Cuối năm 2003 tình cờ làm sao, khoa học thế giới rộn rã với hai khám phá mới nhất: 1) xác nhận chất tối và năêng lượng tối có thật trong vũ trụ và 2) xác nhận thêm nguồn gốc con người thời tiền sử.
Đây là hai đề tài cần thiết cho tôi cập nhật hóa bài viết Xuân Năm Con Khỉ. Tại sao các nhà khoa học từ 10 năm trước đã đặt ra giả thuyết có chất tối và năng lượng tối trong vũ trụ và hai cái của lạ này là gì vậy"
Mấy chục năm trước khi nhìn thấy vũ trụ giãn nở, các lý thuyết gia khoa học kết luận vũ trụ sinh ra bởi một sự bùng nổ. Đó là một lý thuyết đẹp, nhưng vẫn còn một số vướng mắc, chẳng hạn tại sao vật chất không phân tán đồng đều sau vụ nổ nguyên thủy mà có thể tụ lại từng đám để trở thành những thiên hà (galaxy) trong số có Ngân hà của chúng ta.
Giả thuyết thứ nhất ra đời theo đó phải có những vật chất rất nặng ta không nhìn thấy mới tạo được lực hấp dẫn các đám bụi vật chất quy tụ lại với nhau. Người ta gọi đó là "vật chất tối" vì nó không phát sáng. Nhưng chưa đủ vì nếu có "vật chất tối" tạo năng lượng hấp dẫn, tại sao các thiên hà không quy tụ lại mà vẫn tản mát chạy xa nhau như ta thấy hiện nay"
Lại một giả thuyết khác ra đời, đó là vũ trụ phải có một loại năng lượng khác ngược lại lực hấp dẫn, nghĩa là lực đẩy thay vì lực hút nên vũ trụ mới tiếp tục giãn nở chớ không thu lại. Người ta gọi đó là năng lượng "âm" cho nó khác năng lượng "dương" tức lực hấp dẫn. Vì khôâng thể thấy năng lượng ngược đời này, người ta gọi đó là năng lượng tối. Nhưng đó chỉ là những giả thuyết, nếu không chứng minh được thuyết Vũ trụ Bùng nổ sẽ lâm nạn, có thể bị loại bỏ.
Tháng 10 năm 2003, giới khoa học loan báo kết quả sau cả chục năm tìm kiếm đã thấy những bằng chứng về "chất tối nặng" và cả "năng lượng tối" làm vũ trụ giãn nở. Các nhà thiên văn còn tính được tỷ lệ trong vũ trụ có đến 73% là năng lượng tối, 23% là vật chất tối. Như vậy vũ trụ của chúng ta, 96% là những gì vô hình chúng ta không thể nhìn thấy, còn lại 4% là gì" Đa số là những vật chất thường như chúng ta đã biết nhưng không phát sáng nên chúng ta cũng không thể nhìn thấy. Phần vũ trụ có phát sáng như các ngôi sao chỉ chiếm có 0.4% của tổng khối vũ trụ.
Hỡi ôi, tất cả những thiên hà, những ngôi sao kể cả siêu sao mới (supernova) hay vật sáng quasar mà chúng ta tưởûng là toàn thể trời và đất, thật ra chỉ chiếm một phần quá nhỏ (0.4%). Và Trái Đất mà chúng ta đang sống cũng chưa bằng một hạt bụi của vũ trụ. Vậy con người từ đâu đến"
Nguồn gốc, tiến hóa
Ngày nay môn "Hóa học Tiền Sinh học" cho biết các động vật xuất hiện trên Trái Đất 300 triệu năm trước là loài bò sát. Loài có vú chỉ xuất hiện khoảng 100 triệu năm sau đó. Khoảng 65 triệu năm trước đây, loại khủng long (dinosaur) đã biến mất mau lẹ, nhường chỗ cho một sự nở rộ của muôn loài cầm và thú.
Về loài người, môn "Khảo cổ nhân chủng học" đã tìm thấy những di tích và xương cốt chôn vùi dưới đất của một loàøi gọi là "primate" có sức phát triển mạnh bắt đầu từ khoảng 7 triệu năm trước dưới hình dạng giống loài khỉ sơ khai. Khoảûng trên 2 triệu năm trước, hình dạng primate còn bao gồm một loạt những loài có thể gọi là "dạng người" (hominid) bởi vì chúng có thể đứng thẳng và di chuyển bằng hai chân thay vì dùng cả bốn chân như các loài có vú khác. Loài hominid này bao gồm những loại khỉ lớn nhỏ, vượn, đười ươi, hắc tinh tinh, và cả một loại gần giống như người nên có thể gọi là "dã nhân", một phần còn lại đến ngày nay, nhưng một phần khác đã bị tiêu diệt.
Vào khoảng 2 triệu năm trước, giống dã nhân (homo) có một loại gọi là Homo habilis, có hai chân hai tay dài hơn các loại hominid kháùc, nhất là bàn tay đã có sự khéo léo để biết sử dụng các cục đá làm dụng cụ. Loại Habilis nhỏ bé, nhưng vào khoảng 1.75 triệäu năm trước một loại lớn hơn gọi là Homo erectus đã phát triển mạnh, có khả năng đứng thẳng lâu hơn và đi mạnh hơn, nên có thể coi đây là tiền thân của loại homo sapien, thủy tổ của loài người. Vào khoảng 300,000 năm trước đây các loại dã nhân khác đã dần dần bị tiêu diệt chỉ còn loại homo sapien biết sử dụng những dụng cụ bằng đá tinh vi hơn và có bộ óc to hơn các loài homo khác. Loại homo sapien phát triển thêm nữa đến khoảng 90,000 năm trước đây mới xứng đáng được gọi là người tiền sử, vì lúc đó các vị thủy tổ đã có hình dạng giống như loài người ngày nay.
Khoa học cho biết các loài Homo habilis và Homo erectus đều có gốc gác ở Phi châu. Trong khoảng thời gian dài từ 1.7 triệu năm trước, họ đã bắt đầu di dân qua Trung Đông rồi từ đó tản mát phần lớn qua phía Đông về phía Á châu, chỉ có một phần nhỏ tiến về phía Tây Bắc qua Âu châu. Ở Trung Quốc, người ta đã tìm thấy xương loài Homo erectus sống vào khoảng 1.1 triệu năm trước đây. Trong khoảng thời gian trên 1 triệu ruỡi năm, các loài Homo vừa tản mát đi các nơi lại vừa tiến hóa rất mau lẹ nên từ "dã nhân" họ đã thành người thật như ngày nay.
Hồi tháng 8 năm 2003, báo chí khoa học loan tin các nhà khảo cổ tìm thấy xương cốt của loài Homo erectus tại Georgia, một nước Cộng hòa cũ của Liên Bang Sô Viết gần Hắc Hải, phía trên Thổ Nhĩ kỳ, cũng trên đường di dân của các vị "dã nhân" đi về phía Á châu. Các xương này thuộc loại dã nhân sống vào 1.75 triệu năm trước, chứng tỏ các cuộc di dân có thể đã có nhiều đợt sớm hơn và nếu xét theo di tích các vật dụng đào lên được, có thể ngoài giống Erectus còn có cả các giống dã nhân khác.
Nguồn gốc đã xác định, sự tiến hóa của giống người tiền sử đã để lại nhiều di tích cho thấy có sự nở rộ phi thường về tâm trí con người khoảng 50,000 năm trước đây, nhờ việc đào tìm thấy các dạng vật dụng như đồ trang sức, trạm khắc, xương thú vật mài nhọn gắn vào đầu gậy làm vũ khí và nhiều loại vật dụng khác. Mấy chục năm trước người ta tìm thấy trong các hang động sâu ở Pháp có những hình con ma-mút, con tê giác có lông dài mượt vẽ trên đá của người tiền sử khoảng 32,000 năm trước. Vấn đề đặt ra là trong các loài dã nhân, tại sao chỉ có một loài tiến hóa thành người và cái gì đã giúp cho sự tiến hóa đó.
Khối óc, bàn tay
Sự tiến hóa và phát triển của con người bắt đầu từ thời nguyên thủy trước hết là do sự nẩy nở của bộ óc. Bộ óc của con người hiện đại lớn gấp 7 lần bộ óc của các loại sinh vật có vú tầm cỡ cũng lớn bằng con người. Trong khoảng thời gian từ 7 đến 2 triệu năm trước, bộ óc của các loại dã nhân chỉ bằng bộ óc của loài khỉ ngày nay. Óc các vị thủy tổ của chúng ta nẩy nở bắt đầu từ khoảng 2 triệu năm trước. Sự nẩy nở của bộ óc đã giúp con người tiền sử tiến hóa rất mau so với những thời kỳ dã nhân đã qua. Óc nẩy nở giúp họ có trí khôn để tìm ra những nguồn lương thực khác nhau, khiến họ có khả năng làm ra những dụng cụ đầu tiên thô sơ bằng đá để khai thác thêm các dạng lương thực có sẵn trong thiên nhiên. Nhiều thực phẩm giúp con người tiền sử sinh con cái nhiều hơn do đó làm nẩy ra ý thức về tập thể gia đình, đưa đến việc thành hình các tập thể lớn hơn như nhóm, bộ lạc rồi sau đến xã hội nói chung.
Ngoài bộ óc một sự phát triển khác cũng rất quan trọng là đôi bàn tay. Có óc chưa đủ, còn phải có đôi tay để tạo dụng cụ từ những hòn đá, cái cây hay khúc xương thú. Và đôi tay cũng cần để sử dụng những dụng cụ đó. Muốn biết đôi tay của con người đã tiến triển như thế nào, hãy so sánh bàn tay của chúng ta với bàn tay của con khỉ. Tay con khỉ có lòng bàn tay dài nhưng ngón ngắn, nhất là ngón cái rất ngắn, do đó các đốt ngón tay khó mềm mại. Sở dĩ có bàn tay như vậy là vì khỉ có nhu cầu leo cây, phải đánh đu trên cành cây, lòng bàn tay dài ngón tay ngắn dễ nắm chắc lấy các cành cây lớn để khỏi bị tuột. Khi tiến hóa đến độ đứng thẳng và chạy bằng hai chân, nhu cầu leo cây không còn nữa, loại dã nhân hominid cần có bàn tay nắm chắc được các vật nhỏ hơn, vì thế lòng bàn tay ngắn lại, các ngón tay trở thành dài hơn và các đốt mềm mại hơn.
Một hình thế quan trọng nhất của loại bàn tay này là ngón tay cái và ngón tay trỏ có thể khum lại và đụng với nhau. Tay khỉ không làm được như vậy. Ngón tay trỏ và ngón cái khum khum đụng với nhau có ý nghĩa gì vậy" Ý nghĩa của nó là sự chính xác và nhẹ nhàng. Thí dụ khi ta muốn sỏ sợi chỉ vào lỗ kim khâu, chúng ta đều phải sử dụng ngón trỏ và ngón cái để cầm sợi chỉ. Khi cầm bút viết hay vẽ, hai ngón này cũng là chủ yếu để điều khiển cho chính xác. Các ngón tay mềm mại còn có thể dùng để cặp bằng hai ngón tay bất cứ ngón nào, nhưng khi muốn điều khiển cho chính xác hai ngón cái và trỏ vẫn cần, kể cả khi cầm đũa cầm muỗng. Ngoài sự mềm mại và chính xác, bàn tay của con người còn cần có sự nắm chắc nghĩa là phải có lực. Thí dụ khi ta cầm chắc một quả bóng ten-nít, hoặc muốn xoay vặn một vật nhỏ bằng bàn tay, hoặc nắm một vật gì dài như cây gậy cho chắc để đập hay kéo, nghĩa là khi cần đến sức mạnh, lòng bàn tay và cả năm ngón tay sẽ phối hợp để làm ra lực.
Một bàn tay tiến hóa như vậy đã giúp cho loài người tiền sử làm được những dụng cụ ngày một tinh xảo hơn, từ một cục đá khó nắm giữ, loài người đã tiến đến thời đại dùng đồ đá nghĩa là những vật dụng làm bằng đá được mài dũa như chày, búa, kể cả mũi nhọn và dao.
Bàn tay phối hợp với khối óc ngày một lớn đưa đến những phát minh về muôn triệu dụng cụ cần thiết cho con nguời để thích ứng với sự sống ngày thêm phức tạp vì nhu cầu nỗi ngày một nhiều và đa dạng. Cho đến ngày nay những phát minh kỹ thuật học hiện đại nhất cũng không thể thiếu đôi tay khéo léo tinh diệu của con người.
Sự phối hợp giữa bàn tay và khối óc còn làm tăng thêm giác quan thứ năm của con người là sự sờ mó, khiến chúng ta có thêm một cánh cửa mở rộng ngoài bốn giác quan khác để quan sát tìm hiểu thế giới sống của chúng ta. Sự phối hợp đó cũng giúp cho mối quan hệ hai chiều nói chung giữa bộ óc và cơ thể loài người. Một bằng chứng rõ rệt là khu vực trong bộ óc của chúng ta có trách nhiệm điều khiển đôi bàn tay đã phát triển lớn hơn rất nhiều so với khu vực này trong bộ óc các loài khỉ.
Thủ ấn, Phật tâm.
Trên đây là những khám phá và nhận xét của các nhà khoa học về đôi bàn tay của con người. Riêng tôi muốn bàn sang một lãnh vực khác của bàn tay có chữ "tâm" ở đầu. Khởi đầu là một điều dễ thấy nhất. Ngoài việc tạo ra và sử dụng vật dụng, bàn tay của chúng ta còn có khả năng làm dấu hiệu như mời chào, đón nhận hay chối từ, thay cho lời nói kể cả một loạt những dấu hiệu bằng tay dùng làm ngôn ngữ giúp cho kẻ điếc hiểu được lời nói. Người điếc cũng có thể nói chuyện với nhau bằng cách ra những dấu tay đã được quy định thành một hệ thống chung như chữ viết. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh ít người chú ý đến: bàn tay có thể làm bộc lộ những suy tư từ đáy lòng mà không cần phải nói ra, nghĩa là bàn tay với chữ "tâm" và ở một mức cao siêu hơn, bàn tay bộc lộ chữ "thần" trong lãnh vực tâm linh.
Chúng ta thường thấy hình ảnh Đức Phật lưu truyền lại từ ngàn xưa, thông thường nhất là dạng Phật ngồi trên tòa sen hai bàn tay mở ra và ngửa lên. Thủ ấn này có ý nghĩa gì vậy" Bàn tay ngửa và mở là dấu hiệu của sự cởi mở, bao dung, đón nhận tất cả chúng sinh và cũng sẵn sàng ban bố cho tất cả những gì vi diệu nhất trong đạo pháp của Ngài. Đây không phải chỉ là một sự ra dấu mà thật ra là một lời dạy. Chúng ta hãy thử ngồi như Ngài, hai bàn tay mở ra và ngửa lên để hai bên gối, một lúc lâu chúng ta tự nhiên thấy lòng dạ cởi mở, tâm hồn thư thái, những gì sôi động nhất trong tâm can bỗng như lắng lại. Phật pháp còn nhiều thủ ấn khác không tiện viết ở đây, nhưng có một hình ảnh rất phổ thông là hai tay chắp trước ngực của Phật tử. Đây là thủ ấn đảnh lễ lạy Phật, kính ngưỡng Tam Bảo Phật Pháp Tăng, đồng thời là dấu hiệu an lạc nội tâm và thể hiện lời nguyện cầu thái bình cho chúng sinh.
Ai cũng có thể mở bàn tay bất cứ lúc nào, nhưng nên nhớ bàn tay mở ra mà úp xuống lại tiềm ẩn một ý nghĩa khác hẳn. Nó là hình ảnh những móng vuốt của con cọp úp xuống khi nó nằm rình rập chuẩn bị nhảy lên vồ mồi. Nó là sự giấu diếm che đậy và lừa lọc. Còn bàn tay nắm lại có ý nghĩa khác hơn nữa. Thế thường, người ta nắm tay lại khi giận dữ, căm hận hay báo hiệu một sự quyết tâm, một hành động quyết liệt kể cả việc dùng bạo lực. Về điểm này chúng tôi muốn nói thêm đến cách chào của nhà binh thời nay. Khi mở bàn tay và đưa lên nghiêng cạnh mắt, đó lối chào cấp trên của người lính tiềm ẩn một sự kính trọng cùng một sự phục tùng tuyệt đối, sẵn sàng thi hành lệnh. Thế nhưng ở Việt Nam khi bộ đội Việt Minh mới nổi lên khoảng giữa thập niên 40, họ chào nhau bằng cách đưa nắm đấm lên cạnh mắt. Đó là dấu hiệu của bạo lực tuyệt đối chớ không còn ý nghĩa gì khác.
Vì dấu ấn bạo lực của quả đấm, chúng tôi muốn bàn qua một chút đến lãnh vực võ thuật. Võ học Trung Hoa thường phân biệt "chưởng" (bàn tay) và "quyền" (nắm đấm). Hai thế này khác nhau như thế nào, thế nào mạnh hơn" Và khi nào dùng chưởng, khi nào dùng quyền" Tôi nghĩ cả hai đều mạnh nhưng mỗi thứ mạnh một khác. Quyền mạnh về ngoại công, chủ yếu đả ngoại thương thấy rõ ngay ở ngoài da. Chưởng mạnh về nội công, chuyên gây nội thương trong lục phủ ngũ tạng, bên ngoài không thấy dấu vết. Tuy nhiên khi đã học võ, người ta phải học cả nội ngoại công, nhưng nội công vẫn là căn bản. Luyện chưởng là luyện khí công ở lòng bàn tay, cạnh bàn tay và các ngón tay. Tóm lại chuyện tập luyện võ công liên quan đến bàn tay con người.
Tập luyện võ công và tu luyện thiền định của đạo Phật giống nhau ở một điểm khởi đầu. Đó là phép tập trung tư tưởng để xóa bỏ tạp nhiễm. Mục tiêu thứ nhất của môn Khí công là dùng chân khí trong người đả thông kỳ kinh bát mạch. Muốn sử dụng chân khí, dẫn nó chạy trong kinh mạch, bắp thịt không làm được, gân cốt không làm được, chỉ có ý chí cực mạnh mới làm được. Tập trung tư tưởng chính là bước sơ đẳng để luyện ý chí. Vậy làm thế nào để tập trung tư tưởng" Tôi muốn trở lại phép thủ ấn có từ đời thượng cổ. Đó là ngón tay cái và ngón tay trỏ đụng vào nhau trong khi bàn tay khum lại. Trong đoạn nói về việc này ở trên, tôi có ghi đó là biểu hiện của nhu cầu một sự chính xác (precision). Tôi chỉ cần nói thêm: có chính xác mới xác định được tư tưởng ở điểm nào, huyệt đạo nào, kinh mạch nào trong cơ thể để hướng dẫn chân khí chạy qua đó. Ngày nay nếu đôi khi thấy hình ảnh trên tạp chí hay TV các ông các bà Mỹ ngồi thiền (meditation) với hai bàn tay để ngửa, bàn tay hơi khum lại để ngón cái và ngón trỏ đụng nhau, xin cũng đừng nên ngạc nhiên và hỏi tại sao.
Hướng tới tương lai
Tương lai loài người sẽ ra sao" Câu hỏi đó quá tổng quát, có lẽ nên nhìn đến một vấn đề cụ thể hơn vì có sự dẫn chứng. Sự tiến hóa của con người đã ngưng chưa hay còn tiếp tục nữa" Quan trọng nhất là bộ óc. Từ những bộ óc nhỏ xíu của loại dã nhân hàng triệu năm trước, chúng ta đã có những bộ óc lớn hơn nhiều cho đến ngày nay để có thể thực hiện được những chuyện kỳ diệu nhất trên hành tinh này và có lẽ cả toàn bộ vũ trụ. Vậy tạïi sao chúng ta không tiếp tục tiến hóa để có những bộ óc lớn hơn nữa trong tương lai" Nếu xét đến lòng tham vô đáy, thật cũng dễ tưởng tượng một triệu năm nữa loài người chúng ta sẽ có cái đầu to như cái thúng giống như hình ảnh những "người aliens" trong vũ trụ mà các phim khoa học giả tưởng đã tưởng tượng giùm chúng ta. Đầu càng to óc càng bự, ta càng thông minh và giỏi như thần tiên thì càng tốt chớ có sao.
Nhưng khoan đừng vội mừng. Trước hết không có định luật nào cho thấy bộ óc càng lớn, trí tuệ càng cao. Và đã có một bằng chứng cụ thể do các nhà khảo cổ nhân chủng học tìm thấy: bộ óc của những dã nhân khoảng 160.000 năm trước đây cũng đã lớn bằng bộ óc của loài người chúng ta hiện nay. Điều đó có nghĩa là bộ óc của loài người tính từ thời tiền sử vẫn không lớn thêm chút nào, sức lớn của nó đã khựng lại từ 160.000 năm trước. Vậy mà tính trong 100 năm qua, những tiến bộ của loài người ngày nay đã lớn hơn gấp bội những tiến bộ mà các vị thủy tổ đã đạt được trong cả triệu năm qua.
Mặt khác dù muốn có đầu to hơn, chúng ta cũng gặp phải một sự cản trở rất lớn theo định luật lựa chọn tự nhiên. Bộ óc nở lớn cũng giống như mở rộng một hệ lưới computer (network) ngày nay, cần phải gắn thêm rất nhiều đường dây để nối liền các bộ vi xử lý với nhau. Bởi vậy sự bành trướng có giới hạn của nó chớ không thể vô hạn. Ngoài ra sự bành trướng của cái sọ còn đòi hỏi những nỗ lực ghê gớm của cơ thể con người - nhất là cơ thể của phụ nữ mang thai. Cho đến nay, các bà sinh thai nhi có đầu hơi bự hơn bình thường đã thấy khó khăn vì khung xương chậu (pelvis) của các bà chỉ có hạn, thai nhi không ra lọt nên có khi phải mổ bụng mẹ để lấy con ra. Nếu vài trăm ngàn hay một triệu năm tới con người có đầu to gấp hai ba lần cái đầu hiện nay, các bà có thể sinh con với khung xương chậu hiện nay không" Lẽ tự nhiên, luật tiến hóa cũng phải làm cơ thể các bà có khung xương chậu lớn gấp hai ba lần cỡ hiện nay. Lúc đó các bà sẽ đi đứng ra sao"
Thôi, thôi, xin đừng bắt tôi tưởng tượng nữa. Cứ hình dung các bà của loài người tương lai đi khệnh khạng như con cua với hai chân khòm khòm, tôi cũng đã đủ thấy khiếp vía rồi. Vậy tương lai của loài người ra sao" Có lẽ chúng ta phải chờ đến lúc tương lai trở thành quá khứ mới biết. Một học giả nói: "Chúng ta đã biết chúng ta từ đâu đến. Còn vấn đề chúng ta sẽ đi đến đâu, thật sự không thể nào biết. Có lẽ cũng như đánh số, chờ đến ngày mở số mới biết". Tôi không đồng ý. Tôi không theo thuyết định mạng cứng nhắc và thẳng tắp, tôi nghĩ tương lai của chúng ta có xác suất về một hướng chớ không đẳng hướng như con thò lò quay số may rủi. Sự phát triển của trí tuệ bắt buộc phải đi cùng với sự phát triển của lương tri. Trí tuệ càng rộng, lương tri càng sáng. Chỉ những kẻ ngu si mê muội mới không có lương tri. Tiến hóa để tự tiến chớ không phải để tự diệt.
Mấy tuần trước, lật trang một tạp chí Mỹ tình cờ tôi thấy hình hí họa một vị tiền sử, râu tóc xồm xoàm, thân hình cao lớn chắc nịch, tay cầm một cái chày thô sơ phía đầu gồ ghề lớn bằng cái cột nhà, trông hào hùng vô cùng. Tôi nghĩ đây đúng là mẫu người anh hùng thủy tổ của chúng ta, nhưng thấy hơi nản khi đọc phụ chú phía dưới "Cái chày của ta bự nhất thiên hạ, ta sẽ làm chủ". Cái chân lý này chỉ đúng với thời tiền sử 100.000 năm trước.
Xuân Giáp Thân 2004.
Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
(Trích từ báo Xuân, trong Việt Báo Báo Tết Giáp Thân 2004, đang phát hành khắp nơi)