AI LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH VIỆC HẠ CỜ"
Phần đông những người am tường câu chuyện xảy ra tại VPCĐ vào ngày 14/6, đều tin, ông Việt là người đã yêu cầu cảnh sát hạ quốc kỳ. Chính bản thân tôi cũng tin tưởng điều này, và trong số báo trước, tôi đã trình bầy những bằng cớ để chứng minh sự tin tưởng của tôi. Vì vậy, trong số này tôi chỉ muốn nhắc đến điểm quan trọng được nêu trong thư của ông Jason Hartley.
Đọc thư của ông Jason Hartley, có một đoạn khiến nhiều độc giả ngộ nhận, cho rằng ông Jason Hartley đã xác nhận trách nhiệm hạ quốc kỳ VNCH. Sự thực không phải vậy. Chính bản thân ông Jason Hartley cũng đã yêu cầu, nếu người đọc, đọc kỹ lại đoạn văn đó sẽ thấy ông không hề xác nhận, ông là người đã quyết định hạ lá quốc kỳ.
Trong bản Anh ngữ nhận được từ ông Việt, ông Jason Hartley viết: "Upon the arrival at the community centre and in the absence of Ong Lim, police were left with no choice but to ensure the safe return of that property (the flag) to Ong Lim. In this respect, it was my decision to return the flag as I am bound by procedure."
Trong bản Việt ngữ lá thư của ông Jason, cũng do ông Việt gửi cho tòa soạn, đoạn văn trên được dịch ra nguyên văn như sau: "Khi đến trung tâm cộng đồng và với sự vắng mặt của ông Lím, cảnh sát đã không có sự lựa chọn nào khác là làm sao để trao trả vật sở hữu (lá cờ) cho ông Lím. Về điểm này, thì đó là quyết định của tôi trong việc mang trả lá cờ theo đúng như những quy định mà tôi bị ràng buộc."
Trước khi phân tích nội dung đoạn thư trên, tôi xin lưu ý qúy độc giả 2 điểm nhỏ.
Một, sau khi gửi email lá thư cho tôi, ông Việt đã gọi điện thoại cho biết, cảnh sát yêu cầu tòa soạn đăng bản dịch tiếng Việt mà ông đã gửi. Chúng tôi đồng ý thực hiện theo lời của ông Việt, mặc dù trên nguyên tắc, chúng tôi thấy yêu cầu của cảnh sát là không hợp lý vì trong bản dịch tiếng Việt có một số chỗ dịch thiếu (cụ thể như đoạn tiếng Việt dịch từ đoạn tiếng Anh ở trên), trong cả bản dịch không thấy có chỗ nào đề tên tuổi, địa chỉ cùng bằng cấp dịch thuật NAATI của người dịch. Đây là những yêu cầu tối thiểu của bất cứ thư từ, tài liệu nào có liên quan đến những tranh tụng cần phải được minh bạch mỗi khi cảnh sát gửi cho báo chí.
Hai, trong nguyên bản tiếng Anh nhận được từ ông Việt, câu "In this respect, it was my decision to return the flag as I am bound by procedure" đã được ông Jason không in đậm (bold), trong khi bản dịch tiếng Việt lại in đậm. Theo nguyên tắc sơ đẳng trong dịch thuật, nếu nguyên tác không in đậm, thì bản dịch cũng không được in đậm. Trong trường hợp muốn in đậm vì bất cứ lý do gì, người dịch phải chú thích rõ ràng để người đọc khỏi hiểu lầm, sự nhấn mạnh của người dịch thành sự nhấn mạnh của người viết trong nguyên tác.
Tuy hai điểm nhỏ trên vô cùng quan trọng, nhưng so với những điểm quan trọng khác trong Thư Ngỏ của ông Việt và bản Tường Trình của bà Nga thì chúng lại trở nên không cần thiết phải đề cập, nên trong số báo trước, chúng tôi đã cho đăng đúng theo yêu cầu của ông Việt mà không hề nói đến đến những nguyên ủy.
Trở lại nội dung đoạn thư trên, ta thấy điểm mấu chốt nhất, ai là người quyết định hạ cờ, đã không hề được ông Jason đề cập. Điều được ông Jason đề cập là "làm sao để trao trả lá cờ lại cho ông Lím". Ông Jason còn nhấn mạnh, "Về điểm này, thì đó là quyết định của tôi trong việc mang trả lá cờ theo đúng như những quy định mà tôi bị ràng buộc". Như vậy ba chữ "Về điểm này" được ông Jason đề cập đến trong thư khi ông phải "quyết định" là điểm "làm sao để trao trả lá cờ lại cho ông Lím" chứ không phải là điểm ông là người quyết định việc hạ cờ.
Hiện tôi được biết ông Jason Hartley đang nghỉ long service 6 tháng tại Tân Tây Lan. Tuy nhiên, việc phối kiểm là điều không khó nếu bất cứ ai tại QLD quen biết ông, khi gặp ông hỏi thẳng: Ông có phải là người đã quyết định hạ quốc kỳ VNCH vào ngày 14/6 vừa qua" Chắc chắn ông sẽ trả lời: KHÔNG!
Dĩ nhiên, ông Hartley là người muốn giữ mối giao hảo tốt đẹp với ông Việt, đương kim chủ tịch BCH, nhưng chắc chắn với tư cách, sự liêm khiết, cùng sự hiểu biết của ông về CĐVN và tương lai sự nghiệp của ông về lâu về dài, ông Hartley sẽ trả lời một cách đúng đắn và thành thật.
Có lẽ cũng vì sự diễn tả của ông Hartley trong thư, có phần được "người dịch" tô đậm trong bản tiếng Việt khiến người đọc sơ ý ngộ nhận cho là ông Hartley là người đã "quyết định hạ cờ", nên trong phần Thư Ngỏ, ông Việt cũng tỏ ra thiếu rõ ràng khi đề cập đến phần 3 "Các Biện Pháp của Cảnh Sát". Trong phần này, ông Việt viết nguyên văn:
"Như đã thưa ở trên, chúng tôi đã được sự đồng ý của ông Jason Hartley để gởi đến quý vị bức thư của ông ấy, cả bản tiếng Anh và bản tiếng Việt (xin xem Tài Liệu đính kèm). Tôi thiết nghĩ bức thư đã nói lên đầy đủ về những lý do đưa đến các quyết định trong sự can thiệp của Cảnh Sát. Điều duy nhất tôi xin được lưu ý quý vị là câu ông Hartley viết rằng "Khi đến trung tâm cộng đồng và với sự vắng mặt của ông Lím, cảnh sát đã không có sự lựa chọn nào khác là làm sao để trao trả vật sở hữu (lá cờ) lại cho ông Lím. Về điểm này, thì đó là quyết định của tôi trong việc mang trả lá cờ theo đúng như những quy định mà tôi bị ràng buộc".
Qua đoạn văn trên, ta thấy ông Việt đã khéo léo lèo lái người đọc hiểu điều ông muốn, bằng cách in đậm những câu cần thiết. Tuy nhiên, điểm then chốt, AI LÀ NGƯỜI CÓ QUYẾT ĐỊNH HẠ CỜ, thì cả ông Việt lẫn ông Hartley đều không đề cập. Tại sao hai vị đều không đề cập, trong khi, đó chính là điểm then chốt dễ gây ngộ nhận nhất trong cộng đồng người Việt"
Trên phương diện nào đó, chính sự khéo léo không đề cập của ông Việt, cộng với những dữ kiện và bằng chứng khác trong lá Thư Ngỏ của ông Việt được chúng tôi phân tích trong số báo trước đã cho qúy độc giả thấy, chúng tôi tin tưởng, người có quyết định hạ cờ là ông Việt. Hơn nữa, ông Jason Hartley tuy không đề cập rõ ràng trong thư ai là người quyết định hạ lá quốc kỳ, nhưng chính sự không rõ ràng này đủ bảo đảm, một khi có sự tranh tụng, ông Jason Hartley sẽ trả lời thẳng thắn và thành thật, người quyết định đòi hạ cờ VNCH tại VPCĐNVTD/QLD vào ngày 14/6 là ông Trần Hưng Việt chứ không phải ông! Và như đã nói ở đoạn trên, chính bản thân ông Jason Hartley đã nhắn nhủ, hãy đọc kỹ lá thư ông viết để thấy ông không hề nói, ông là người quyết định hạ quốc kỳ VNCH. Và nếu như ông Jason đã có thể chứng minh một cách hai năm rõ mười qua lá thư của ông, ông không phải là người quyết định hạ quốc kỳ VNCH, thì độc giả cũng có thể đi đến kết luận một cách chắc chắn, người quyết định hạ quốc kỳ là ai.
Điểm quan trọng nữa, ông Jason Hartley là một sĩ quan cảnh sát còn trẻ (nếu tôi không lầm, ông mới ăn sinh nhật 34 tuổi vào 27/6 vừa rồi), hiếu học, và là người khoa bảng, am tường tiếng Việt và hiểu biết vững vàng về cộng đồng Việt Nam. Như trong thư ông đã viết, "Tôi đã chọn cộng đồng người Việt làm một phần quan trọng của cuộc đời tôi". Với một sĩ quan cảnh sát hiểu biết, am tường cộng đồng người Việt tỵ nạn CS, và có tấm lòng tha thiết với người Việt như vậy, nhất là ông đã viết, "ông rất ngưỡng mộ ý định treo cờ của ông Lím" thì không bao giờ ông lại đi đến một quyết định sai lầm là hạ quốc kỳ VNCH, nhất là khi quốc kỳ đó lại được treo tại VPCĐNVTD.
Điều đáng buồn và làm đau lòng cho mọi người Việt Nam là, tại sao ông Việt đã yêu cầu ông Jason Hartley cho hạ quốc kỳ VNCH mà ông Việt lại không dám lên tiếng xác nhận điều đó với dư luận và báo chí" Đã vậy, ông Việt lại còn nhờ ông Jason viết một lá thư tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt, tự động tô đậm những điều ông muốn người đọc hiểu lầm, rồi gửi cho báo chí, truyền thông để vô hình chung, ông Jason Hartley chịu trách nhiệm thay cho ông qua sự hiểu lầm của độc giả. Trước việc làm đó của ông Việt, không biết ông Jason Hartley sẽ nghĩ thế nào về lòng can đảm, sự thành thực, bản lãnh lãnh đạo của ông Việt" Và người Việt tại QLD cũng như tại Úc làm sao có thể tự hào về những việc mà một vị chủ tịch CĐ như ông Việt đã làm"
Tuy nhiên, cho dù việc gọi cảnh sát đến VPCĐ một cách không cần thiết, việc yêu cầu hạ cờ là một sai lầm, và ngay cả việc không nhận trách nhiệm hạ cờ là một việc làm thiếu can đảm, cả ba việc này đều không phải là những sai lầm nghiêm trọng nếu ông Việt đưa ra lời giải thích thỏa đáng, hoặc có lời xin lỗi chân thành. Và cho dù ông Việt có sai lầm, hay có không xin lỗi đi nữa thì những sai lầm đó cũng không nghiêm trọng bằng việc ông Việt viết bản Thông Báo với nội dung phỉ báng, mạ lý (về luật hộ), mạo nhận việc làm của cảnh sát và xuyên tạc sự thực (về luật hình).
NỘI DUNG PHỈ BÁNG, MẠO NHẬN VÀ XUYÊN TẠC
Trong bản Thông Báo đề ngày 15/6, gửi cho các cơ quan truyền thông và gửi tới nhiều gia đình người Việt tại QLD, ông Việt đã nêu đích danh ông Huỳnh Văn Lím, cư ngụ tại Darra là người có "hành động bất hợp pháp và có tính cách phá rối trị an". Ông Việt cũng ghi rõ trong bản Thông Báo, cảnh sát đã "lập biên bản và giữ lá cờ do ông Liếm mang đến để làm bằng chứng. Nội vụ còn đang trong vòng điều tra của cảnh sát".
Tuy nhiên, trong bản Tường Trình của cô Nga - người mà ông Việt cho là "nhân chứng quan trọng" và đã được chính ông yêu cầu viết bản Tường Trình - cô cho biết: "Khoảng mười phút sau, có hai nhân viên liên lạc của Cảnh Sát tới, tôi có nói lại tất cả sự việc xảy ra với họ. Hai nhân viên nầy hỏi tôi: "Lá cờ đang treo ở cột cờ là của ai" có phải là vật sở hữu của trung tâm nầy không"" Tôi trả lời là của ông Lím và ông An đem tới. Hai nhân viên nầy có gọi điện thoại về cấp chỉ huy của họ để hỏi ý, (tôi không nghe lời bàn của họ qua điện thoại). Sau đó, họ nói với tôi họ sẽ lấy lá cờ của ông Lím tự ý mang lại trụ sở và sẽ đem trả cho ông ấy."
COI NHẸ DANH DỰ CỘNG ĐỒNG"
Qua sự việc đáng tiếc vừa qua, có người cho rằng ông Lím, ông An là người đã làm mất danh dự cộng đồng. Nhưng theo tôi, người làm mất danh dự cộng đồng nặng nề nhất trong việc này là ông Việt.
Ở đây tôi không đề cập đến việc gọi cảnh sát một cách không cần thiết và việc yêu cầu hạ cờ một cách sai lầm của ông Việt. Cả hai chuyện này tuy sai, nhưng đều có thể châm chước và tha thứ nếu ông Việt đưa ra lời giải thích thỏa đáng hoặc biết chân thành xin lỗi. Điều quan trọng hơn cả là điều ông Việt coi nhẹ danh dự cộng đồng khi ông viết bản Thông Báo một cách xuyên tạc, khiến người đọc tự dưng có lòng thù ghét ông Lím, cho ông là người "quấy phá cộng đồng", và đố kỵ cảnh sát Úc "hạ lá quốc kỳ VN".
Đến khi nội vụ đổ bể, thay vì lên tiếng xin lỗi một cách chân thành để mọi người cùng đoàn kết, thông cảm với ông, ông Việt đã không làm, trái lại ông tìm trăm phương ngàn kế đổ lỗi cho người khác.
Đọc lá thư của ông C.Haydon, chồng của bà Nga, và thư của ông Jason Hartley, ta thấy, cả hai ông cùng thuyết giảng về tự do dân chủ, về trách nhiệm bảo vệ an ninh nơi làm việc, về hành động "phá rối trị an của ông Lím", mà quên mất những điểm then chốt: Một, hành động thiếu tôn trọng trật tự của ông Lím có cần để gọi cảnh sát hay không" Hai, hành động ông Lím treo quốc kỳ không xin phép Ban Chấp Hành và ông Việt có đủ để biện minh cho việc cảnh sát phải hạ quốc kỳ VNCH tại trụ sở VPCĐNTVT/QLD không" Ba, tại sao cảnh sát không giữ quốc kỳ làm bằng chứng, cảnh sát không hề điều tra ông Lím, mà ông Việt lại có thể dựng đứng những chuyện đó trong bản Thông Báo gửi đi tùm lum khắp nơi trong đó có các cơ quan truyền thông Việt ngữ"
Như vậy nguyên nhân nào khiến ông Haydon và ông Hartley cùng tỏ ra quá quan tâm đến hành động được ông Việt mệnh danh "phá rối trị an" nhưng rất bình thường thường của ông Lím mà lại quên mất những điểm quan trọng như "mạo danh cảnh sát, xuyên tạc sự thật" của ông Việt" Xin thưa, đó là do cả ông Haydon và ông Hartley đã bị ông Việt cung cấp những tin tức không chính xác và một chiều về việc làm của ông Lím.
Nếu ngày 15/6, chỉ một ngày sau khi sự việc xảy ra, ông Việt đã cả gan viết một bản Thông Báo với nội dung được coi là mạ lị, phỉ báng, mạo nhận và xuyên tạc sự thật, rồi ngang nhiên gửi bản Thông Báo đi cho các cơ quan truyền thông, thì thử hỏi, ông ngần ngại gì mà không thổi phồng hành động "phá rối trị an" của ông Lím để ông Haydon và ông Hartley lên án một chiều việc làm của ông Lím" Kết quả, danh dự của ông Lím, của người cựu quân nhân QLVNCH, của cộng đồng người Việt tại QLD đã thành những con vật tế thần trong bàn tay nhào nặn vụng về và tàn nhẫn của ông Việt.
Đến khi có trong tay những lá thư của ông Haydon và ông Hartley, ông Việt liền vội vã gửi cho báo chí truyền thông, rồi thuyết giảng một cách thiếu minh bạch trong các buổi họp, để cố tình qua mắt các hội đoàn, đoàn thể và dư luận.
Quả thật, nếu ngay từ lúc đầu, ông Việt nhận lỗi, đừng múa đường gươm nào, thì chân tướng của ông đâu có bị lộ diện. Khổ nỗi, ông coi thường dư luận, coi thường mọi người, coi thường báo chí, nên ông mới viết bản Thông Báo, tự cho mình là cảnh sát, khoác vào cổ ông Lím đủ thứ tội "bất hợp pháp, phá rối trị an". Đến khi báo SGT rụt rè đóng góp với những lời thật khiêm tốn "chúng tôi không hẳn đồng ý với ông Việt điều A, điều B", thì ông Việt vội vàng cho là những đóng góp của SGT là không công bằng. Trong khi SGT số báo 27/6, tha thiết đề nghị, qúy vị hữu trách cùng quan tâm đến sự đoàn kết trong cộng đồng nên tìm phương thức tốt đẹp giải quyết, thì ông Việt vận động người này người nọ để họ chụp lên đầu ông Lím tội vô kỷ luật, phá rối trị an, đe dọa đến an ninh của nhân viên khi làm việc tại VPCĐ, làm mất uy tín của CĐ, và SGT cũng bị chụp mũ tội bao che, dung túng những hành động phá hoại, vô kỷ luật của ông Lím.
Đã vậy, ông Việt lại còn gửi tới SGT nào là Thư Ngỏ của ông, nào là bản Tường Trình của cô Nga, rồi thư của cảnh sát Jason, rồi thư của cả chồng cô Nga nữa... Những người này đinh ninh ông Lím phá rối trị an ghê gớm lắm, phạm tội tày đình lắm, nên thi nhau thuyết pháp về tự do dân chủ. Họ đâu có biết, tự do dân chủ tại Việt Nam đã có từ ngàn xưa, đâu phải đợi đến bây giờ ta mới có. Bằng chứng là khi vua John ở nước Anh chấp nhận chia xẻ quyền độc tài chuyên chế với tầng lớp vương hầu qúy tộc, giáo sĩ tăng lữ vào năm 1215 qua đạo luật Magna Carta, đặt nền tảng cho dân chủ pháp trị của Anh, mẫu quốc của Úc, thì cùng thời gian đó, tại điện Diên Hồng, vua nhà Trần còn đi xa hơn cả mấy thế kỷ khi ngài đã biết dựa vào tiếng nói dân chủ của dân, "Ý dân biểu hiện ý trời, Là Hòa hay Chiến muôn người cùng hô", để quyết định quốc sách chống quân Nguyên xâm lăng.
Hậu quả, như qúy vị đã thấy, ông Việt càng múa, đường gươm của ông càng loạn, chân tướng của ông càng lộ rõ. Và bây giờ thì ngay cả những người từng giúp đỡ ông, từng hậu thuẫn ông, cũng phải lắc đầu ái ngại khi nhận ra trước mặt họ, hình ảnh ông Việt là một con người thiếu can đảm, làm việc thiếu thận trọng, thiếu tế nhị và sai nguyên tắc.
THIẾU THẬN TRỌNG & SAI NGUYÊN TẮC"
Nhìn vào những việc làm của ông Việt, tôi thấy ông đã thiếu thận trọng, thiếu tế nhị, thiếu bản lãnh của một người lãnh đạo và sai nguyên tắc làm việc. Chính bản thân tôi đã tâm sự với nhiều vị tại QLD cũng như tại NSW, mặc dù có những dị biệt ở điểm này điểm khác, nhưng tất cả đều đồng ý, câu chuyện đáng lẽ có thể giải quyết một cách êm thắm và giản dị mà không cần phải gọi cảnh sát; hoặc nếu gọi cảnh sát, cũng không cần phải hạ cờ; hoặc nếu phải hạ cờ cũng không cần phải để cảnh sát hạ; Và cho dù tất cả những chuyện đó có xảy ra đi nữa, cũng không cần phải ra một bản thông báo như bản Thông Báo ông Việt đã viết.
Thiếu thận trọng và tế nhị: Xưa nay, trong sinh hoạt của người Úc cũng như Việt trong gia đình cũng như hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng… chuyện to tiếng, quát tháo, đập bàn, đập ghế... đôi khi vẫn xảy ra. Thậm chí có khi còn xảy ra xô xát, la hét, hăm dọa, đòi triệt hạ lẫn nhau, và có khi dẫn đến ẩu đả cũng không chừng. Nhưng có đến 99.99%, tất cả những xô xát, quát tháo đó, cuối cùng đều được giải quyết trong sự thông cảm. Một cái bắt tay chân tình, một lời xin lỗi thành thật, bao giờ cũng giải quyết đến tận gốc rễ của mọi hiểu lầm, mọi sự tức giận, mọi chuyện xô xát. Sau đó, mọi người đều đối xử trong tình anh em, nghĩa đồng hương. Rất ít khi có chuyện phải gọi cảnh sát hoặc thưa nhau ra tòa. Một số người làm việc tại VPCĐ/QLD còn cho biết, chính bản thân ông Việt cũng đã nhiều lần la hét nhân viên làm việc, thậm chí ném cả chùm chìa khóa xuống mặt bàn khi la nhân viên, nhưng đâu có ai làm cái chuyện đi gọi cảnh sát bao giờ.
Tế nhị mà nói, ông Việt cũng phải đồng ý, hình ảnh một người cảnh sát Úc hạ lá quốc kỳ VNCH tại VPCĐ người Việt Tự Do/QLD giữa thanh thiên bạch nhật là một hình ảnh rất dễ gây ngộ nhận cho người Việt cũng như cho người Úc. Một người Việt hạ quốc kỳ Việt là chuyện bình thường. Trái lại, khi thấy người cảnh sát Úc hạ quốc kỳ Việt thì bất cứ ai, dù bàng quan, cũng phải băn khoăn cho rằng có cái gì bất thường. Nếu ông Việt là người thận trọng và tế nhị, chắc chắn đã không để xảy ra chuyện đáng tiếc đó.
Sai nguyên tắc: Việc ông Việt gọi cảnh sát đến VPCĐ, rồi yêu cầu cảnh sát hạ cờ, tuy thiếu thận trọng và thiếu tế nhị, nhưng trên phương diện nào đó, vẫn có thể được bà con thông cảm vì trong hoàn cảnh đó, ông đã phải đi đến những quyết định đó một cách vội vã và đơn phương. Tuy nhiên, việc ông viết bản Thông Báo không chịu phối kiểm với cảnh sát, với cô Nga Haydon, rõ ràng là ông đã làm việc sai nguyên tắc.
Tôi không biết khi viết xong bản Thông Báo với mục đích quan trọng "tránh cho đồng hương những hoang mang và ngộ nhận" như vậy, ông Việt có thông qua BCH hay không, nhưng tôi nghĩ là không. Lý do thứ nhất là nếu ông thông qua Ban Chấp Hành bản Thông Báo, chắc chắn nhiều vị có kinh nghiệm và hiểu biết trong BCH sẽ góp ý để ông Việt không phạm phải những lỗi lầm sơ đẳng và vô lý như vậy.
Thứ hai, trong Thư Ngỏ, ông Việt cho biết, ông viết bản Thông Báo sau khi ông Lím trình bầy câu chuyện trong tiệc gây qũy của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Úc Việt QLD vào tối Thứ Bảy 15/6. Trong khi đó, cuối bản Thông Báo gửi cho báo chí, ông Việt ghi là "Brisbane, ngày 15 tháng 6 năm 2002". Nếu những điều ông Việt đã viết ở trên là đúng sự thật, ta thấy rõ ràng ông Việt đã viết bản Thông Báo một cách vội vã trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ 10 giờ tối [khi nghe được tin ông Lím kể chuyện treo cờ tại tiệc gây qũy] cho đến 12 giờ đêm [thời điểm cuối cùng của ngày 15/6].
Đọc đến đây, qúy độc giả chắc chắn sẽ thắc mắc, tại sao ông Việt lại phải viết bản Thông Báov vội vã đến như vậy" Ai cũng biết, báo chí Việt ngữ tại Úc, nếu có đăng bản Thông Báo của ông Việt thì cũng phải đợi đến tuần sau, nghĩa là ông Việt có dư 24 tiếng đồng hồ của ngày Chủ Nhật để chuẩn bị, bàn bạc, thảo luận cùng qúy vị trong Ban Chấp Hành. Qua điểm này, chúng ta có quyền nghi ngờ cách làm việc của ông Việt có thể thiếu dân chủ, cho dù ông là một sinh viên du học, đã sống, làm việc trong môi trường tự do dân chủ tây phương tới 30 năm......