Những gì Tiến sĩ David Kay vừa trình bày trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ cho thấy George W. Bush phải cách chức George Tenet trong chức vụ Giám đốc CIA, nếu ông còn muốn tái đắc cử...
Từ khi David Kay từ chức Trưởng toán đặc nhiệm điều tra về võ khí tàn sát (WMD) tại Iraq hôm Thứ Sáu tuần trước, ông trở thành báu vật cho đảng Dân chủ. Các chuẩn ứng viên Dân chủ đều ráo riết khai thác những phát biểu của Tiến sĩ Kay nhằm đả kích chính quyền Bush.
Họ tấn công nhầm mục tiêu, và vấn đề nghiêm trọng hơn thế.
Gian ý hay tối dạ"
David Kay là một công chức cao cấp, am hiểu về tình báo và có lương tâm chức nghiệp cao khi tuyên bố rất độc lập với truyền thông trước (đài NPR, hôm Thứ Bảy 24) rồi Thượng viện sau (Ủy ban Quân vụ, hôm Thứ Tư 28) những gì ông thấy, sau khi cầm đầu nhóm đặc nhiệm điều tra về võ khí tàn sát tại Iraq. Ông nhấn mạnh tới sự khiếm khuyết của tình báo Mỹ trong hồ sơ WMD của Iraq và tin rằng Saddam Hussein là một mối đe dọa cho Hoa Kỳ nhưng không có sẵn một lượng võ khí tàn sát đáng kể và Hoa Kỳ sẽ chẳng tìm ra loại võ khí này tại Iraq. Ông cũng cho biết rằng giới chức tình báo không bị áp lực của chính trị để đưa ra những báo cáo thuận lợi cho việc chính quyền Bush tấn công Iraq. Nói vắn tắt, George W. Bush không ngụy tạo hồ sơ tình báo để biện minh cho việc lật đổ Saddam nhưng tình báo Mỹ rõ ràng là không làm tròn chức năng của mình.
Trong mùa tranh cử, người ta nên thận trọng với lập luận của các chính khách, nhất là các ứng viên tranh cử, để nhìn ra sự thật. Sự thật đó là chính quyền Bush không có gian ý, nhưng bị dẫn tới quyết định sai lầm vì nhược điểm của hệ thống tình báo. Một số nhân vật đối lập đã không lỡ cơ hội để lại tung ra giả thuyết là Bush bày ra vụ khủng bố 9-11 hoặc vụ võ khí tàn sát, để có lý do gây hấn toàn cầu. Nhiều người khác thì cho rằng Bush quá dốt nên bị bịt mắt và vì vậy không xứng đáng lãnh đạo.
Vụ David Kay bùng nổ cùng lúc với việc Lord Hutton thông báo kết quả điều tra tại Anh về vụ Thanh tra David Kelly tự sát sau khi đài BBC loan báo những tiết lộ cũng về võ khí tự sát. Là một thẩm phán kỳ cựu, có uy tín và tinh thần độc lập, Lord Hutton chứng minh là chính quyền Tony Blair không xào nấu hồ sơ tình báo và tiết lộ danh tính của Kelly khiến nhân vật này phải tự sát, ngược lại, ông cho rằng BBC có trách nhiệm nặng trong cách khai thác chuyện này. Lập tức, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Gavyn Davies rồi Tổng giám đốc Grey Dyke của BBC đã phải từ chức sau khi công khai tạ lỗi.
Hai chuyện liên hệ tới cùng một cuộc chiến lại xảy ra cùng lúc nên đã được truyền thông khắp nơi loan tải với những suy luận phản ảnh quan điểm chính trị của mình mà không nhìn thấy một vấn đề phức tạp hơn ở bên dưới: sự mù lòa của tình báo.
Tình báo mù lòa
Không ai có tối thiểu hiểu biết lại tin rằng chính quyền Bush cố tình dàn dựng ra vụ khủng bố 9-11, nhưng có thể hoài nghi về lý do tham chiến tại Iraq là võ khí tàn sát. Từ năm 1998, Mỹ muốn nhổ cái gai Saddam Hussein và chính quyền Clinton cùng các nhân vật đang tấn công Bush về vụ Iraq đều đã từng đồng ý rằng Saddam là một đe dọa cho an ninh Hoa Kỳ. Nhưng, ông ta có võ khí tàn sát, hoặc có kế hoạch hay chương trình chế tạo võ khí tàn sát và bao giờ có khả năng sử dụng võ khí này là những ẩn số không ai biết. Một cơ quan đáng lý phải biết là tình báo CIA thì lại mù mờ hơn ai hết, như đã mù mờ trước đó về vụ khủng bố 9-11 và sau đó về khả năng phản công của tàn dư Saddam.
Khi vụ khủng bố xảy ra, tháng Chín năm 2001, Bush mới nhậm chức được chín tháng và thừa hưởng nguyên vẹn hệ thống tình báo của chính quyền trước. Đáng lẽ, ông đã phải lập tức cho điều tra vì sao tình báo Hoa Kỳ lại để xảy ra một vụ tày trời như vậy, ông tiếp tục tín nhiệm và lưu nhiệm Giám đốc CIA George Tenet. Kế tiếp là vụ điều tra về khả năng sử dụng võ khí tàn sát của Saddam Hussein. Iraq đã chế tạo một lượng võ khí đủ gây họa cho Mỹ hoặc đang có kế hoạch hay chương trình (từ kế hoạch qua chương trình là một giai đoạn dài cũng tới vài năm) chế tạo loại võ khí này" Saddam Hussein liên hệ với al-Qaeda như thế nào" Sau đó là khả năng phản công của Saddam nếu Mỹ tấn công Iraq: những ai sẽ bảo vệ chế độ, những ai sẽ gia nhập lực lượng du kích chống Mỹ, và Saddam có kế hoạch ứng phó ra sao, nếu Baghdad sụp đổ" Sau đó, Mỹ sẽ gặp những vấn đề gì trong việc ổn định Iraq" Ngần ấy câu hỏi sinh tử đều không có giải đáp chính xác khiến cho, sau khi vào Baghdad từ đầu tháng Tư, Mỹ đã lúng túng mất mấy tháng cho đến tháng 12 mới tương đối làm chủ được tình hình.
Người ta có thể phê phán chính quyền Bush là quá sợ Saddam mà tấn công Iraq, nhưng là người lãnh đạo đã từng chứng kiến vụ khủng bố 9-11, Bush không thể lấy những rủi ro quá lớn nên phải tung quân vào Iraq. Giữa lỗi lầm thái quá và lỗi lầm bất cập, Bush đã chọn lựa, huống hồ võ khí tàn sát chỉ là một phần của những lý do tham chiến tại Iraq. Lý do chính vẫn là khủng bố: gây chấn động tâm lý trong thế giới Hồi giáo để đánh xập hậu cứ của al-Qaeda và các lực lượng Hồi giáo quá khích.
Vấn đề là hệ thống tình báo Hoa Kỳ không thể nhìn xa hơn để cho lãnh đạo những yếu tố quyết định chính xác hơn.
*
Sau vụ khủng bố 9-11 và hàng loạt những chấn động khác, chính quyền Bush dường như chưa thấy ra nhược điểm lớn nhất của Hoa Kỳ là không hiểu gì về địch tình và đã bị đả kích, chế giễu, coi thường vì sự mù lòa này.
George W. Bush có thể tiếp tục “ngậm miệng ăn tiền”, bằng cách giao cho một ủy ban độc lập điều tra về sự khiếm khuyết của tình báo, với kết quả điều tra chỉ có thể thông báo vào năm tới, sau những thủ tục bổ nhiệm nhiêu khê rắc rối. Trong trường hợp đó, ông không đáng tái đắc cử và đối thủ của ông - bất cứ ai trong các ứng viên “sáng giá” hiện nay - sẽ dẫn Hoa Kỳ vào thế thủ, cho al-Qaeda cơ hội phản công.
Một giải pháp khác là phải cấp tốc cải tổ hệ thống tình báo và cho George Tenet về vườn, trước khi Hoa Kỳ mở chiến dịch tận diệt al-Qaeda tại biên giới Pakistan và Afghanistan. Một người có can đảm chính trị và viễn kiến chuyên môn để thay thế Giám đốc Tenet trong nhiệm vụ đó chính là Tiến sĩ David Kay. Lời điều trần của ông Kay trước Thượng viện cho Tổng thống Bush một cơ hội bằng vàng để cứu lấy cái ghế tổng thống của ông. Ta có vài tuần đến vài tháng là cùng để thấy ông Bush có biết khai thác cơ hội này chăng.
Nếu không, ông đáng bị thất cử vì thiếu khả năng lãnh đạo. Và al-Qaeda cùng các lực lượng Hồi giáo cực đoan quá khích sẽ thắng lớn.
Dù sao, những vụ điều tra và điều trần này có cho thấy một ưu điểm của nền dân chủ, tại cả Hoa Kỳ lẫn Anh Quốc: chính quyền không thể toàn quyền định đoạt mọi chuyện, kể cả dùng hệ thống an ninh và tình báo để thực hiện những mục tiêu hắc ám của mình.
Từ khi David Kay từ chức Trưởng toán đặc nhiệm điều tra về võ khí tàn sát (WMD) tại Iraq hôm Thứ Sáu tuần trước, ông trở thành báu vật cho đảng Dân chủ. Các chuẩn ứng viên Dân chủ đều ráo riết khai thác những phát biểu của Tiến sĩ Kay nhằm đả kích chính quyền Bush.
Họ tấn công nhầm mục tiêu, và vấn đề nghiêm trọng hơn thế.
Gian ý hay tối dạ"
David Kay là một công chức cao cấp, am hiểu về tình báo và có lương tâm chức nghiệp cao khi tuyên bố rất độc lập với truyền thông trước (đài NPR, hôm Thứ Bảy 24) rồi Thượng viện sau (Ủy ban Quân vụ, hôm Thứ Tư 28) những gì ông thấy, sau khi cầm đầu nhóm đặc nhiệm điều tra về võ khí tàn sát tại Iraq. Ông nhấn mạnh tới sự khiếm khuyết của tình báo Mỹ trong hồ sơ WMD của Iraq và tin rằng Saddam Hussein là một mối đe dọa cho Hoa Kỳ nhưng không có sẵn một lượng võ khí tàn sát đáng kể và Hoa Kỳ sẽ chẳng tìm ra loại võ khí này tại Iraq. Ông cũng cho biết rằng giới chức tình báo không bị áp lực của chính trị để đưa ra những báo cáo thuận lợi cho việc chính quyền Bush tấn công Iraq. Nói vắn tắt, George W. Bush không ngụy tạo hồ sơ tình báo để biện minh cho việc lật đổ Saddam nhưng tình báo Mỹ rõ ràng là không làm tròn chức năng của mình.
Trong mùa tranh cử, người ta nên thận trọng với lập luận của các chính khách, nhất là các ứng viên tranh cử, để nhìn ra sự thật. Sự thật đó là chính quyền Bush không có gian ý, nhưng bị dẫn tới quyết định sai lầm vì nhược điểm của hệ thống tình báo. Một số nhân vật đối lập đã không lỡ cơ hội để lại tung ra giả thuyết là Bush bày ra vụ khủng bố 9-11 hoặc vụ võ khí tàn sát, để có lý do gây hấn toàn cầu. Nhiều người khác thì cho rằng Bush quá dốt nên bị bịt mắt và vì vậy không xứng đáng lãnh đạo.
Vụ David Kay bùng nổ cùng lúc với việc Lord Hutton thông báo kết quả điều tra tại Anh về vụ Thanh tra David Kelly tự sát sau khi đài BBC loan báo những tiết lộ cũng về võ khí tự sát. Là một thẩm phán kỳ cựu, có uy tín và tinh thần độc lập, Lord Hutton chứng minh là chính quyền Tony Blair không xào nấu hồ sơ tình báo và tiết lộ danh tính của Kelly khiến nhân vật này phải tự sát, ngược lại, ông cho rằng BBC có trách nhiệm nặng trong cách khai thác chuyện này. Lập tức, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Gavyn Davies rồi Tổng giám đốc Grey Dyke của BBC đã phải từ chức sau khi công khai tạ lỗi.
Hai chuyện liên hệ tới cùng một cuộc chiến lại xảy ra cùng lúc nên đã được truyền thông khắp nơi loan tải với những suy luận phản ảnh quan điểm chính trị của mình mà không nhìn thấy một vấn đề phức tạp hơn ở bên dưới: sự mù lòa của tình báo.
Tình báo mù lòa
Không ai có tối thiểu hiểu biết lại tin rằng chính quyền Bush cố tình dàn dựng ra vụ khủng bố 9-11, nhưng có thể hoài nghi về lý do tham chiến tại Iraq là võ khí tàn sát. Từ năm 1998, Mỹ muốn nhổ cái gai Saddam Hussein và chính quyền Clinton cùng các nhân vật đang tấn công Bush về vụ Iraq đều đã từng đồng ý rằng Saddam là một đe dọa cho an ninh Hoa Kỳ. Nhưng, ông ta có võ khí tàn sát, hoặc có kế hoạch hay chương trình chế tạo võ khí tàn sát và bao giờ có khả năng sử dụng võ khí này là những ẩn số không ai biết. Một cơ quan đáng lý phải biết là tình báo CIA thì lại mù mờ hơn ai hết, như đã mù mờ trước đó về vụ khủng bố 9-11 và sau đó về khả năng phản công của tàn dư Saddam.
Khi vụ khủng bố xảy ra, tháng Chín năm 2001, Bush mới nhậm chức được chín tháng và thừa hưởng nguyên vẹn hệ thống tình báo của chính quyền trước. Đáng lẽ, ông đã phải lập tức cho điều tra vì sao tình báo Hoa Kỳ lại để xảy ra một vụ tày trời như vậy, ông tiếp tục tín nhiệm và lưu nhiệm Giám đốc CIA George Tenet. Kế tiếp là vụ điều tra về khả năng sử dụng võ khí tàn sát của Saddam Hussein. Iraq đã chế tạo một lượng võ khí đủ gây họa cho Mỹ hoặc đang có kế hoạch hay chương trình (từ kế hoạch qua chương trình là một giai đoạn dài cũng tới vài năm) chế tạo loại võ khí này" Saddam Hussein liên hệ với al-Qaeda như thế nào" Sau đó là khả năng phản công của Saddam nếu Mỹ tấn công Iraq: những ai sẽ bảo vệ chế độ, những ai sẽ gia nhập lực lượng du kích chống Mỹ, và Saddam có kế hoạch ứng phó ra sao, nếu Baghdad sụp đổ" Sau đó, Mỹ sẽ gặp những vấn đề gì trong việc ổn định Iraq" Ngần ấy câu hỏi sinh tử đều không có giải đáp chính xác khiến cho, sau khi vào Baghdad từ đầu tháng Tư, Mỹ đã lúng túng mất mấy tháng cho đến tháng 12 mới tương đối làm chủ được tình hình.
Người ta có thể phê phán chính quyền Bush là quá sợ Saddam mà tấn công Iraq, nhưng là người lãnh đạo đã từng chứng kiến vụ khủng bố 9-11, Bush không thể lấy những rủi ro quá lớn nên phải tung quân vào Iraq. Giữa lỗi lầm thái quá và lỗi lầm bất cập, Bush đã chọn lựa, huống hồ võ khí tàn sát chỉ là một phần của những lý do tham chiến tại Iraq. Lý do chính vẫn là khủng bố: gây chấn động tâm lý trong thế giới Hồi giáo để đánh xập hậu cứ của al-Qaeda và các lực lượng Hồi giáo quá khích.
Vấn đề là hệ thống tình báo Hoa Kỳ không thể nhìn xa hơn để cho lãnh đạo những yếu tố quyết định chính xác hơn.
*
Sau vụ khủng bố 9-11 và hàng loạt những chấn động khác, chính quyền Bush dường như chưa thấy ra nhược điểm lớn nhất của Hoa Kỳ là không hiểu gì về địch tình và đã bị đả kích, chế giễu, coi thường vì sự mù lòa này.
George W. Bush có thể tiếp tục “ngậm miệng ăn tiền”, bằng cách giao cho một ủy ban độc lập điều tra về sự khiếm khuyết của tình báo, với kết quả điều tra chỉ có thể thông báo vào năm tới, sau những thủ tục bổ nhiệm nhiêu khê rắc rối. Trong trường hợp đó, ông không đáng tái đắc cử và đối thủ của ông - bất cứ ai trong các ứng viên “sáng giá” hiện nay - sẽ dẫn Hoa Kỳ vào thế thủ, cho al-Qaeda cơ hội phản công.
Một giải pháp khác là phải cấp tốc cải tổ hệ thống tình báo và cho George Tenet về vườn, trước khi Hoa Kỳ mở chiến dịch tận diệt al-Qaeda tại biên giới Pakistan và Afghanistan. Một người có can đảm chính trị và viễn kiến chuyên môn để thay thế Giám đốc Tenet trong nhiệm vụ đó chính là Tiến sĩ David Kay. Lời điều trần của ông Kay trước Thượng viện cho Tổng thống Bush một cơ hội bằng vàng để cứu lấy cái ghế tổng thống của ông. Ta có vài tuần đến vài tháng là cùng để thấy ông Bush có biết khai thác cơ hội này chăng.
Nếu không, ông đáng bị thất cử vì thiếu khả năng lãnh đạo. Và al-Qaeda cùng các lực lượng Hồi giáo cực đoan quá khích sẽ thắng lớn.
Dù sao, những vụ điều tra và điều trần này có cho thấy một ưu điểm của nền dân chủ, tại cả Hoa Kỳ lẫn Anh Quốc: chính quyền không thể toàn quyền định đoạt mọi chuyện, kể cả dùng hệ thống an ninh và tình báo để thực hiện những mục tiêu hắc ám của mình.
Gửi ý kiến của bạn