ROSEMEAD (THÁI TÚ HẠP) - Nguồn tin chính xác vừa ghi nhận từ gia đình Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả nhạc phẩm Nắng Chiều, vừa qua đời tại Bệnh Viện City of Hope, vào lúc 4 giờ 15 sáng ngày 9 tháng 1 năm 2004, nhằm ngày 18 tháng Chạp năm Quý Mùi, thọ 78 tuổi.
Đến Hoa Kỳ từ năm 1983, định cư tại Rosemead cùng vợ, Chị Nguyễn Thị Nga và ba cháu gái và một cháu trai đã trưởng thành. Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn là tên thật, sanh quán tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Theo phong trào "Xếp bút nghiên lên đường đi kháng chiến chống Pháp dành độc lập cho nước nhà" trước 1945. Phụ trách âm nhạc cho toàn thể Liên Khu Năm, gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Nhưng sau một thời gian, nhận thấy Mặt Trận Việt Minh đã đi sai đường chân chính yêu nước của Dân Tộc, nên ông đã tìm cách vượt thoát hàng ngũ về thành cư trú tại Hội An.
Ông là Hội Viên của SACEM - Hội Nhạc Sĩ Pháp. Ông sáng tác không nhiều lắm ngoài những nhạc phẩm hình thành trong thời kỳ kháng chiến. Ông đã hoàn tất một số tình khúc giá trị với ngôn ngữ trau chuốt, ẩn chứa những ý tình lãng mạn và thơ mộng trong các nhạc phẩm: Lá Rơi Bên Thềm, Sao Đêm, Chiều Bên Giáo Đường, Bến Giang Đầu... nhưng nổi bật nhất và cũng phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhiều thập niên là nhạc phẩm Nắng Chiều. Ông thành danh qua nhạc phẩm nầy, cả nước đều biết đến ông.
Khoảng thời gian 1960, một ca Sĩ và tài tử nổi tiếng Đài Loan đến trình diễn tại Sài Gòn trong một chương trình trao đổi Văn Hóa Việt Hoa. Tình cờ cô ca sĩ mang tên Kỷ Lộ Hà khi nghe nhạc phẩm Nắng Chiều cảm thấy thích thú xin được gặp tác giả để chuyển qua lời tiếng Hoa với tên "Bài Tình Ca Việt Nam". Với giai điệu rộn rã hồn nhiên, thanh thoát nhưng thoảng một nỗi buồn man mác chia xa của tình yêu.. chỉ trong một thời gian ngắn "Bài Tình Ca Việt Nam" đã được dân chúng Đài Loan và Hồng Kông đón nhận nồng nhiệt và được báo chí ca ngợi vinh danh là Nhạc Phẩm Ngợi Ca Tình Yêu hay nhất trong nhiều năm liên tục.
Trong thời gian quen biết, thường hay cùng ông hàn huyên tâm sự qua những buổi trà đàm văn nghệ. Trong câu chuyện vui, chúng tôi khám phá ra "người em gái" trong Nắng Chiều cư ngụ tại thành phố cổ Hội An mà ông đã yêu từ năm 1945 khi ông vừa mới 20 tuổi. Lời trong Nắng Chiều thật đẹp và thật thơ...
NẮNG CHIỀU
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều.
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa.
Khi đến cuối thôn chân bước không hồn.
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ!
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy.
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh.
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm.
Má em màu ngà tóc thề nhẹ vương.
Nay anh về qua sân nắng;
chạnh nhớ câu thề tim tái tê;
chẳng biết bây giờ người em gái
duyên ghé về đâu"
Nay anh về, nương dâu úa,
giọng hát câu hò thôi hết đưa,
hình bóng yêu kiều, kề hoa tím,
biết đâu mà tìm!
Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà.
Gợn buồn nhìn anh, em nói: Mến anh
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi.
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi.
Đa số lời ca trong những tình khúc, ngoài Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn, có lẽ ảnh hưởng âm hưởng nhạc cổ điển Tây Phương nên chỉ dành cho một số ca sĩ có trình độ diễn đạt cao nên ít được phổ cập trong quần chúng. Tuy nhiên, đó không phải là lý do không đủ tạo cho ông một vị trí đáng kể nghiêm chỉnh và trang trọng trong lãnh vực âm nhạc Việt Nam của thời đại chúng ta.
Sự ra đi đột ngột của Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn quả là một sự mất mát lớn lao trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoại.
Đến Hoa Kỳ từ năm 1983, định cư tại Rosemead cùng vợ, Chị Nguyễn Thị Nga và ba cháu gái và một cháu trai đã trưởng thành. Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn là tên thật, sanh quán tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Theo phong trào "Xếp bút nghiên lên đường đi kháng chiến chống Pháp dành độc lập cho nước nhà" trước 1945. Phụ trách âm nhạc cho toàn thể Liên Khu Năm, gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Nhưng sau một thời gian, nhận thấy Mặt Trận Việt Minh đã đi sai đường chân chính yêu nước của Dân Tộc, nên ông đã tìm cách vượt thoát hàng ngũ về thành cư trú tại Hội An.
Ông là Hội Viên của SACEM - Hội Nhạc Sĩ Pháp. Ông sáng tác không nhiều lắm ngoài những nhạc phẩm hình thành trong thời kỳ kháng chiến. Ông đã hoàn tất một số tình khúc giá trị với ngôn ngữ trau chuốt, ẩn chứa những ý tình lãng mạn và thơ mộng trong các nhạc phẩm: Lá Rơi Bên Thềm, Sao Đêm, Chiều Bên Giáo Đường, Bến Giang Đầu... nhưng nổi bật nhất và cũng phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhiều thập niên là nhạc phẩm Nắng Chiều. Ông thành danh qua nhạc phẩm nầy, cả nước đều biết đến ông.
Khoảng thời gian 1960, một ca Sĩ và tài tử nổi tiếng Đài Loan đến trình diễn tại Sài Gòn trong một chương trình trao đổi Văn Hóa Việt Hoa. Tình cờ cô ca sĩ mang tên Kỷ Lộ Hà khi nghe nhạc phẩm Nắng Chiều cảm thấy thích thú xin được gặp tác giả để chuyển qua lời tiếng Hoa với tên "Bài Tình Ca Việt Nam". Với giai điệu rộn rã hồn nhiên, thanh thoát nhưng thoảng một nỗi buồn man mác chia xa của tình yêu.. chỉ trong một thời gian ngắn "Bài Tình Ca Việt Nam" đã được dân chúng Đài Loan và Hồng Kông đón nhận nồng nhiệt và được báo chí ca ngợi vinh danh là Nhạc Phẩm Ngợi Ca Tình Yêu hay nhất trong nhiều năm liên tục.
Trong thời gian quen biết, thường hay cùng ông hàn huyên tâm sự qua những buổi trà đàm văn nghệ. Trong câu chuyện vui, chúng tôi khám phá ra "người em gái" trong Nắng Chiều cư ngụ tại thành phố cổ Hội An mà ông đã yêu từ năm 1945 khi ông vừa mới 20 tuổi. Lời trong Nắng Chiều thật đẹp và thật thơ...
NẮNG CHIỀU
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều.
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa.
Khi đến cuối thôn chân bước không hồn.
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ!
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy.
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh.
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm.
Má em màu ngà tóc thề nhẹ vương.
Nay anh về qua sân nắng;
chạnh nhớ câu thề tim tái tê;
chẳng biết bây giờ người em gái
duyên ghé về đâu"
Nay anh về, nương dâu úa,
giọng hát câu hò thôi hết đưa,
hình bóng yêu kiều, kề hoa tím,
biết đâu mà tìm!
Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà.
Gợn buồn nhìn anh, em nói: Mến anh
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi.
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi.
Đa số lời ca trong những tình khúc, ngoài Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn, có lẽ ảnh hưởng âm hưởng nhạc cổ điển Tây Phương nên chỉ dành cho một số ca sĩ có trình độ diễn đạt cao nên ít được phổ cập trong quần chúng. Tuy nhiên, đó không phải là lý do không đủ tạo cho ông một vị trí đáng kể nghiêm chỉnh và trang trọng trong lãnh vực âm nhạc Việt Nam của thời đại chúng ta.
Sự ra đi đột ngột của Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn quả là một sự mất mát lớn lao trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam tại hải ngoại.
Gửi ý kiến của bạn