Học sinh chúng con làm gì nên tội" Nỡ để chúng con mắc bịnh học đường" Đó không phải là hai câu thơ của của tuổi trẻ sớm hận đời. Đó là lời buộc tội của học sinh VN đối với Đảng, Nhà Nước CS không lo cho lớp trẻ "được học hành" theo lời hứa của Ô. Hồ chí Minh, người khai nguyên ra chế độ CSVN. Lời buộc tội có tình có lý, có bằng cớ hẳn hoi, nói có sách mách có chứng đàng hoàng.
Báo Lao Động, số ra ngày 20 tháng 12, 2003, viết: "Một số khảo sát gần đây của liên ngành Giáo dục- Y tế cho thấy tình trạng mắc bịnh học đường trong học sinh là khá nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. Có trường 40% số học sinh bị cận thị, có trường 44% số học sinh bị cong vẹo cột sống, lại có trường (THPT) có đến 26% nam sinh có dấu hiệu trầm cảm… Bậc cha mẹ nào cũng muốn con cái mình khoẻ mạnh-cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng việc các em có khoẻ mạnh được hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện học tập của nhà trường-nơi hàng ngày hơn một nửa thời gian của các em trôi qua ở đó. Bệnh học đường gia tăng do nhiều nguyên nhân: Cơ sở vật chất học đường không bảo đảm, thiếu tuyên truyền giáo dục về vệ sinh học đường, chương trình học tập quá nặng, sự căng thẳng không cần thiết….Đã bao giờ ngành giáo dục nhìn nhận đầy đủ, nghiêm túc về những ảnh hưởng lâu dài của bệ tới các thế hệ tương lai" Ngành giáo dục đã và đang làm gì để khắc phục tình trạng này"…" Báo Lao Động là báo của Đảng, Nhà Nước CS Hà nội, không lý do gì để nói xấu Đảng, Nhà Nưóc CS. Hai bộ Giáo dục và Y tế là bộ của Nhà Nước CS và Nhà Nước CS là của Đảng CS Hà nội, không lý do gì để nói xấu Đảng, Nhà Nước CS.
Vậy con số 40% học sinh bị cận thị, con số 44% học sinh bị cong vẹo cột sống, con số 26% nam học sinh bị trầm cảm sẽ gánh chịu những hậu quả gì" Sưu khảo liên ngành Giáo dục -Y tế ước đoán và Báo Lao Động ghi nhận. Vẹo cong xương sống sẽ biến thành tật, biến dạng tướng mạo đi đứng, mất đẹp, lồng phổi và phổi hít thở khó khăn, máu huyết lưu thông nghẹt khó, và chậm lớn. Còn nếu là gái sinh nở trở ngại. Cận thị, loạn thị, hay hư mắt giảm, yếu thị lực sẽ khó khăn trong việc sống, vui chơi, làm việc. Mà hậu quả các học sinh đã, đang, sẽ phải chịu ấy là do ai gây ra" Giáo dục là một tương quan như mắc xích giữa cá nhân, gia đình, học đường, và xã hội. Cá nhân học sinh còn qua nhỏ đang ở dưới sự bão bọc của gia đình, học đường và xã hội, nên không qui trách cho các em ấy được. Gia đình, ý chí và thiện ý đối với việc học hành của con em, rất cao; chính sưu khảo của liên ngành Giáo dục Y tế và Báo Lao Động cũng thừa nhận nhận, "Bậc cha mẹ nào cũng muốn con cái mình khỏe mạnh." Chỉ còn lại học đường và xã hội. Học đường là xã hội đầu đời, ngưỡng cửa trẻ em bước vào xã hội. Học đường và xã hội dưới chế độ CS, hoàn toàn nằm trong ban tay của Đảng, Nhà Nước CS Hà nội. Trường tư thục, CS gọi là dân lập, thứ nhứt là các trường đạo rất rất ít nếu không muốn nói là không có. Vậy những hậu quả di hại dến nhân thân và cuộc sống của học sinh hiện tại và tương lai, là do học đường và xã hội. Số giờ sinh hoạt trẻ em ở trường bằng phân nửa thời gian sinh hoạt mỗi ngày. Đối với học sinh ờ thành thị đa số bị buộc bán trú, phụ đạo, học lớp chuyên có khi bằng "tám giờ vàng ngọc của cán bộ công nhân viên ở cơ quan." Nhưng cán bộ, công nhân viên thì có thể khoẻ làm mệt nghỉ, chớ học sinh thì phải răng rắc theo lỹ luật nhà trường và thời khóa biểu của lớp. Nên sưu khảo đổ tội cho học đường, cho những di hại đến sức khoẻ học sinh là " bịnh học đường." Học sinh bị cận thị, loạn thị, ẹo xương sống, trầm cảm là "tại bàn, tại bảng, tại cặp." Bàn không đúng kích thước, xếp quá chật. Bản màu hại mắt, gắn khuất tầm nhìn. Cập quá nặng, sách quá nhiều, quá dày. Học sinh bị trầm uất vì bài vở ở lớp quá nhiêu, trường thi đua liên tục, năïng thành tích con số.
Nhưng đó chỉ nói ngọn mà không nói gốc. Cái gốc là nhà cầm quyền giáo dục, là Đảng, Nhà Nước CS đang nắm cán lẫn lưỡi của xã hội. Giáo dục là một cái gì lớn lao, thuộc quốc sách, chớ không gói gọn trong học đường. Báo Lao Động có đặt câu hỏi với ngành Giáo dục có biết hậu quả của bịnh học đường và có làm gì để "khắc phục không. Câu hỏi đúng việc nhưng nhưng không đúng người chánh phạm gây nên tội làm cho học sinh mắc bịnh học đường. Thực sự làm chủ đất nước, nhân dân, xã hội, làm chủ Nhà Nước, là Đảng CS, chớ không ai vào đo cả. Bộ Giáo dục chỉ là "tham mưu" cho là cánh tay của Đảng, Nhà Nước CS - là một-mà thôi. Chính Đảng đã chỉ đạo việc phân bỗ ngân sách cho ngành Giáo dục, Quốc Hội CS chỉ hợp thức hoá mà thôi. Chính Đảng đã ban hành nguyên tắc lấy thu bù chi trong ngành Giáo dục, khiến giáo chức phải bon chen sống nhờ học sinh, dạy thêm, bán học cụ cho lớp mất uy tín ông Thầy, khiến trường phải bon chen đăt ra lệ phí, sổ vàng phát triển để giữ trường, và học sinh nghèo thiếu tiền đóng lệ phí phải đành đoạn bỏ trường.
Chính Đảng CS đã phản bội lại lời hứa của Oâng Hồ chí Minh, tuyên hứa giành độc lập để " trẻ em có chỗ học hành". Chính Đảng CS đã chà đạp Hiến Pháp xác lập giáo dục cưỡng bách và miển phí cho tiểu và trung học khi đã lập lờ, miệng thi la cấm lệ phí nhưng cứ để cho các trường thu nam này qua năm nọ, hết lệ phí này đến lệ phí khác, từ ngày chuyện qua hệ kinh tế thị trường. Chính Đảng CS đã cầm thế tương lai của thanh niên sinh viên, học sinh VN khi dồn ngân sách kếch sù để hiện đại hoá quân đội, giữ quân số hàng triệu người, và "triễn khai" cảnh sát, công an, mật vụ khắp hang cùng ngỏ hẻm từ chợ đến quê, để giữ độc đảng trị toàn diện trên xã hội VN.
Và hậu quả cuộc bịnh học đường sẽ trầm kha đối với nhiều thế hệ, trên phương diện tâm lý cá nhân, xã hội, kinh tế và chánh trị. Hậu quả đó sẽ léo dài trong thời CS và cả hậu CS.
Báo Lao Động, số ra ngày 20 tháng 12, 2003, viết: "Một số khảo sát gần đây của liên ngành Giáo dục- Y tế cho thấy tình trạng mắc bịnh học đường trong học sinh là khá nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. Có trường 40% số học sinh bị cận thị, có trường 44% số học sinh bị cong vẹo cột sống, lại có trường (THPT) có đến 26% nam sinh có dấu hiệu trầm cảm… Bậc cha mẹ nào cũng muốn con cái mình khoẻ mạnh-cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng việc các em có khoẻ mạnh được hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện học tập của nhà trường-nơi hàng ngày hơn một nửa thời gian của các em trôi qua ở đó. Bệnh học đường gia tăng do nhiều nguyên nhân: Cơ sở vật chất học đường không bảo đảm, thiếu tuyên truyền giáo dục về vệ sinh học đường, chương trình học tập quá nặng, sự căng thẳng không cần thiết….Đã bao giờ ngành giáo dục nhìn nhận đầy đủ, nghiêm túc về những ảnh hưởng lâu dài của bệ tới các thế hệ tương lai" Ngành giáo dục đã và đang làm gì để khắc phục tình trạng này"…" Báo Lao Động là báo của Đảng, Nhà Nước CS Hà nội, không lý do gì để nói xấu Đảng, Nhà Nưóc CS. Hai bộ Giáo dục và Y tế là bộ của Nhà Nước CS và Nhà Nước CS là của Đảng CS Hà nội, không lý do gì để nói xấu Đảng, Nhà Nước CS.
Vậy con số 40% học sinh bị cận thị, con số 44% học sinh bị cong vẹo cột sống, con số 26% nam học sinh bị trầm cảm sẽ gánh chịu những hậu quả gì" Sưu khảo liên ngành Giáo dục -Y tế ước đoán và Báo Lao Động ghi nhận. Vẹo cong xương sống sẽ biến thành tật, biến dạng tướng mạo đi đứng, mất đẹp, lồng phổi và phổi hít thở khó khăn, máu huyết lưu thông nghẹt khó, và chậm lớn. Còn nếu là gái sinh nở trở ngại. Cận thị, loạn thị, hay hư mắt giảm, yếu thị lực sẽ khó khăn trong việc sống, vui chơi, làm việc. Mà hậu quả các học sinh đã, đang, sẽ phải chịu ấy là do ai gây ra" Giáo dục là một tương quan như mắc xích giữa cá nhân, gia đình, học đường, và xã hội. Cá nhân học sinh còn qua nhỏ đang ở dưới sự bão bọc của gia đình, học đường và xã hội, nên không qui trách cho các em ấy được. Gia đình, ý chí và thiện ý đối với việc học hành của con em, rất cao; chính sưu khảo của liên ngành Giáo dục Y tế và Báo Lao Động cũng thừa nhận nhận, "Bậc cha mẹ nào cũng muốn con cái mình khỏe mạnh." Chỉ còn lại học đường và xã hội. Học đường là xã hội đầu đời, ngưỡng cửa trẻ em bước vào xã hội. Học đường và xã hội dưới chế độ CS, hoàn toàn nằm trong ban tay của Đảng, Nhà Nước CS Hà nội. Trường tư thục, CS gọi là dân lập, thứ nhứt là các trường đạo rất rất ít nếu không muốn nói là không có. Vậy những hậu quả di hại dến nhân thân và cuộc sống của học sinh hiện tại và tương lai, là do học đường và xã hội. Số giờ sinh hoạt trẻ em ở trường bằng phân nửa thời gian sinh hoạt mỗi ngày. Đối với học sinh ờ thành thị đa số bị buộc bán trú, phụ đạo, học lớp chuyên có khi bằng "tám giờ vàng ngọc của cán bộ công nhân viên ở cơ quan." Nhưng cán bộ, công nhân viên thì có thể khoẻ làm mệt nghỉ, chớ học sinh thì phải răng rắc theo lỹ luật nhà trường và thời khóa biểu của lớp. Nên sưu khảo đổ tội cho học đường, cho những di hại đến sức khoẻ học sinh là " bịnh học đường." Học sinh bị cận thị, loạn thị, ẹo xương sống, trầm cảm là "tại bàn, tại bảng, tại cặp." Bàn không đúng kích thước, xếp quá chật. Bản màu hại mắt, gắn khuất tầm nhìn. Cập quá nặng, sách quá nhiều, quá dày. Học sinh bị trầm uất vì bài vở ở lớp quá nhiêu, trường thi đua liên tục, năïng thành tích con số.
Nhưng đó chỉ nói ngọn mà không nói gốc. Cái gốc là nhà cầm quyền giáo dục, là Đảng, Nhà Nước CS đang nắm cán lẫn lưỡi của xã hội. Giáo dục là một cái gì lớn lao, thuộc quốc sách, chớ không gói gọn trong học đường. Báo Lao Động có đặt câu hỏi với ngành Giáo dục có biết hậu quả của bịnh học đường và có làm gì để "khắc phục không. Câu hỏi đúng việc nhưng nhưng không đúng người chánh phạm gây nên tội làm cho học sinh mắc bịnh học đường. Thực sự làm chủ đất nước, nhân dân, xã hội, làm chủ Nhà Nước, là Đảng CS, chớ không ai vào đo cả. Bộ Giáo dục chỉ là "tham mưu" cho là cánh tay của Đảng, Nhà Nước CS - là một-mà thôi. Chính Đảng đã chỉ đạo việc phân bỗ ngân sách cho ngành Giáo dục, Quốc Hội CS chỉ hợp thức hoá mà thôi. Chính Đảng đã ban hành nguyên tắc lấy thu bù chi trong ngành Giáo dục, khiến giáo chức phải bon chen sống nhờ học sinh, dạy thêm, bán học cụ cho lớp mất uy tín ông Thầy, khiến trường phải bon chen đăt ra lệ phí, sổ vàng phát triển để giữ trường, và học sinh nghèo thiếu tiền đóng lệ phí phải đành đoạn bỏ trường.
Chính Đảng CS đã phản bội lại lời hứa của Oâng Hồ chí Minh, tuyên hứa giành độc lập để " trẻ em có chỗ học hành". Chính Đảng CS đã chà đạp Hiến Pháp xác lập giáo dục cưỡng bách và miển phí cho tiểu và trung học khi đã lập lờ, miệng thi la cấm lệ phí nhưng cứ để cho các trường thu nam này qua năm nọ, hết lệ phí này đến lệ phí khác, từ ngày chuyện qua hệ kinh tế thị trường. Chính Đảng CS đã cầm thế tương lai của thanh niên sinh viên, học sinh VN khi dồn ngân sách kếch sù để hiện đại hoá quân đội, giữ quân số hàng triệu người, và "triễn khai" cảnh sát, công an, mật vụ khắp hang cùng ngỏ hẻm từ chợ đến quê, để giữ độc đảng trị toàn diện trên xã hội VN.
Và hậu quả cuộc bịnh học đường sẽ trầm kha đối với nhiều thế hệ, trên phương diện tâm lý cá nhân, xã hội, kinh tế và chánh trị. Hậu quả đó sẽ léo dài trong thời CS và cả hậu CS.
Gửi ý kiến của bạn