Bạn,
Cuối năm, tiết trời chuyển mùa, se se lạnh, cộng thêm vào đấy là không khí chộn rộn chuẩn bị cho những ngày lễ hội sắp đến khiến mọi người ai cũng muốn đổ ra đường để nhìn ngắm và mua sắm. Các gia đình nghèo cũng bị cuốn vào dòng người ấy. Do hoàn cảnh khó khăn, không thể sắm Tết như những gia đình khá giả, nhưng dân nghèo cũng có cách chuẩn bị cho riêng mình. Những người khá giả chọn cửa hàng danh tiếng, sang trọng, còn dân nghèo thì cứ hàng lề đường bình dân mà đến, cũng gọi là "sắm tết". Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi lại chuyện sắm Tết của 1 gia đình nghèo như sau.
Cứ vào mỗi chập tối, khi cơm nước đã xong xuôi, chị Hà lại dắt mấy đứa con đi bộ tà tà trực chỉ phố thời trang. Gọi thế cho "sang" chứ chị có bao giờ dám mơ vào những cửa hàng có cửa kính, mà có khi một món đồ có giá trị gần cả nửa tháng lương của chị. Dẫu dịp này họ có trưng bảng "sale of 50%" chị cũng chẳng dám vào vì giá nó vẫn còn ở trên trời lắm. Chị chỉ dám mơ tới những đống hàng chất cao như núi ở dưới lề đường kia thôi, mà chị biết nếu mình khéo lựa thì cũng sẽ mang về được những bộ đồ ưng ý, lại hợp với cái túi tiền eo hẹp của gia đình mình. Có đủ mặt hàng cho chị tha hồ chọn: nào quần áo, túi xách, mũ nón, găng vớ, giày, dép guốc cả một lô những con thú nhồi bông nho nhỏ rẻ tiền, những món đồ chơi, những chiếc nơ, kẹp, băng đô đủ màu sặc sỡ. Lại có những gian hàng quần áo được xếp gọn ngay ngắn với những chiếc áo sơ mi được lên khuôn trong những chiếc bao ni lông rất lịch sự, hay họ tha ra đây cả một dãy dài những cái giá treo, móc áo trên đó những chiếc quần kaki, quần jean, áo đầm, áo khoác. Chị cũng dư hiểu rằng tiền nào của nấy, hàng chợ thì làm sao bì được với hàng hiệu về chất lượng, mẫu mã nhưng dưới đôi bàn tay khéo léo của chị, chỉ sau một vài ngày cặm cụi sửa chữa, vá dặm bên bàn máy là tụi nhỏ sẽ có ngay những bộ đồ vừa vặn, lại chắc chắn về đường kim mũi chỉ như vừa mới mang từ tiệm may về vậy. Lũ nhỏ lại càng khoái khi nhìn thấy mẹ chúng đo đo, cắt cắt, vắt sổ, đơm khuy. Chị còn có một ý nghĩ khác nữa, cũng không kém phần thuyết phục rằng hàng hiệu hay hàng chợ, hàng may sẵn hay hàng may đo thì cũng chỉ phân biệt được khi nó còn nằm trong cửa hàng hay dưới lề đường mà thôi, còn khi chúng được mang về và đã được mặc trên người, ai còn hơi sức đâu mà tìm hiểu đến xuất xứ của nó để... phân biệt đối xử. Nghĩ thế nên chị yên tâm và tiếp tục ủng hộ hàng lề đường.
Bạn,
Báo SGTT viết tiếp: cuối năm là thời điểm mà túi tiền của các bà nội trợ bị bội chi nhiều nhất. Nào là quà cáp cho người thân, bạn bè, những nơi ơn nghĩa; sắm sửa quần áo mới cho các thành viên trong gia đình; tiền giằn túi đi chơi; tiền lì xì; sửa sang nhà cửa; ăn uống trong ba ngày tết. Tất cả những khoản ấy dù được tính toán rất chi li để đừng bao giờ xảy ra tình huống qua Tết phải đi vay nóng ít tiền tiêu để chờ đến kỳ lãnh lương.
Cuối năm, tiết trời chuyển mùa, se se lạnh, cộng thêm vào đấy là không khí chộn rộn chuẩn bị cho những ngày lễ hội sắp đến khiến mọi người ai cũng muốn đổ ra đường để nhìn ngắm và mua sắm. Các gia đình nghèo cũng bị cuốn vào dòng người ấy. Do hoàn cảnh khó khăn, không thể sắm Tết như những gia đình khá giả, nhưng dân nghèo cũng có cách chuẩn bị cho riêng mình. Những người khá giả chọn cửa hàng danh tiếng, sang trọng, còn dân nghèo thì cứ hàng lề đường bình dân mà đến, cũng gọi là "sắm tết". Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi lại chuyện sắm Tết của 1 gia đình nghèo như sau.
Cứ vào mỗi chập tối, khi cơm nước đã xong xuôi, chị Hà lại dắt mấy đứa con đi bộ tà tà trực chỉ phố thời trang. Gọi thế cho "sang" chứ chị có bao giờ dám mơ vào những cửa hàng có cửa kính, mà có khi một món đồ có giá trị gần cả nửa tháng lương của chị. Dẫu dịp này họ có trưng bảng "sale of 50%" chị cũng chẳng dám vào vì giá nó vẫn còn ở trên trời lắm. Chị chỉ dám mơ tới những đống hàng chất cao như núi ở dưới lề đường kia thôi, mà chị biết nếu mình khéo lựa thì cũng sẽ mang về được những bộ đồ ưng ý, lại hợp với cái túi tiền eo hẹp của gia đình mình. Có đủ mặt hàng cho chị tha hồ chọn: nào quần áo, túi xách, mũ nón, găng vớ, giày, dép guốc cả một lô những con thú nhồi bông nho nhỏ rẻ tiền, những món đồ chơi, những chiếc nơ, kẹp, băng đô đủ màu sặc sỡ. Lại có những gian hàng quần áo được xếp gọn ngay ngắn với những chiếc áo sơ mi được lên khuôn trong những chiếc bao ni lông rất lịch sự, hay họ tha ra đây cả một dãy dài những cái giá treo, móc áo trên đó những chiếc quần kaki, quần jean, áo đầm, áo khoác. Chị cũng dư hiểu rằng tiền nào của nấy, hàng chợ thì làm sao bì được với hàng hiệu về chất lượng, mẫu mã nhưng dưới đôi bàn tay khéo léo của chị, chỉ sau một vài ngày cặm cụi sửa chữa, vá dặm bên bàn máy là tụi nhỏ sẽ có ngay những bộ đồ vừa vặn, lại chắc chắn về đường kim mũi chỉ như vừa mới mang từ tiệm may về vậy. Lũ nhỏ lại càng khoái khi nhìn thấy mẹ chúng đo đo, cắt cắt, vắt sổ, đơm khuy. Chị còn có một ý nghĩ khác nữa, cũng không kém phần thuyết phục rằng hàng hiệu hay hàng chợ, hàng may sẵn hay hàng may đo thì cũng chỉ phân biệt được khi nó còn nằm trong cửa hàng hay dưới lề đường mà thôi, còn khi chúng được mang về và đã được mặc trên người, ai còn hơi sức đâu mà tìm hiểu đến xuất xứ của nó để... phân biệt đối xử. Nghĩ thế nên chị yên tâm và tiếp tục ủng hộ hàng lề đường.
Bạn,
Báo SGTT viết tiếp: cuối năm là thời điểm mà túi tiền của các bà nội trợ bị bội chi nhiều nhất. Nào là quà cáp cho người thân, bạn bè, những nơi ơn nghĩa; sắm sửa quần áo mới cho các thành viên trong gia đình; tiền giằn túi đi chơi; tiền lì xì; sửa sang nhà cửa; ăn uống trong ba ngày tết. Tất cả những khoản ấy dù được tính toán rất chi li để đừng bao giờ xảy ra tình huống qua Tết phải đi vay nóng ít tiền tiêu để chờ đến kỳ lãnh lương.
Gửi ý kiến của bạn