Hà Nội (VNN) - Thông tín viên VNN từ Hà Nội cho biết trong khi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đang tập trung lực lượng an ninh theo dõi các buổi lễ gọi là ăn mừng ngày “thống nhất đất nước” 30/4/2000 trong sự thờ ơ đón nhận của dân chúng, thì một sự kiện tuy bất ngờ nhưng đã tiên liệu xảy ra từ lâu, đó là Phạm Văn Đồng, cựu thủ tướng CSVN, đã từ trần vào lúc 23 giờ 20 phút, ngày 29/4, tại Hà Nội, hưởng thọ 97 tuổi.
Thông tín viên VNN còn cho biết xác ông Phạm Văn Đồng đã được chở tới phòng lạnh, nhưng nguồn tin này có thể chưa được giới lãnh đạo loan báo vì sự ra đi của ông Phạm Văn Đồng rơi vào dịp 30 tháng 4 và ngày Quốc Tế Lao Động 1 tháng 5. Hiện nay các cơ quan truyền thông của Hà Nội chưa thấy loan báo chính thức tin tức này.
Ông Phạm Văn Đồng được xem là người giữ chức vụ thủ tướng lâu năm nhất thế giới, kể từ sau ngày CSVN áp đặt chủ nghĩa xã hội lên miền Bắc Việt Nam vào năm 1954. Tuy nhiên, quyền Thủ tướng của ông gần như chỉ là bù nhìn, vì mọi quyền hành đều do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ quyết định. Ngay sau khi Lê Duẩn chết vào năm 1986, Phạm Văn Đồng được cho giữ chức vụ Cố vấn Trung ương đảng.
Cuộc đời ông Phạm Văn Đồng chỉ có hai điểm đặc biệt được ghi nhận. Thứ nhất, theo một số tài liệu từ giới cựu đảng viên phản tỉnh cho biết ngay sau khi Việt Minh cướp chính quyền miền Bắc năm 1954, bỗng nhiên bà vợ ông Phạm Văn Đồng có triệu chứng tâm thần và sau đó bị đưa vào ở riêng một phòng đầy đủ tiện nghi trong một nhà thương điên ở ngoại ô Hà Nội. Điều cần nói là ông Đồng chỉ vào thăm vợ rất ít; trong khi người đến thăm vợ ông Đồng nhiều nhất và thường ở lại một mình trong phòng bệnh nhân lại là Hồ Chí Minh. Dư luận tại Hà Nội sau này lan truyền sự kiện “kỳ lạ” này gần như công khai, và cho rằng nguyên nhân gây là sự điên loạn của bà Phạm Văn Đồng có liên hệ trực tiếp đến Hồ Chí Minh, người đã từng lang chạ sinh lý bất chính với nhiều phụ nữ, trong số này có cả vợ của ông Hoàng Văn Hoan, người sát cánh với Hồ Chí Minh từ những ngày đầu thành lập đảng Lao Động Việt Nam.
Điểm đặc biệt thứ hai là sau bao nhiêu năm hành nghề thủ tướng bù nhìn, ông Phạm Văn Đồng đã không hề bày tỏ sự bất đồng riêng tư của mình công khai cho đến những ngày tháng cuối đời của ông lúc đã mù lòa. Nhưng ông đã đọc và nhờ người thân tín cho phổ biến những ý kiến của ông về vấn đề dân chủ quá thiếu thốn ở Việt Nam.
Thêm vào đó, nói đến ông Phạm Văn Đồng thì không thể không nói đến câu “sấm dân gian” được truyền bá từ rất lâu ở Việt Nam, đó là câu: “Chừng nào “Thạch” nổi, “Mao” chìm; “Đồng” khô, “Hồ” cạn búa liềm ra tro”. Theo lời diễn giải dân gian, bốn chữ quan trọng trong câu đều ví đến bốn nhân vật mà nếu bốn người này chết thì chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới mới tiêu tan thật sự, đó là “Thạch” - Tưởng Giới Thạch, tổng thống đầu tiên của nước Đài Loan; “Mao” là Mạo Trạch Đông, cố lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Hoa; “Hồ” là Hồ Chí Minh và “Đồng” tức là Phạm Văn Đồng. Tất cả nay đã ra người thiên cổ.
Thông tín viên VNN còn cho biết xác ông Phạm Văn Đồng đã được chở tới phòng lạnh, nhưng nguồn tin này có thể chưa được giới lãnh đạo loan báo vì sự ra đi của ông Phạm Văn Đồng rơi vào dịp 30 tháng 4 và ngày Quốc Tế Lao Động 1 tháng 5. Hiện nay các cơ quan truyền thông của Hà Nội chưa thấy loan báo chính thức tin tức này.
Ông Phạm Văn Đồng được xem là người giữ chức vụ thủ tướng lâu năm nhất thế giới, kể từ sau ngày CSVN áp đặt chủ nghĩa xã hội lên miền Bắc Việt Nam vào năm 1954. Tuy nhiên, quyền Thủ tướng của ông gần như chỉ là bù nhìn, vì mọi quyền hành đều do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ quyết định. Ngay sau khi Lê Duẩn chết vào năm 1986, Phạm Văn Đồng được cho giữ chức vụ Cố vấn Trung ương đảng.
Cuộc đời ông Phạm Văn Đồng chỉ có hai điểm đặc biệt được ghi nhận. Thứ nhất, theo một số tài liệu từ giới cựu đảng viên phản tỉnh cho biết ngay sau khi Việt Minh cướp chính quyền miền Bắc năm 1954, bỗng nhiên bà vợ ông Phạm Văn Đồng có triệu chứng tâm thần và sau đó bị đưa vào ở riêng một phòng đầy đủ tiện nghi trong một nhà thương điên ở ngoại ô Hà Nội. Điều cần nói là ông Đồng chỉ vào thăm vợ rất ít; trong khi người đến thăm vợ ông Đồng nhiều nhất và thường ở lại một mình trong phòng bệnh nhân lại là Hồ Chí Minh. Dư luận tại Hà Nội sau này lan truyền sự kiện “kỳ lạ” này gần như công khai, và cho rằng nguyên nhân gây là sự điên loạn của bà Phạm Văn Đồng có liên hệ trực tiếp đến Hồ Chí Minh, người đã từng lang chạ sinh lý bất chính với nhiều phụ nữ, trong số này có cả vợ của ông Hoàng Văn Hoan, người sát cánh với Hồ Chí Minh từ những ngày đầu thành lập đảng Lao Động Việt Nam.
Điểm đặc biệt thứ hai là sau bao nhiêu năm hành nghề thủ tướng bù nhìn, ông Phạm Văn Đồng đã không hề bày tỏ sự bất đồng riêng tư của mình công khai cho đến những ngày tháng cuối đời của ông lúc đã mù lòa. Nhưng ông đã đọc và nhờ người thân tín cho phổ biến những ý kiến của ông về vấn đề dân chủ quá thiếu thốn ở Việt Nam.
Thêm vào đó, nói đến ông Phạm Văn Đồng thì không thể không nói đến câu “sấm dân gian” được truyền bá từ rất lâu ở Việt Nam, đó là câu: “Chừng nào “Thạch” nổi, “Mao” chìm; “Đồng” khô, “Hồ” cạn búa liềm ra tro”. Theo lời diễn giải dân gian, bốn chữ quan trọng trong câu đều ví đến bốn nhân vật mà nếu bốn người này chết thì chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới mới tiêu tan thật sự, đó là “Thạch” - Tưởng Giới Thạch, tổng thống đầu tiên của nước Đài Loan; “Mao” là Mạo Trạch Đông, cố lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Hoa; “Hồ” là Hồ Chí Minh và “Đồng” tức là Phạm Văn Đồng. Tất cả nay đã ra người thiên cổ.
Gửi ý kiến của bạn