Tam Quy Y Tam Bảo là quy y Phật, Pháp, Tăng, ba báu vật siêu thế, không có cái gì trên thế gian này có thể so sánh được ngay cả bạc vàng, ngọc ngà, châu báu.
Quả đúng như vậy, chúng ta vì vô minh nên đã phải lạc lõng, trôi lăn hằng hà, sa số kiếp với sự sống chết, phiền não thống khổ để rơi nước mắt mình tràn nay như biển, và để xương cốt của chính mình chất cao như núi, cứ như thế chúng ta đi loanh quanh, luẩn quẩn trong vòng bánh xe luân hồi dài vô cùng, vô tận và không làm sao có thể thoát ra khỏi cái bánh xe hãi hùng ấy!
May thay, hạnh phúc thay, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, đấng cha lành toàn giác đã trao truyền Ba Viên Ngọc Quý là những tấm bản đồ, là những kim chỉ nam dẫn dắt những người con đang đi lạc đường, đang đắm chìm trong sinh tử, đang khốn khổ tìm đường ra, mà càng tìm thì lại càng lạc ! thì đây có tấm bản đồ chính xác, vô cùng rốt ráo để chỉ đường, khai lối cho những đứa con hội đủ duyên lành và có ý chí quật cường, khao khát giác ngộ để giải thoát khổ đau, sinh tử cũng là để thoát khỏi vòng xe luân hồi ấy.
Vậy nếu muốn đạt được mục đích, cứu cánh tuyệt vời đó, thì chúng ta phải có tâm chân thành, có lòng can đảm, có ý chí cương quyết, dũng mãnh để nhận lãnh và thực hành tích cực với Ba Bảo Vật vi diệu nhiệm mầu này là " Tam Bảo".
Đã quy y Tam Bảo thì chúng ta không còn sợ đi lạc đường lạc lối nữa, nhưng phải vững tâm, phải thông minh đừng ngã lòng thối chí, không nghe bất cứ ai xúi bậy kẻo lại đi lạc đường, chúng ta hãy nhất tâm, nhất chí, thẳng đường mà đi, thì lo gì không tiến tới mục đích.
Vậy quy y Tam Bảo là gì"
Quy Y Phật : Là nương theo Phật, đấng Đại Giác, với trí tuệ tột cùng, từ bi vô lượng, bình đẳng tuyệt đối, thử hỏi còn có ai có thể so sánh được"
Quy Y Pháp : Giáo Pháp của Đức Phật : 12 Đại Tạng Kinh, 84 ngàn pháp môn, một giáo pháp siêu việt, sâu rộng vô ngần mé, nếu chúng ta chịu can đảm, kiên trì học hỏi và thực hành rốt ráo, thì nhờ giáo pháp nầy mà chúng ta giác ngộ và sẽ thoát khỏi biển trầm luân sinh tử. Vậy thử hỏi còn gì quý báu hơn được Bảo Pháp nầy"
Quy Y Tăng : Tăng đại diện cho Tam Bảo. Tăng là những vị đang tu hành, học hỏi và thực hành ráo riết Giáo Lý của Đức Phật, theo đúng bước chân của Đức Phật là ly gia, cắt ái, buông bỏ mọi danh vọng, tiền tài vật chất, để tiến tu, tinh tấn không ngừng nghỉ từng giây, từng phút, mục đích không ngoài việc tự giác để giải thoát chính mình, rồi tha giác để giải thoát chúng sinh ra ngoài vòng phiền não sinh tử. Quy Y những vị tăng thật thanh tịnh, thật chân chính vì các ngài có trí tuệ, hiểu rốt ráo về Phật Pháp và có đủ khả năng để dìu dắt chúng ta trên bước đường từ mê về giác.
Nói sâu rộng hơn và nói vắn tắt về Quy Y Tam Bảo còn có nghĩa là nhờ tha lực Phật, Pháp, Tăng mà chúng ta biết đường hướng nội, biết tìm Đạo vẫn sẵn có ở ngay chúng ta, chứ không còn hướng ngoại tìm cầu, ỷ lại viễn vông ! Khi giác ngộ thì chính chúng ta là Tam Bảo, chúng ta là Phật (vì ai cũng có Phật tính, nhưng phải tu hành sao cho nhận ra được Phật Tính ấy, dĩ nhiên Phật Tính có đủ 12 đại tạng kinh), đã có 12 đại tạng kinh nơi ta, thì chính chúng ta cũng là Pháp, và chính chúng ta cũng là Tăng vì chúng ta đang dùng thân hiện hữu này, dưới hình thức một vị tăng đang học hỏi, tu hành để nhận ra Tự Tính của mình. Đức Phật dạy:
"Ta là Phật đã thành,
Chúng sinh là Phật sẽ thành"
là như vậy đó.
Ngũ Giới : Là Giới Điều đặt ra để giúp cho chúng ta tu hành mau có kết quả hơn, tu hành mà không giữ giới thì tu bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp cũng vô ích mà thôi! Giới là tấm gương thanh tịnh, sáng ngời, luôn sát chúng ta để nhắc nhở, để khích lệ chúng ta. Hành giả nào mà giữ đúng được 5 giới và không bao giờ vi phạm một mảy may, thì hành giả đó đã đắc giới, có nghĩa là Giới và hành giả đó là Một, vị này đáng được tán thán, tôn sùng, chúng ta gọi họ là thiện nhân, là đại nhân đúng nghĩa và dù muốn, dù không vị ấy đang tiến sâu vào con đường của Thánh Nhân.
Thế nào là thọ Ngũ Giới "
Xin thưa rằng thọ 5 giới ấy vô cùng giản dị, tưởng như rất dễ, nhưng thực ra khi thực hành đúng mức, thì nó cũng vô cùng khó khăn đối với tất cả mọi người chúng ta, dù là tu sĩ hay cư sĩ! Hãy chân thật với lòng mình tuyệt đối và đừng điên đảo với chính mình. Khi lãnh thọ 5 giới này, thì mới có hiệu quả tốt và tâm mình cũng được yên ổn, an lành, không lo sợ, áy náy và ân hận.
Để khỏi bị ray rứt rằng mình đã phạm giới và cảm thấy mình không thể giử giới được, nếu mình cứ luôn luôn phạm giới trong suốt cuộc đời mình, thì tốt hơn đừng thọ giới để đỡ bị tội lỗi hơn.
Nếu chúng ta chỉ thọ Giới vì a tòng, thọ cho có lệ để rồi cẩu thả, giải đãi đối với giới, thì đương nhiên chẳng được gì mà lại còn mang biết bao nhiêu hậu họa, tai hại, nguy hiểm vô cùng vì không giữ đúng lời thề nguyện, do lẽ đó mà tu không biết bao nhiêu kiếp cũng chẳng xong chỉ vì phạm lời thề! Không giử đúng lời nguyện, thì chúng ta phải trả nghiệp quả cho những hành vi, lời nói, ý niệm của thân tâm mình chứ làm sao mà tránh khỏi cho được luật nhân quả và nghiệp báo.
Còn như chúng ta giữ được 5 giới đúng mức thì kết quả được trọn vẹn cả 2 mặt Đời lẫn Đạo.
- Về Đạo : Thân tâm được thanh tịnh, an lạc vì có 5 giới trong tay, hướng dẫn chúng ta đi đúng con đường chánh pháp.
- Về Đời : Dĩ nhiên chúng ta là những thiện nhân, chắc chắn chúng ta có hạnh phúc, vì chúng ta chẳng còn bao giờ phạm lỗi lầm, thì chúng ta là những tấm gương sáng để hướng dẫn gia đình, con cháu và chúng ta cũng là những bông hoa hữu ích, đem hạnh phúc, hòa bình cho quốc gia, xã hội.
Vậy 5 giới ấy là những giới gì"
- Giới thứ nhất : Không sát sinh
- Giới thứ hai : Không trộm cắp
- Giới thứ ba : Không tà dâm
- Giới thứ tư : Không nói dối
- Giới thứ năm: Không uống rượu, không xử dụng ma túy và chất độc, trong đó có sách báo, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, chuyện trò nhảm nhí sẽ tự hủy hoại thân tâm, liên hệ đến cha mẹ, gia đình, xã hội, tổ quốc và là gương xấu cho thế hệ trẻ tương lai.
Cả 5 giới này, chúng ta hãy thi hành triệt để và tự nghiêm khắc với chính mình, nghĩa là cố gắng không phạm một giới nào dù bằng hành động, lời nói hay ý nghĩ.
(Thiền Viện Sùng Nghiêm)
Quả đúng như vậy, chúng ta vì vô minh nên đã phải lạc lõng, trôi lăn hằng hà, sa số kiếp với sự sống chết, phiền não thống khổ để rơi nước mắt mình tràn nay như biển, và để xương cốt của chính mình chất cao như núi, cứ như thế chúng ta đi loanh quanh, luẩn quẩn trong vòng bánh xe luân hồi dài vô cùng, vô tận và không làm sao có thể thoát ra khỏi cái bánh xe hãi hùng ấy!
May thay, hạnh phúc thay, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, đấng cha lành toàn giác đã trao truyền Ba Viên Ngọc Quý là những tấm bản đồ, là những kim chỉ nam dẫn dắt những người con đang đi lạc đường, đang đắm chìm trong sinh tử, đang khốn khổ tìm đường ra, mà càng tìm thì lại càng lạc ! thì đây có tấm bản đồ chính xác, vô cùng rốt ráo để chỉ đường, khai lối cho những đứa con hội đủ duyên lành và có ý chí quật cường, khao khát giác ngộ để giải thoát khổ đau, sinh tử cũng là để thoát khỏi vòng xe luân hồi ấy.
Vậy nếu muốn đạt được mục đích, cứu cánh tuyệt vời đó, thì chúng ta phải có tâm chân thành, có lòng can đảm, có ý chí cương quyết, dũng mãnh để nhận lãnh và thực hành tích cực với Ba Bảo Vật vi diệu nhiệm mầu này là " Tam Bảo".
Đã quy y Tam Bảo thì chúng ta không còn sợ đi lạc đường lạc lối nữa, nhưng phải vững tâm, phải thông minh đừng ngã lòng thối chí, không nghe bất cứ ai xúi bậy kẻo lại đi lạc đường, chúng ta hãy nhất tâm, nhất chí, thẳng đường mà đi, thì lo gì không tiến tới mục đích.
Vậy quy y Tam Bảo là gì"
Quy Y Phật : Là nương theo Phật, đấng Đại Giác, với trí tuệ tột cùng, từ bi vô lượng, bình đẳng tuyệt đối, thử hỏi còn có ai có thể so sánh được"
Quy Y Pháp : Giáo Pháp của Đức Phật : 12 Đại Tạng Kinh, 84 ngàn pháp môn, một giáo pháp siêu việt, sâu rộng vô ngần mé, nếu chúng ta chịu can đảm, kiên trì học hỏi và thực hành rốt ráo, thì nhờ giáo pháp nầy mà chúng ta giác ngộ và sẽ thoát khỏi biển trầm luân sinh tử. Vậy thử hỏi còn gì quý báu hơn được Bảo Pháp nầy"
Quy Y Tăng : Tăng đại diện cho Tam Bảo. Tăng là những vị đang tu hành, học hỏi và thực hành ráo riết Giáo Lý của Đức Phật, theo đúng bước chân của Đức Phật là ly gia, cắt ái, buông bỏ mọi danh vọng, tiền tài vật chất, để tiến tu, tinh tấn không ngừng nghỉ từng giây, từng phút, mục đích không ngoài việc tự giác để giải thoát chính mình, rồi tha giác để giải thoát chúng sinh ra ngoài vòng phiền não sinh tử. Quy Y những vị tăng thật thanh tịnh, thật chân chính vì các ngài có trí tuệ, hiểu rốt ráo về Phật Pháp và có đủ khả năng để dìu dắt chúng ta trên bước đường từ mê về giác.
Nói sâu rộng hơn và nói vắn tắt về Quy Y Tam Bảo còn có nghĩa là nhờ tha lực Phật, Pháp, Tăng mà chúng ta biết đường hướng nội, biết tìm Đạo vẫn sẵn có ở ngay chúng ta, chứ không còn hướng ngoại tìm cầu, ỷ lại viễn vông ! Khi giác ngộ thì chính chúng ta là Tam Bảo, chúng ta là Phật (vì ai cũng có Phật tính, nhưng phải tu hành sao cho nhận ra được Phật Tính ấy, dĩ nhiên Phật Tính có đủ 12 đại tạng kinh), đã có 12 đại tạng kinh nơi ta, thì chính chúng ta cũng là Pháp, và chính chúng ta cũng là Tăng vì chúng ta đang dùng thân hiện hữu này, dưới hình thức một vị tăng đang học hỏi, tu hành để nhận ra Tự Tính của mình. Đức Phật dạy:
"Ta là Phật đã thành,
Chúng sinh là Phật sẽ thành"
là như vậy đó.
Ngũ Giới : Là Giới Điều đặt ra để giúp cho chúng ta tu hành mau có kết quả hơn, tu hành mà không giữ giới thì tu bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp cũng vô ích mà thôi! Giới là tấm gương thanh tịnh, sáng ngời, luôn sát chúng ta để nhắc nhở, để khích lệ chúng ta. Hành giả nào mà giữ đúng được 5 giới và không bao giờ vi phạm một mảy may, thì hành giả đó đã đắc giới, có nghĩa là Giới và hành giả đó là Một, vị này đáng được tán thán, tôn sùng, chúng ta gọi họ là thiện nhân, là đại nhân đúng nghĩa và dù muốn, dù không vị ấy đang tiến sâu vào con đường của Thánh Nhân.
Thế nào là thọ Ngũ Giới "
Xin thưa rằng thọ 5 giới ấy vô cùng giản dị, tưởng như rất dễ, nhưng thực ra khi thực hành đúng mức, thì nó cũng vô cùng khó khăn đối với tất cả mọi người chúng ta, dù là tu sĩ hay cư sĩ! Hãy chân thật với lòng mình tuyệt đối và đừng điên đảo với chính mình. Khi lãnh thọ 5 giới này, thì mới có hiệu quả tốt và tâm mình cũng được yên ổn, an lành, không lo sợ, áy náy và ân hận.
Để khỏi bị ray rứt rằng mình đã phạm giới và cảm thấy mình không thể giử giới được, nếu mình cứ luôn luôn phạm giới trong suốt cuộc đời mình, thì tốt hơn đừng thọ giới để đỡ bị tội lỗi hơn.
Nếu chúng ta chỉ thọ Giới vì a tòng, thọ cho có lệ để rồi cẩu thả, giải đãi đối với giới, thì đương nhiên chẳng được gì mà lại còn mang biết bao nhiêu hậu họa, tai hại, nguy hiểm vô cùng vì không giữ đúng lời thề nguyện, do lẽ đó mà tu không biết bao nhiêu kiếp cũng chẳng xong chỉ vì phạm lời thề! Không giử đúng lời nguyện, thì chúng ta phải trả nghiệp quả cho những hành vi, lời nói, ý niệm của thân tâm mình chứ làm sao mà tránh khỏi cho được luật nhân quả và nghiệp báo.
Còn như chúng ta giữ được 5 giới đúng mức thì kết quả được trọn vẹn cả 2 mặt Đời lẫn Đạo.
- Về Đạo : Thân tâm được thanh tịnh, an lạc vì có 5 giới trong tay, hướng dẫn chúng ta đi đúng con đường chánh pháp.
- Về Đời : Dĩ nhiên chúng ta là những thiện nhân, chắc chắn chúng ta có hạnh phúc, vì chúng ta chẳng còn bao giờ phạm lỗi lầm, thì chúng ta là những tấm gương sáng để hướng dẫn gia đình, con cháu và chúng ta cũng là những bông hoa hữu ích, đem hạnh phúc, hòa bình cho quốc gia, xã hội.
Vậy 5 giới ấy là những giới gì"
- Giới thứ nhất : Không sát sinh
- Giới thứ hai : Không trộm cắp
- Giới thứ ba : Không tà dâm
- Giới thứ tư : Không nói dối
- Giới thứ năm: Không uống rượu, không xử dụng ma túy và chất độc, trong đó có sách báo, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, chuyện trò nhảm nhí sẽ tự hủy hoại thân tâm, liên hệ đến cha mẹ, gia đình, xã hội, tổ quốc và là gương xấu cho thế hệ trẻ tương lai.
Cả 5 giới này, chúng ta hãy thi hành triệt để và tự nghiêm khắc với chính mình, nghĩa là cố gắng không phạm một giới nào dù bằng hành động, lời nói hay ý nghĩ.
(Thiền Viện Sùng Nghiêm)
Gửi ý kiến của bạn