hình Pakistan thì Iraq trong quý hai có khi lại yên bình hơn!
Và chắc chắn là yên bình hơn tình hình Israel, là nơi sẽ có cảnh tắm máu. Nếu vượt qua được vụ xì-căng-đan về tham nhũng, Thủ tướng Ariel Sharon sẽ tiếp tục hai hướng phản công. Về mặt tích cực, Israel sẽ rút dần khỏi các vùng định cư của người Palestine nhưng vẫn xây tường bảo vệ. Về mặt tích cực hơn (tiêu cực, theo quan điểm của những ai chống Do Thái, họ sẽ tiêu diệt – ám sát, tàn sát – các lãnh tụ khủng bố Palestine, có khi cả Chủ tịch Yasser Arafat như ông Sharon đã hăm dọa, để diệt sạch đầu não của phe cực đoan cho sự xuất hiện của một thế hệ lãnh đạo mới, ôn hòa hơn. Đúng hay sai, chủ trương đó cũng sẽ khiến bạo động gia tăng tại Israel và điều đó sẽ ảnh hưởng ngược đến kết quả bầu cử tại Mỹ.
Trung Đông là nơi mà hai hồ sơ khủng bố và xung đột Israel lại lồng làm một, và sẽ có hậu quả lan rộng qua lãnh thổ của Syria, Lebanon, Iran và cả Turkey, với điểm nóng nhất vì gặp nhiều áp lực đa diện là Syria. Ngược với dự đoán của nhiều người, Hoa Kỳ sẽ không trực diện tấn công Syria nhưng chính quyền Damascus sẽ gặp nhiều bất ổn và không thể giúp khủng bố dùng lãnh thổ Syria làm hậu cứ cho hoạt động chống Mỹ tại Iraq.
Thế giới bất an
Ngoài hai hồ sơ nóng là tranh cử tại Mỹ và khủng hoảng trong thế giới Hồi giáo vì cuộc chiến chống khủng bố, thời sự thế giới trong quý hai vẫn phải nhắc đến các lục địa khác. Êm ấm nhất trong sự lụn bại chậm rãi là Âu châu, bị động đất ngầm là lục địa Nam Mỹ và gặp chuyển động lớn là Đông Á vì nạn suy thoái kinh tế Trung Quốc và sự hồi sinh của Nhật Bản.
Về dài, trong nhiều năm tới, Liên hiệp Âu châu sẽ bị khủng hoảng chậm mà chắc, để trở thành một lục địa thiếu thống nhất và thiếu lãnh đạo. Nhưng, ngay trước mắt, nhờ vụ khủng bố tại Madrid ngày 11 tháng Ba, các nước trong Liên Âu có được một cơ hội hợp tác tạm bợ để xác định chiến lược chống khủng bố. Thời sự quý hai vì vậy sẽ có nhiều tin vui từ Âu châu.
Vụ 3-11 tại Madrid khiến Hoa Kỳ mất một đồng minh nhưng giúp Liên Âu tìm ra được một động lực ngồi chung với nhau trong nhất thời và vượt qua được nhiều xung khắc về quyền lợi kinh tế và chính trị với bản dự thảo Hiến pháp. Nhờ vậy mà trong mấy tháng tới, thời sự sẽ nói nhiều đến những yếu tố tích cực tại Âu châu. Nhưng, về dài, sự phân hóa chính trị của lục địa này, đi cùng nạn lão hóa dân số và suy thoái kinh tế, là sự chuyển động khó cưỡng. Bên trong, một số quốc gia, đặc biệt là Pháp, sẽ lâm vào chu kỳ khủng hoảng kinh tế xã hội vì chính quyền mất hậu thuẫn của cử tri. Lập trường chống Mỹ của các chính quyền này vẫn không cứu vãn được đảng cầm quyền. Biểu tình và đình công sẽ là tin nóng trong tuần và trong ngày. Trừ một giả thuyết. Là al-Qaeda có thể tái diễn vụ Madrid... với kết quả sẽ hết sức thảm khốc cho các cuộc bầu cử...
Cũng trong lãnh vực quốc tế, thời sự quý hai sẽ nói nhiều hơn đến lục địa bị chính quyền Bush bỏ quên vì quá chú ý đến trận chiến chống khủng bố, đó là vùng Trung Nam Mỹ. Trong một dịp khác, ta sẽ trở lại tình hình cực kỳ phức tạp ở nơi đây: xu hướng cực tả, thân cộng và chống Mỹ đang thắng thế và lục địa này sẽ bị loạn to, với hậu quả sẽ tác động ngược, nhưng lập tức, vào Hoa Kỳ. Chúng ta sở dĩ không đề cập đến cả một lục địa này vì thời sự trong mấy tháng tới sẽ nói đến một khu vực khác là vùng Đông Á.
Thời sự quý hai sẽ chú trọng đến mặt trái của phép lạ kinh tế Trung Quốc và sự hồi phục của kinh tế Nhật Bản sau bốn trận suy thoái trong 13 năm.
Kinh tế Trung Quốc đang đi vào giai đoạn đủ trưởng thành ở mặt nổi với thành quả biểu kiến làm thế giới kinh ngạc và giới đầu tư bị lầm lạc. Sau hơn 20 năm cải tổ, Trung Quốc đã hoàn tất những kế hoạch dễ thực hiện nhất và nay bắt đầu đụng vào khúc xương khó nhá. Đường lối cải tổ nửa vời – kinh tế xoay chuyển ở dưới một hệ thống chính trị và tiền tài cố định ở trên – đã gặp giới hạn, với hàng loạt vấn đề nằm sâu trong cơ cấu: ngân hàng mắc nợ, doanh nghiệp nhà nước lỗ lã, đảng viên cán bộ tham ô, dân chúng bất mãn, thất nghiệp gia tăng, giới đầu tư chạy qua lãnh vực đầu cơ....
Cái nhân của khủng hoảng đã có, cái duyên hay yếu tố châm ngòi là kinh tế bị nóng máy khiến nhà nước phải tìm cách hãm phanh đạo thắng. Thời sự vài tháng tới sẽ lần lượt phanh phui các vấn đề này và đến cuối năm, thế giới sẽ nhìn ra sự thật: thế hệ lãnh đạo thứ tư đang gặp những thách đố sinh tử và nếu khủng hỏang bùng nổ, toàn khu vực Đông Á sẽ bị vạ lây.
May là trong lúc đó, kinh tế Nhật Bản đã phục hồi, lần này thì chắc chắn hơn và có cường độ cao hơn mọi dự đoán trước đây. Hậu quả là Nhật Bản sẽ tìm lại được vai trò quốc tế đã mất trong 13 năm suy sụp vừa qua và tăng cường được tư thế ngoại giao lẫn quân sự của mình, như một đồng minh chiến lược của Mỹ tại Đông Á. Thời sự quý hai sẽ nói đến sự thể đó.
Những chuyển động này tất nhiên sẽ ảnh hưởng vào Hà Nội, nơi các thành phần đảng viên cao cấp một thời tưởng rằng theo Bắc Kinh là ấm no và vững vàng, nay phải suy nghĩ lại. Hà Nội đi chậm hơn nên sự chuyển hướng nếu có cũng chậm hơn. Còn lại thì chỉ là khả năng nhìn ra ngòai khu Ba Đình và mở chiến dịch kiều vận tại hải ngọai để tìm đường ra... với trọn vẹn tài sản, nếu bị lịch sử cho về hưu sớm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.