Từ mấy ngày đầu năm, đồng Mỹ kim tiếp tục trượt giá so với đồng Euro và đồng Yen. Tiền Mỹ sụt giá thì mọi loại hàng mua bằng tiền Mỹ đều sẽ tăng, vậy thì kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng ra sao"
Dưới đây là cuộc trao đổi của đài RFA với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về hiện tượng này.
Hỏi: Thưa ông, từ năm 2002, tiền Mỹ đã sụt so với các ngoại tệ mạnh cho đến suốt năm 2003 và trong mấy ngày đầu năm còn sụt đến mức kỷ lục so với đồng Euro Âu châu và đồng Yen Nhật Bản. Trong các chương trình năm ngoái, ông có phân tách là tiền Mỹ sẽ còn điều chỉnh, tức là còn sụt giá. Ông dự đoán thế nào về hiện tượng này"
-- Chưa kể yếu tố an ninh ảnh hưởng đến sự an toàn của tài sản Mỹ, trong đó có đồng đô la Mỹ, thì tiền Mỹ sụt giá vì ba nguyên nhân cơ cấu, một nguyên nhân chính trị. Ngày nào, các nguyên nhân này còn tác động thì tiền Mỹ còn sụt giá, tức là phải còn điều chỉnh. Về ba nguyên nhân thuộc loại cơ cấu, thì thứ nhất, lãi suất cơ bản của Mỹ hiện ở mức thấp nhất kể từ mấy chục năm nay, chỉ bằng 1%, và nếu giảm trừ ảnh hưởng lạm phát hiện chỉ ở mức 1% thì lãi suất đó bằng số không. Thứ hai, do nạn suy trầm kinh tế đi cùng nạn khủng bố năm 2001, Hoa Kỳ đã vừa hạ lãi suất vừa tăng chi ngân sách, khiến ngân sách quốc gia bị bội chi nặng, khoảng 400 tỷ Mỹ kim. Thứ ba, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu rốt ráo và lớn nhất thế giới và dân Mỹ tiết kiệm ngày một ít đi, chi tiêu ngày một nhiều hơn, nên kết quả là cán cân mậu dịch bị nhập siêu, đến hơn 400 và gần 500 tỷ. Bội chi ngân sách, nhập siêu ngoại thương và lãi suất hạ là ba nguyên nhân khiến đồng đô la phải sụt giá, và sụt giá theo mức độ tương xứng với luồng giao dịch cùng các nước khác.
Hỏi: Còn nguyên nhân ông nói là chính trị"
-- Từ tháng Chín năm ngoái, chính quyền Hoa Kỳ, qua lời phát biểu của nhiều giới chức, như Bộ trưởng Ngân khố, tức là Bộ Tài chính, hoặc Bộ trưởng Thương mại hay Đại diện Thương mại, đều yêu cầu các nước đừng can thiệp vào chế độ hối đoái của mình, để khi tiền Mỹ sụt giá thì tiền tệ các xứ kia phải tăng giá một cách tương xứng, khiến hàng Mỹ thành rẻ hơn và hàng hóa các nước kia thành đắt hơn. Mục tiêu là việc Mỹ kim sụt giá sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Mỹ và điều chỉnh nạn khiếm hụt ngoại thương. Nhưng, dù có yêu cầu hay than phiền như vậy, chính quyền Bush hiện vẫn có chủ trương là không can thiệp nhằm vực giá Mỹ kim mà cứ mặc nhiên để quy luật cung cầu tác động, tức là để tiền Mỹ tiếp tục sụt giá vì điều đó có lợi cho mậu dịch và trong một năm tranh cử, điều đó cũng có lợi cho chính quyền. Đấy là lý do chính trị.
Hỏi: Vừa rồi, ông có nói đến ảnh hưởng của yếu tố an ninh đối với đồng Mỹ kim....
-- Vâng, suốt hai tuần qua, thế giới theo dõi tình hình an ninh tại Mỹ với các đợt báo động liên tiếp về nạn khủng bố. Mỹ đã đạt một số thắng lợi hiển nhiên từ Trung Đông đến Nam Á, với việc bắt giữ Saddam Hussein và hầu hết các xứ lân bang của Iraq đều có vẻ xoay chuyển lập trường gần với Hoa Kỳ hơn, như Lybia, Syria, Saudi Arabia và thậm chí Iran, và hai xứ Pakistan lẫn Ấn Độ nay đã hòa dịu và đều là đồng minh của Mỹ. Ngược lại, nhịp độ và cường độ tấn công của các lực lượng chống Mỹ tại Iraq đã sút giảm trong tháng 12 so với tháng 11, vào mùa chay Ramadan của Hồi giáo. Trong khung cảnh đó, chẳng những các lực lượng tàn dư của chế độ Saddam Hussein phải chứng tỏ là họ chưa bị tiêu diệt sau khi Saddam bị bắt mà al-Qaeda cũng phải chứng tỏ là họ còn khả năng tấn công Hoa Kỳ. Vì vậy, một vụ tấn công nhắm vào Mỹ là điều có thể xảy ra như một chứng minh tâm lý cần thiết đến độ sinh tử của khủng bố. Cuối cùng thì du khách bị phiền hà rất nhiều, nhưng cho đến hôm nay, al-Qaeda không làm được gì ngoài việc tung ra một băng ghi âm để chứng tỏ là Osama bin Laden còn sống. Nếu một vụ khủng bố có quy mô lớn như vụ tháng Chín năm 2001 mà xảy ra thì tiền Mỹ còn sụt giá nặng hơn nữa. Trong hiện tại, nếu loại bỏ được yếu tố an ninh thì giá cả đồng Mỹ kim sẽ chỉ gặp ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế và chính trị như vừa đề cập ở trên mà thôi, và lý tưởng là Mỹ kim sẽ sụt một cách tiệm tiến, có thể sụt thêm từ 11 đến 15% nữa so với các loại ngoại tệ mạnh vì Hoa Kỳ chưa cần nâng lãi suất khi lạm phát còn ở mức không đáng ngại.
Hỏi: Bây giờ xin ông nói về lượng, về mức giao động lớn hay nhỏ của tiền Mỹ.
-- Vâng và trong chiều hướng đó, ta nên nhìn vấn đề một cách tương đối để khỏi hốt hoảng. Người ta có nhiều cách đo lường đà sụt giá của tiền Mỹ. Thí dụ như so với một giỏ tổng hợp nhiều loại ngoại tệ mạnh của thế giới thì trong năm 2003 tiền Mỹ sụt mất 15%. Người ta nói nhiều đến tỷ giá của đồng Euro đã lên đến mức kỷ lục so với tiền Mỹ, tăng 17% trong năm 2003. Thực ra, đồng Euro chỉ hiện hữu từ năm 1999 và vừa xuất hiện với giá phát hành là 1,17 ăn một Mỹ kim đã lại sụt giá liên tục, nên trong năm 2003 có tăng 17% thì kết quả chung cuộc vẫn chỉ là tăng có chừng 6% so với năm năm trước. Chả có gì đáng gọi là kỷ lục dù có thể làm kinh tế Âu châu gặp khó khăn khi bán hàng cho Mỹ.
Hỏi: Nhưng, liệu đà tăng giá tiền Euro có còn tiếp tục chăng"
-- Âu châu đang cố ngoi ra khỏi nạn suy trầm và việc Thỏa ước Ổn định đề ra ngày xưa, nhằm hạn chế mức bội chi ngân sách tối đa là 3% đã bị hủy bỏ khiến người ta tin là các nước sẽ tăng chi để kích cầu, nhưng hiện lại bị nguy cơ lạm phát có thể quá 2% nên Ngân hàng Trung ương Âu châu rất ngần ngại khi bị áp lực phải giảm lãi suất để giúp đồng Euro hạ giá hầu nâng mức cạnh tranh của hàng hóa Âu châu. Đây là mâu thuẫn nghiêm trọng trong cơ chế kinh tế và chính trị của Liên hiệp Âu châu và chưa ai biết sự thể sẽ tiến hóa thế nào. Nếu có thể dự đoán, tôi nghĩ rằng tiền Âu sẽ còn tăng cho đến giữa năm, lên tới 1,28 ăn một Đô la, trước khi ổn định ở mức 1,25 vào cuối năm. Và trong giả thuyết đó, mâu thuẫn chính trị trong nội bộ các nước Âu châu và Ngân hàng Trung ương Âu châu vẫn sẽ gia tăng, cùng với mâu thuẫn mậu dịch giữa Âu châu và Mỹ.
Hỏi: Còn trường hợp Nhật, tiền Yen cũng tăng giá vậy mà có mâu thuẫn với Mỹ chăng"
-- Trong năm qua, tiền Nhật tăng chừng 10% so với tiền Mỹ, một mức gia tăng cao nhất kể từ vụ khủng hoảng 1997-1998 của Đông Á. Chính quyền Nhật có chính sách can thiệp vào thị trường ngoại hối, cụ thể là tung tiền ra mua Mỹ kim để nâng giá tiền Mỹ và giữ giá đồng Yen khỏi tăng. Trong năm nay, Nhật Bản tiếp tục việc đó với cường độ cao hơn, có thể tung ra một ngạch số tương đương với 600 tỷ Mỹ kim, và vấn đề này sẽ được Mỹ than phiền trong hội nghị của nhóm G-7 vào tháng tới. Nhưng, tôi nghĩ rằng đó chỉ là lời than phiền hình thức vì Nhật Bản là một đồng minh gắn bó với Hoa Kỳ trên nhiều địa hạt và kinh tế Mỹ có thể chịu nổi áp lực đó từ phía Nhật, nhưng, tiền Nhật có lẽ sẽ tiếp tục tăng, có khi chỉ cần 102 Yen cũng ăn một Mỹ kim.
Hỏi: Từ Nhật Bản, chúng ta nhìn qua các nước Đông Á khác, ông thấy tình hình ra sao"
-- Hầu hết các nước Đông Á đều có chế độ hối đoái cố định, tức là giàng giá đồng tiền vào Mỹ kim nên tiền Mỹ sụt tới đâu thì tiền Á châu sụt tới đó, như trường hợp Trung Quốc hay Hong Kong hoặc Malaysia; hoặc chế độ hối đoái linh động hơn, tức là giàng giá tiền mình vào tiền Mỹ nhưng cho biến dịch trong một biên độ nhất định, như trường hợp Việt Nam; hoặc chế độ hối đoái tự do hình thức, trong thực tế thì chính quyền vẫn can thiệp như Nhật Bản đã làm, là trường hợp của Hàn Quốc. Nói chung, tiền Đông Á không tăng mạnh so với tiền Mỹ và các nước đang tranh nhau khai thác sự phục hồi kinh tế Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ. Trong năm 2004 này, ta nên chú ý tới trường hợp Hàn Quốc là nơi mà chính quyền của Tổng thống Roh Moo Hyun đang thấy là nếu không xuất cảng mạnh thì sẽ bị khủng hoảng to. Trung Quốc là trường hợp khác, chính quyền chưa thể thả nổi đồng bạc như Mỹ yêu cầu và nền kinh tế bị nóng máy với nguy cơ bể bóng đầu tư trong năm nay có thể khiến vấn đề hối đoái trở thành yếu tố đầu cơ.
Hỏi: Chúng ta kết thúc bằng trường hợp Việt Nam, vụ tiền Mỹ sụt giá sẽ ảnh hưởng ra sao đến kinh tế Việt Nam"
-- Một cách trực tiếp thì vì mình theo chế độ hối đoái cố định nhưng gián tiếp nên tiền Mỹ sụt tới đâu, bạc Việt Nam sụt tới đó, một cách tiệm tiến chứ không đột ngột, ảnh hưởng về ngoại thương vì vậy không bất ngờ. Tuy nhiên, ảnh hưởng gián tiếp thì vẫn có. Tiền Mỹ sụt giá thì mọi loại hàng mua bằng tiền Mỹ đều sẽ tăng, thí dụ gần gũi là giá xăng dầu hay nguyên vật liệu nhập khẩu, hoặc giá vàng. Vì người mình còn ưa mua vàng để dành nên sẽ phải quan tâm đến giá vàng, và vì nhập liệu tăng giá, người ta cũng cần để ý đến áp lực lạm phát. Trong phạm vi này, cũng cần nói thêm là giá dầu thô năm nay sẽ không tăng mà còn giảm vì dầu thô từ Iraq sẽ tăng và vì sự cải thiện của Lybia. Nói chung, giá Mỹ kim có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu khi mua hàng cao giá hơn và thu hoạch nhờ xuất khẩu qua Mỹ lại bị giảm vì tiền Mỹ mất giá.
Dưới đây là cuộc trao đổi của đài RFA với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về hiện tượng này.
Hỏi: Thưa ông, từ năm 2002, tiền Mỹ đã sụt so với các ngoại tệ mạnh cho đến suốt năm 2003 và trong mấy ngày đầu năm còn sụt đến mức kỷ lục so với đồng Euro Âu châu và đồng Yen Nhật Bản. Trong các chương trình năm ngoái, ông có phân tách là tiền Mỹ sẽ còn điều chỉnh, tức là còn sụt giá. Ông dự đoán thế nào về hiện tượng này"
-- Chưa kể yếu tố an ninh ảnh hưởng đến sự an toàn của tài sản Mỹ, trong đó có đồng đô la Mỹ, thì tiền Mỹ sụt giá vì ba nguyên nhân cơ cấu, một nguyên nhân chính trị. Ngày nào, các nguyên nhân này còn tác động thì tiền Mỹ còn sụt giá, tức là phải còn điều chỉnh. Về ba nguyên nhân thuộc loại cơ cấu, thì thứ nhất, lãi suất cơ bản của Mỹ hiện ở mức thấp nhất kể từ mấy chục năm nay, chỉ bằng 1%, và nếu giảm trừ ảnh hưởng lạm phát hiện chỉ ở mức 1% thì lãi suất đó bằng số không. Thứ hai, do nạn suy trầm kinh tế đi cùng nạn khủng bố năm 2001, Hoa Kỳ đã vừa hạ lãi suất vừa tăng chi ngân sách, khiến ngân sách quốc gia bị bội chi nặng, khoảng 400 tỷ Mỹ kim. Thứ ba, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu rốt ráo và lớn nhất thế giới và dân Mỹ tiết kiệm ngày một ít đi, chi tiêu ngày một nhiều hơn, nên kết quả là cán cân mậu dịch bị nhập siêu, đến hơn 400 và gần 500 tỷ. Bội chi ngân sách, nhập siêu ngoại thương và lãi suất hạ là ba nguyên nhân khiến đồng đô la phải sụt giá, và sụt giá theo mức độ tương xứng với luồng giao dịch cùng các nước khác.
Hỏi: Còn nguyên nhân ông nói là chính trị"
-- Từ tháng Chín năm ngoái, chính quyền Hoa Kỳ, qua lời phát biểu của nhiều giới chức, như Bộ trưởng Ngân khố, tức là Bộ Tài chính, hoặc Bộ trưởng Thương mại hay Đại diện Thương mại, đều yêu cầu các nước đừng can thiệp vào chế độ hối đoái của mình, để khi tiền Mỹ sụt giá thì tiền tệ các xứ kia phải tăng giá một cách tương xứng, khiến hàng Mỹ thành rẻ hơn và hàng hóa các nước kia thành đắt hơn. Mục tiêu là việc Mỹ kim sụt giá sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Mỹ và điều chỉnh nạn khiếm hụt ngoại thương. Nhưng, dù có yêu cầu hay than phiền như vậy, chính quyền Bush hiện vẫn có chủ trương là không can thiệp nhằm vực giá Mỹ kim mà cứ mặc nhiên để quy luật cung cầu tác động, tức là để tiền Mỹ tiếp tục sụt giá vì điều đó có lợi cho mậu dịch và trong một năm tranh cử, điều đó cũng có lợi cho chính quyền. Đấy là lý do chính trị.
Hỏi: Vừa rồi, ông có nói đến ảnh hưởng của yếu tố an ninh đối với đồng Mỹ kim....
-- Vâng, suốt hai tuần qua, thế giới theo dõi tình hình an ninh tại Mỹ với các đợt báo động liên tiếp về nạn khủng bố. Mỹ đã đạt một số thắng lợi hiển nhiên từ Trung Đông đến Nam Á, với việc bắt giữ Saddam Hussein và hầu hết các xứ lân bang của Iraq đều có vẻ xoay chuyển lập trường gần với Hoa Kỳ hơn, như Lybia, Syria, Saudi Arabia và thậm chí Iran, và hai xứ Pakistan lẫn Ấn Độ nay đã hòa dịu và đều là đồng minh của Mỹ. Ngược lại, nhịp độ và cường độ tấn công của các lực lượng chống Mỹ tại Iraq đã sút giảm trong tháng 12 so với tháng 11, vào mùa chay Ramadan của Hồi giáo. Trong khung cảnh đó, chẳng những các lực lượng tàn dư của chế độ Saddam Hussein phải chứng tỏ là họ chưa bị tiêu diệt sau khi Saddam bị bắt mà al-Qaeda cũng phải chứng tỏ là họ còn khả năng tấn công Hoa Kỳ. Vì vậy, một vụ tấn công nhắm vào Mỹ là điều có thể xảy ra như một chứng minh tâm lý cần thiết đến độ sinh tử của khủng bố. Cuối cùng thì du khách bị phiền hà rất nhiều, nhưng cho đến hôm nay, al-Qaeda không làm được gì ngoài việc tung ra một băng ghi âm để chứng tỏ là Osama bin Laden còn sống. Nếu một vụ khủng bố có quy mô lớn như vụ tháng Chín năm 2001 mà xảy ra thì tiền Mỹ còn sụt giá nặng hơn nữa. Trong hiện tại, nếu loại bỏ được yếu tố an ninh thì giá cả đồng Mỹ kim sẽ chỉ gặp ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế và chính trị như vừa đề cập ở trên mà thôi, và lý tưởng là Mỹ kim sẽ sụt một cách tiệm tiến, có thể sụt thêm từ 11 đến 15% nữa so với các loại ngoại tệ mạnh vì Hoa Kỳ chưa cần nâng lãi suất khi lạm phát còn ở mức không đáng ngại.
Hỏi: Bây giờ xin ông nói về lượng, về mức giao động lớn hay nhỏ của tiền Mỹ.
-- Vâng và trong chiều hướng đó, ta nên nhìn vấn đề một cách tương đối để khỏi hốt hoảng. Người ta có nhiều cách đo lường đà sụt giá của tiền Mỹ. Thí dụ như so với một giỏ tổng hợp nhiều loại ngoại tệ mạnh của thế giới thì trong năm 2003 tiền Mỹ sụt mất 15%. Người ta nói nhiều đến tỷ giá của đồng Euro đã lên đến mức kỷ lục so với tiền Mỹ, tăng 17% trong năm 2003. Thực ra, đồng Euro chỉ hiện hữu từ năm 1999 và vừa xuất hiện với giá phát hành là 1,17 ăn một Mỹ kim đã lại sụt giá liên tục, nên trong năm 2003 có tăng 17% thì kết quả chung cuộc vẫn chỉ là tăng có chừng 6% so với năm năm trước. Chả có gì đáng gọi là kỷ lục dù có thể làm kinh tế Âu châu gặp khó khăn khi bán hàng cho Mỹ.
Hỏi: Nhưng, liệu đà tăng giá tiền Euro có còn tiếp tục chăng"
-- Âu châu đang cố ngoi ra khỏi nạn suy trầm và việc Thỏa ước Ổn định đề ra ngày xưa, nhằm hạn chế mức bội chi ngân sách tối đa là 3% đã bị hủy bỏ khiến người ta tin là các nước sẽ tăng chi để kích cầu, nhưng hiện lại bị nguy cơ lạm phát có thể quá 2% nên Ngân hàng Trung ương Âu châu rất ngần ngại khi bị áp lực phải giảm lãi suất để giúp đồng Euro hạ giá hầu nâng mức cạnh tranh của hàng hóa Âu châu. Đây là mâu thuẫn nghiêm trọng trong cơ chế kinh tế và chính trị của Liên hiệp Âu châu và chưa ai biết sự thể sẽ tiến hóa thế nào. Nếu có thể dự đoán, tôi nghĩ rằng tiền Âu sẽ còn tăng cho đến giữa năm, lên tới 1,28 ăn một Đô la, trước khi ổn định ở mức 1,25 vào cuối năm. Và trong giả thuyết đó, mâu thuẫn chính trị trong nội bộ các nước Âu châu và Ngân hàng Trung ương Âu châu vẫn sẽ gia tăng, cùng với mâu thuẫn mậu dịch giữa Âu châu và Mỹ.
Hỏi: Còn trường hợp Nhật, tiền Yen cũng tăng giá vậy mà có mâu thuẫn với Mỹ chăng"
-- Trong năm qua, tiền Nhật tăng chừng 10% so với tiền Mỹ, một mức gia tăng cao nhất kể từ vụ khủng hoảng 1997-1998 của Đông Á. Chính quyền Nhật có chính sách can thiệp vào thị trường ngoại hối, cụ thể là tung tiền ra mua Mỹ kim để nâng giá tiền Mỹ và giữ giá đồng Yen khỏi tăng. Trong năm nay, Nhật Bản tiếp tục việc đó với cường độ cao hơn, có thể tung ra một ngạch số tương đương với 600 tỷ Mỹ kim, và vấn đề này sẽ được Mỹ than phiền trong hội nghị của nhóm G-7 vào tháng tới. Nhưng, tôi nghĩ rằng đó chỉ là lời than phiền hình thức vì Nhật Bản là một đồng minh gắn bó với Hoa Kỳ trên nhiều địa hạt và kinh tế Mỹ có thể chịu nổi áp lực đó từ phía Nhật, nhưng, tiền Nhật có lẽ sẽ tiếp tục tăng, có khi chỉ cần 102 Yen cũng ăn một Mỹ kim.
Hỏi: Từ Nhật Bản, chúng ta nhìn qua các nước Đông Á khác, ông thấy tình hình ra sao"
-- Hầu hết các nước Đông Á đều có chế độ hối đoái cố định, tức là giàng giá đồng tiền vào Mỹ kim nên tiền Mỹ sụt tới đâu thì tiền Á châu sụt tới đó, như trường hợp Trung Quốc hay Hong Kong hoặc Malaysia; hoặc chế độ hối đoái linh động hơn, tức là giàng giá tiền mình vào tiền Mỹ nhưng cho biến dịch trong một biên độ nhất định, như trường hợp Việt Nam; hoặc chế độ hối đoái tự do hình thức, trong thực tế thì chính quyền vẫn can thiệp như Nhật Bản đã làm, là trường hợp của Hàn Quốc. Nói chung, tiền Đông Á không tăng mạnh so với tiền Mỹ và các nước đang tranh nhau khai thác sự phục hồi kinh tế Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ. Trong năm 2004 này, ta nên chú ý tới trường hợp Hàn Quốc là nơi mà chính quyền của Tổng thống Roh Moo Hyun đang thấy là nếu không xuất cảng mạnh thì sẽ bị khủng hoảng to. Trung Quốc là trường hợp khác, chính quyền chưa thể thả nổi đồng bạc như Mỹ yêu cầu và nền kinh tế bị nóng máy với nguy cơ bể bóng đầu tư trong năm nay có thể khiến vấn đề hối đoái trở thành yếu tố đầu cơ.
Hỏi: Chúng ta kết thúc bằng trường hợp Việt Nam, vụ tiền Mỹ sụt giá sẽ ảnh hưởng ra sao đến kinh tế Việt Nam"
-- Một cách trực tiếp thì vì mình theo chế độ hối đoái cố định nhưng gián tiếp nên tiền Mỹ sụt tới đâu, bạc Việt Nam sụt tới đó, một cách tiệm tiến chứ không đột ngột, ảnh hưởng về ngoại thương vì vậy không bất ngờ. Tuy nhiên, ảnh hưởng gián tiếp thì vẫn có. Tiền Mỹ sụt giá thì mọi loại hàng mua bằng tiền Mỹ đều sẽ tăng, thí dụ gần gũi là giá xăng dầu hay nguyên vật liệu nhập khẩu, hoặc giá vàng. Vì người mình còn ưa mua vàng để dành nên sẽ phải quan tâm đến giá vàng, và vì nhập liệu tăng giá, người ta cũng cần để ý đến áp lực lạm phát. Trong phạm vi này, cũng cần nói thêm là giá dầu thô năm nay sẽ không tăng mà còn giảm vì dầu thô từ Iraq sẽ tăng và vì sự cải thiện của Lybia. Nói chung, giá Mỹ kim có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu khi mua hàng cao giá hơn và thu hoạch nhờ xuất khẩu qua Mỹ lại bị giảm vì tiền Mỹ mất giá.
Gửi ý kiến của bạn