Westminster (Nguyễn Ngân) -- Gần 400 người đã đứng chật hết Phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, lang ra ngoai phòng đợi và dọc theo hành lang trong buổi tối ngày thứ tư 14 tháng 1 năm 2004 nhằm ngày 23 tháng chạp. Ban tổ chức đã liên tục đem thêm ghế, sắp lại chổ ngồi nhưng cuối cùng đành phải chịu thua vì không còn một chổ nào để nhét thêm nữa. Nhiều người phải ra về, chưa kể một số khác phải về ngay từ phút đầu tiên vì không còn chổ nào để đậu xe được. Sự tham dự của đồng hương đã vượt ra qúa xa với dự tính của ban tổ chức.
Theo tục lệ Việt Nam đây là ngày cúng đưa ông Táo về trời. Trong dịp này anh chị em nghệ sĩ đã thiết lập bàn thờ để cúng Tổ Nghiệp cũng như loan báo thành phần của ban chấp hành lâm thời một tổ chức có tên: "Hôi Aùi Hữu và Tương Tế Nghệ Sĩ Hải Ngoại" Thành phần của ban này gồm có: Văn Chung, Thành Được, Dũng Thanh Lâm, Phượng Liên, Chí Tâm, Yên Lang, Thúy Uyển và Trung Quân. Thành phần ban Cố vấn có: Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, GS Trần Văn Chi, GS Nguyễn Thanh Giàu và ban bảo trợ có: Ông Nguyễn Minh Chiêu, Ông Trần Dũ và Ông Lê Văn Chiêu. Ý niệm thành lập hội Aùi Hữu và Tương Trợ Nghệ Sĩ Hải Ngoại đã được hình thành cả một năm qua, giờ đây mới hoàn chỉnh được ban chấp hành lâm thời và sẽ tiến tới một đại hội để chính thức hoạt động.
Sau nghi thức thắp hương bái lạy Tổ Nghiệp của anh chị em nghệ sĩ và quan khách. Nghệ sĩ Văn Chung đã vắn tắc trình bày ý nguyện của các anh chị em và với sự nổ lực của giáo sư Trần văn Chi cùng một số anh chị em nghệ sĩ, hôm nay mơ ước này mới được thực hiện.
Sau đó là nghi thức chào cờ để bắt đầu cho một chương trình ca nhạc tiển đưa năm củ, đón năm mới Giáp Thân. Thành phần ca nghệ sĩ tham dự rất đông. Chẳng những về bộ môn cổ nhạc mà cả tân nhạc cũng có người tham gia.
Những nghệ sĩ cổ nhạc nổi tiếng hiện nay hầu như đều có mặt để tham dự lễ cúng Tổ.
Như là Chí Tâm, Phượng Liên, Dũng Thanh Lâm, Trung Quân, soạn giả Yên Lang..v..v. Điểm nổi bật là đêm nay có rất nhiều nghệ sĩ trẻ, có trình độ học vấn hăng hái tham dự vào bộ môn cổ nhạc như: Lê Tín, Tuấn Châu, Đoan Thy, Aùi Linh, Phương Hà..v..v... Vì số lượng nghệ sĩ tham dự quá đông nên không thể nhớ hết được. Ban nhạc gồm có Hoàng Nghĩa (Keyboard), Hoàng Nam (đàn sến) Lê Khiêm (Độc huyêàn Cầm) Văn Hoàng, Hoàng Phúc (Lục huyền Cầm) với sự điều hợp của Kim Đức và Trung Quân. Hậu trường sân khấu do bà Thúy Uyển phụ trách. Sự tham gia của các nghệ sĩ hoàn toàn là tự nguyện, chương trình tuy hơi bị xáo trộn vì ai tới trước là trình diêãn trước, không có xếp như là một đại nhạc hội nhưng các anh chị em nghệ sĩ chịu nhường nhau nên đã làm cho ban tổ chức dêã điều hợp và mọi người rất vui.
Hiện nay bộ môn cổ nhạc vẫn ở thế yếu, các bậc đàn anh, đàn chị đi trước như: Văn Chung, Chí Tâm, Dũng Thanh Lâm, Phượng Liên, Thúy Uyển ..v..v.. đang được nhiều nhà mạnh thường quân giúp đỡ, tuy chưa thể gọi là phát triển nhưng mọi người đều cố gắng duy trì nếp cũ, hàng năm các nghệ sĩ cổ nhạc vẫn tổ chức các buổi diễn nhỏ để duy trì số khán giả càng ngày càng ít đi. Tuy nhiên qua vài năm gần đây, sự tham gia đội ngũ nghệ sĩ cổ nhạc của một số các em trẻ đã làm hồi sinh chút ít sinh khí cho bộ môn này.
Những giải thi cổ nhạc, những buổi họp mặt ái hữu các tỉnh miền Nam, hoạt những buổi công diễn đã làm kích thích và làm sống lại bộ môn cải lương với nhiều thành công rất khích lệ.
Sau khi có Hội Aùi Hữu và Tương Trợ Nghệ Sĩ Hải Ngoại hy vọng ban chấp hành sẽ đưa ra được một lối thoát cho bộ môn ca kịch cải lương hải ngoại.
Chương trình đã kéo dài với sự tham dự nồng nhiệt của gần 400 người đã khích lệ các anh chị em nghệ sĩ và ban tổ chức. Nên phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt cũng là một thành phần bảo trợ đã để ban tổ chức chạy hết chương trình đến tận hơn 11 giờ đêm mới giải tán.