Đợt đầu cứu xét viện trợ mới cho “chính phủ cai trị tốt” có Việt Nam
WASHINGTON D.C. - Cách mạng về ngoại viện của Hoa Kỳ, như là phần thưởng dành cho các chính phủ cai trị tốt, đã sẵn sàng khởi đầu gần 2 năm sau khi được chính phủ Bush hứa hẹn - chương trình này sẽ dành ưu tiên cho cac chính phủ được xét là cai trị công minh, đón nhận đầu tư ngoại quốc và khuyến khich cac dự án đáp ứng nhu cầu sức khỏe và giáo dục của dân chúng.
Các nước có chế độ công an trị và tham nhũng chớ nên xin.
Theo cac viên chức Bạch Oác, kế hoạch của chính phủ Bush mệnh danh là “Trương Mục Thử Thach Thiên Niên Kỉ", phác họa hồi Tháng 3-2002, sẽ khai trương năm nay, gồm 5 tỉ MK viện trợ hàng năm kể từ năm 2006, tăng 50% dựa trên ngân sách dự cho 10 tỉ MK.
Tài khóa hiện hành bắt đầu ngày 1-10-2002, có thể dành 1.3 tỉ, QH liên bang chưa quyết định nhưng có thể sẽ cấp 1 tỉ sau khi trở lại họp trong tháng này.
Sáng kiến của chính phủ Bush được nêu ra sau vụ 11-9 và rõ rang mang yếu tố an ninh - theo phuc trình về chiến lược an ninh quốc gia, nghèo khó, chính quyền có những định chế xấu và tham nhũng có thể làm cho nhà nước dễ trở thành con mồi cho hệ thống khủng bố và các tổ chức ma túy.
Ông Andrew Natsios, quản trị viên cơ quan USAID gọi đây là 1 chủ trương cach mạng về viện trợ.
Nhưng, không phải sáng kiến của TT Bush không bị chỉ trich - DB Bob Menendez của đảng DC, cũng là chuyên viên về Nam Mỹ, cho rằng kế hoạch mới về ngoại viện không giải quyết các vấn đề ngắn hạn để giúp quần chúng nghèo khó trong vùng nam Mỹ.
Ông Chester Crocker, cố vấn về châu Phi trong chính phủ Reagan, phê bình chương trình viện trợ của Bạch Oác là có giá trị, nhưng hạn chế đối với các quốc gia Phi châu, nhỏ về số lượng và kich thước.
Ông Natsios chỉ ra rằng chính sach ngoại viện mới được chú ý hơn ở hải ngoại, và có 5, 6 nước đang sửa đổi chính sach để được nhận viện trợ.
Theo ông Steve Radelet, chuyên viên tại Trung Tâm vì phát triển toàn cầu (trụ sở Washington), trong đợt đầu cứu xét của kế hoạch ngoại viện mới gồm các nước Armenia, Bhutan, Ghana, Lesotho, Mông Cổ, Sri Lanka, Honduras, Nicaragua và VN.
Chưa rõ Bạch Ốc có sẽ xem Việt Nam như trường hợp chính phủ cai trị tốt hay không.
WASHINGTON D.C. - Cách mạng về ngoại viện của Hoa Kỳ, như là phần thưởng dành cho các chính phủ cai trị tốt, đã sẵn sàng khởi đầu gần 2 năm sau khi được chính phủ Bush hứa hẹn - chương trình này sẽ dành ưu tiên cho cac chính phủ được xét là cai trị công minh, đón nhận đầu tư ngoại quốc và khuyến khich cac dự án đáp ứng nhu cầu sức khỏe và giáo dục của dân chúng.
Các nước có chế độ công an trị và tham nhũng chớ nên xin.
Theo cac viên chức Bạch Oác, kế hoạch của chính phủ Bush mệnh danh là “Trương Mục Thử Thach Thiên Niên Kỉ", phác họa hồi Tháng 3-2002, sẽ khai trương năm nay, gồm 5 tỉ MK viện trợ hàng năm kể từ năm 2006, tăng 50% dựa trên ngân sách dự cho 10 tỉ MK.
Tài khóa hiện hành bắt đầu ngày 1-10-2002, có thể dành 1.3 tỉ, QH liên bang chưa quyết định nhưng có thể sẽ cấp 1 tỉ sau khi trở lại họp trong tháng này.
Sáng kiến của chính phủ Bush được nêu ra sau vụ 11-9 và rõ rang mang yếu tố an ninh - theo phuc trình về chiến lược an ninh quốc gia, nghèo khó, chính quyền có những định chế xấu và tham nhũng có thể làm cho nhà nước dễ trở thành con mồi cho hệ thống khủng bố và các tổ chức ma túy.
Ông Andrew Natsios, quản trị viên cơ quan USAID gọi đây là 1 chủ trương cach mạng về viện trợ.
Nhưng, không phải sáng kiến của TT Bush không bị chỉ trich - DB Bob Menendez của đảng DC, cũng là chuyên viên về Nam Mỹ, cho rằng kế hoạch mới về ngoại viện không giải quyết các vấn đề ngắn hạn để giúp quần chúng nghèo khó trong vùng nam Mỹ.
Ông Chester Crocker, cố vấn về châu Phi trong chính phủ Reagan, phê bình chương trình viện trợ của Bạch Oác là có giá trị, nhưng hạn chế đối với các quốc gia Phi châu, nhỏ về số lượng và kich thước.
Ông Natsios chỉ ra rằng chính sach ngoại viện mới được chú ý hơn ở hải ngoại, và có 5, 6 nước đang sửa đổi chính sach để được nhận viện trợ.
Theo ông Steve Radelet, chuyên viên tại Trung Tâm vì phát triển toàn cầu (trụ sở Washington), trong đợt đầu cứu xét của kế hoạch ngoại viện mới gồm các nước Armenia, Bhutan, Ghana, Lesotho, Mông Cổ, Sri Lanka, Honduras, Nicaragua và VN.
Chưa rõ Bạch Ốc có sẽ xem Việt Nam như trường hợp chính phủ cai trị tốt hay không.
Gửi ý kiến của bạn