Suốt tuần này, kể từ Thứ Sáu 16, chúng ta sẽ theo dõi một vòng dự đoán về tình hình thời sự thế giới trong năm Giáp Thân, do tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa phụ trách...
Al-Qaeda vất vả
Năm 2003 là năm trắc nghiệm sự khả tín của tổ chức khủng bố al-Qaeda: có khả năng hay không, như đã tuyên bố, là tấn công Hoa Kỳ, lật đổ các chính quyền Hồi giáo ôn hòa và mở ra cuộc “Thánh chiến toàn cầu”. Kết quả toàn năm là al-Qaeda không đạt được mục tiêu nào trong số kể trên và trở thành đề tài phụ. Năm 2003, al-Qaeda mất khả tín, nghĩa là không đáng tin, hoặc không đáng sợ.
Trong năm qua, al-Qaeda có thể đã thấy là mình không đạt kết quả sau vụ 9-11: vụ khủng bố khiến Mỹ tiến vào Afghanistan và Iraq, sẽ ở lại để xây dựng một chế độ khác mà không hề có một loạt các vụ đảo chánh dây chuyền trong khối Hồi giáo.
Muốn tồn tại, trong năm Giáp Thân này họ phải thay đổi: chấm dứt trò đánh lén và bỏ chạy, thay vào đó phải cố gắng khơi dậy một cuộc cách mạng trong thế giới Hồi giáo, là điều rất khó cho một tổ chức khủng bố xưa nay chỉ hoạt động ngầm và chưa có khả năng tồn tại như một thế lực chính trị. Nơi duy nhất họ còn một chút hy vọng huy động tinh thần chống Mỹ và sự bất mãn với các chế độ Hồi giáo đang cầm quyền là vùng Trung Đông. Thời sự năm Thân vì vậy không còn chú ý đến Iraq như năm ngoái, nhưng vẫn thấy Trung Đông là điểm nóng.
Các vụ tấn công bất ngờ nhắm vào một số thành phố lớn như Baghdad, Riyahd, Istanbul, hay đốt cháy nhiều giếng dầu Trung Đông, vẫn có thể xảy ra nhưng sẽ không có kết quả. Al-Qaeda phải làm gì đó có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài hơn, dẫn đến một vụ tổng nổi dậy của dân chúng chống lại một chính quyền hiện hữu. Nơi duy nhất trong toàn khu vực mà họ có thể đạt được một kết quả gây chấn động chỉ có thể là Saudi Arabia.
Xứ này có một dân số Hồi giáo cực đoan đáng kể, có sẵn cơ sở của al-Qaeda (có khi ẩn sâu trong hệ thống tình báo và mật vụ của Hoàng gia Saudi), có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất, và lại là một đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, suốt năm ngoái al-Qaeda đã nhiều lần tấn công Saudi mà không thành. Trong năm Thân, al-Qaeda và Hoàng gia Saudi sẽ lao vào một cuộc thư hùng sinh tử để diệt lẫn nhau và nếu có phải dự đoán thì có lẽ nên đoán là khủng bố cũng sẽ thất bại vì không thiết lập được một chế độ Hồi giáo khác tại đây.
Ngược lại, Saudi Arabia sẽ tìm mọi cách tránh khỏi viễn ảnh kinh hoàng và điên rồ đã thấy tại Iran khi một Giáo quyền Hồi giáo thành hình sau cuộc “cách mạng” năm 1979. Chính quyền Saudi sẽ ráo riết tung tiền thực hiện một loạt chương trình cải cách về kinh tế, xã hội, chính trị lẫn giáo dục và cả tôn giáo để tranh thủ lòng dân, sẽ gia tăng ảnh hưởng của quân đội và cương quyết diệt trừ tay chân của al-Qaeda.
Ngoài Trung Đông, nơi thứ hai mà al-Qaeda nuôi hy vọng dấy loạn là Pakistan. Trong năm Thân, Hoa Kỳ cùng Pakistan và chính quyền Kabul sẽ mở chiến dịch truy lùng tàn dư của chế độ Taliban và cơ sở al-Qaeda (lẫn Osama bin Laden) trong vùng biên giới Pakistan-Afghanistan. Mắt xích yếu nhất trong vùng không là chính quyền Kabul do Mỹ lập ra mà là sinh mạng Tổng thống Pervez Musharraf của Pakistan. Xứ này đang hòa giải với Ấn Độ, một biến cố có ý nghĩa nhất từ nửa thế kỷ nay, và gỡ ngòi nổ Kashmir trong khi đang chuyển hóa về chế độ dân sự (nếu chưa là dân chủ) sau vụ Tướng Musharraf đảo chánh để lên nắm quyền vào tháng 10 năm 1998. Sau hai lần thoát chết, nếu ông bị ám sát trong năm nay, Pakistan có khi gặp loạn và chẳng những cục diện Nam Á bị ảnh hưởng mà việc diệt trừ cơ sở khủng bố tại Afghanistan cũng bị trở ngại.
An ninh toàn vùng trong năm Thân vì vậy tùy thuộc vào chiến xe bọc thép và lá tử vi của Pervez Musharraf.
Nói đến lá tử vi, là yếu tố không dự đoán nổi một cách chính xác, người ta không nên quên Osama bin Laden mới là kẻ bị đe dọa nhiều nhất, và trong năm Thân có khi cũng sẽ bị loại khỏi vòng chiến. Bài toán của al-Qaeda lúc đó sẽ đơn giản hơn rất nhiều: thoát xác thành một cái gì khác, với các lãnh tụ khác. Cỏ dại vốn thường sống lâu.
Thời sự Trung Đông
Trở lại Trung Đông, tại Iraq, các nhóm chống Mỹ có thể tàn lụi và Mỹ coi như đã thắng hoặc hoạt động phá hoại còn tiếp tục nhưng không đảo ngược nổi tình hình. Người dân Iraq hết ủng hộ hành vi khủng bố của Thánh chiến kiểu al-Qaeda hay những vụ bạo động của tàn dư Saddam Hussein. Việc đồng dinar mới (không có hình Saddam) lên giá khi tiền cũ hết hiệu lực kể từ ngày Thứ Năm 15 tháng Giêng cho thấy niềm tin của đa số người dân vào một khuôn khổ sinh hoạt mới. Chính quyền mới sẽ được thành lập trong năm, với vai trò trọng yếu của xu hướng đa số Shiite và cuộc thử nghiệm dân chủ trong một xứ Hồi giáo đã bắt đầu. Truyền thông Mỹ sẽ chú trọng nhiều hơn đến cuộc tranh cử tại Mỹ và bớt dần lối loan tin một chiều đầy ngớ ngẩn về Iraq.
Được nhẹ gánh đôi chút tại Iraq, Hoa Kỳ có thể nhìn ra ngoài khu tam giác Sunni quanh Baghdad và đẩy xe hủ lô tiến xa hơn, như kết thúc hồ sơ Afghanistan hoặc tấn công một xứ lân bang Iraq, như Syria, để nhổ cỏ al-Qaeda tận rễ. Cả hai giả thuyết đều khó xảy ra, vì chính quyền Bush sẽ tránh gây thêm tranh luận trong mùa bầu cử, vì Mỹ vẫn phải trụ một quân số lớn tại Iraq và vì Mỹ khỏi cần mười sư đoàn mới giải quyết vấn đề Syria.
Syria sẽ cố thoát khỏi sự cô lập và tìm cách dung hòa với Hoa Kỳ, mà muốn như vậy, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ phải thanh lý nội bộ, chấm dứt việc can thiệp vào Lebanon qua các nhóm Hezbollah và hòa giải với Do Thái.
Tại Trung Đông, điểm nóng cần theo dõi chính là Iran. Cuộc thử lửa cuối năm giữa phe cải cách theo thế quyền (do dân bầu lên và do Tổng thống Mohamad Khatami lãnh đạo) và phe thủ cựu theo thần quyền (do... Thượng đế Allah sai phái, dưới sự lãnh đạo của Giáo chủ Ali Khamenei) sẽ còn tiếp tục qua năm Thân. Cả hai phe đều muốn tránh đổ máu làm chế độ sẽ tan rã nên đều muốn thỏa hiệp, tức là giành tối đa thắng lợi mà không diệt nổi đối phương. Hoa Kỳ tất nhiên không thản nhiên ngồi chờ kết quả mà phải tìm cách tác động, khéo léo tới đâu, chưa ai biết được, nhưng, sự ổn định tại Iran là một điều kiện cần thiết cho việc tái thiết Iraq. Đối thủ đáng sợ nhất của Iran chính là Do Thái và trong sự vận động hay tác động của Mỹ đối với Tehran, Do Thái sẽ thủ vai ông Ác.
Trong năm Thân, xung đột giữa chính quyền Do Thái và Palestine sẽ còn tiếp tục nhưng phe Palestine bị yếu thế dần, và mặc nhiên bị nhiều xứ Hồi giáo khác bỏ rơi. Các xứ này không muốn gây hấn với Hoa Kỳ và tiếp tục ủng hộ khủng bố Palestine. Việc khủng bố tự sát Hamas kết hợp với Lữ đoàn Tuẫn đạo al-Aqsa và dùng phụ nữ vào việc đánh bom không là điều mới, nhưng cho thấy sự cùng quẫn của xu hướng cực đoan trong nội bộ Palestine. Nếu Do Thái hòa giải được với Lybia và Syria, phe cực đoan Palestine sẽ mất thế đứng, lãnh tụ Yasser Arafat mất chỗ đu dây và chỉ còn trông cậy vào một thế lực yểm trợ là Âu châu.
Nhưng, Liên hiệp Âu châu trong năm Thân lại đang rối trí vì nhiều vấn đề khác, là điều chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau...
Al-Qaeda vất vả
Năm 2003 là năm trắc nghiệm sự khả tín của tổ chức khủng bố al-Qaeda: có khả năng hay không, như đã tuyên bố, là tấn công Hoa Kỳ, lật đổ các chính quyền Hồi giáo ôn hòa và mở ra cuộc “Thánh chiến toàn cầu”. Kết quả toàn năm là al-Qaeda không đạt được mục tiêu nào trong số kể trên và trở thành đề tài phụ. Năm 2003, al-Qaeda mất khả tín, nghĩa là không đáng tin, hoặc không đáng sợ.
Trong năm qua, al-Qaeda có thể đã thấy là mình không đạt kết quả sau vụ 9-11: vụ khủng bố khiến Mỹ tiến vào Afghanistan và Iraq, sẽ ở lại để xây dựng một chế độ khác mà không hề có một loạt các vụ đảo chánh dây chuyền trong khối Hồi giáo.
Muốn tồn tại, trong năm Giáp Thân này họ phải thay đổi: chấm dứt trò đánh lén và bỏ chạy, thay vào đó phải cố gắng khơi dậy một cuộc cách mạng trong thế giới Hồi giáo, là điều rất khó cho một tổ chức khủng bố xưa nay chỉ hoạt động ngầm và chưa có khả năng tồn tại như một thế lực chính trị. Nơi duy nhất họ còn một chút hy vọng huy động tinh thần chống Mỹ và sự bất mãn với các chế độ Hồi giáo đang cầm quyền là vùng Trung Đông. Thời sự năm Thân vì vậy không còn chú ý đến Iraq như năm ngoái, nhưng vẫn thấy Trung Đông là điểm nóng.
Các vụ tấn công bất ngờ nhắm vào một số thành phố lớn như Baghdad, Riyahd, Istanbul, hay đốt cháy nhiều giếng dầu Trung Đông, vẫn có thể xảy ra nhưng sẽ không có kết quả. Al-Qaeda phải làm gì đó có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài hơn, dẫn đến một vụ tổng nổi dậy của dân chúng chống lại một chính quyền hiện hữu. Nơi duy nhất trong toàn khu vực mà họ có thể đạt được một kết quả gây chấn động chỉ có thể là Saudi Arabia.
Xứ này có một dân số Hồi giáo cực đoan đáng kể, có sẵn cơ sở của al-Qaeda (có khi ẩn sâu trong hệ thống tình báo và mật vụ của Hoàng gia Saudi), có trữ lượng dầu hỏa lớn nhất, và lại là một đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, suốt năm ngoái al-Qaeda đã nhiều lần tấn công Saudi mà không thành. Trong năm Thân, al-Qaeda và Hoàng gia Saudi sẽ lao vào một cuộc thư hùng sinh tử để diệt lẫn nhau và nếu có phải dự đoán thì có lẽ nên đoán là khủng bố cũng sẽ thất bại vì không thiết lập được một chế độ Hồi giáo khác tại đây.
Ngược lại, Saudi Arabia sẽ tìm mọi cách tránh khỏi viễn ảnh kinh hoàng và điên rồ đã thấy tại Iran khi một Giáo quyền Hồi giáo thành hình sau cuộc “cách mạng” năm 1979. Chính quyền Saudi sẽ ráo riết tung tiền thực hiện một loạt chương trình cải cách về kinh tế, xã hội, chính trị lẫn giáo dục và cả tôn giáo để tranh thủ lòng dân, sẽ gia tăng ảnh hưởng của quân đội và cương quyết diệt trừ tay chân của al-Qaeda.
Ngoài Trung Đông, nơi thứ hai mà al-Qaeda nuôi hy vọng dấy loạn là Pakistan. Trong năm Thân, Hoa Kỳ cùng Pakistan và chính quyền Kabul sẽ mở chiến dịch truy lùng tàn dư của chế độ Taliban và cơ sở al-Qaeda (lẫn Osama bin Laden) trong vùng biên giới Pakistan-Afghanistan. Mắt xích yếu nhất trong vùng không là chính quyền Kabul do Mỹ lập ra mà là sinh mạng Tổng thống Pervez Musharraf của Pakistan. Xứ này đang hòa giải với Ấn Độ, một biến cố có ý nghĩa nhất từ nửa thế kỷ nay, và gỡ ngòi nổ Kashmir trong khi đang chuyển hóa về chế độ dân sự (nếu chưa là dân chủ) sau vụ Tướng Musharraf đảo chánh để lên nắm quyền vào tháng 10 năm 1998. Sau hai lần thoát chết, nếu ông bị ám sát trong năm nay, Pakistan có khi gặp loạn và chẳng những cục diện Nam Á bị ảnh hưởng mà việc diệt trừ cơ sở khủng bố tại Afghanistan cũng bị trở ngại.
An ninh toàn vùng trong năm Thân vì vậy tùy thuộc vào chiến xe bọc thép và lá tử vi của Pervez Musharraf.
Nói đến lá tử vi, là yếu tố không dự đoán nổi một cách chính xác, người ta không nên quên Osama bin Laden mới là kẻ bị đe dọa nhiều nhất, và trong năm Thân có khi cũng sẽ bị loại khỏi vòng chiến. Bài toán của al-Qaeda lúc đó sẽ đơn giản hơn rất nhiều: thoát xác thành một cái gì khác, với các lãnh tụ khác. Cỏ dại vốn thường sống lâu.
Thời sự Trung Đông
Trở lại Trung Đông, tại Iraq, các nhóm chống Mỹ có thể tàn lụi và Mỹ coi như đã thắng hoặc hoạt động phá hoại còn tiếp tục nhưng không đảo ngược nổi tình hình. Người dân Iraq hết ủng hộ hành vi khủng bố của Thánh chiến kiểu al-Qaeda hay những vụ bạo động của tàn dư Saddam Hussein. Việc đồng dinar mới (không có hình Saddam) lên giá khi tiền cũ hết hiệu lực kể từ ngày Thứ Năm 15 tháng Giêng cho thấy niềm tin của đa số người dân vào một khuôn khổ sinh hoạt mới. Chính quyền mới sẽ được thành lập trong năm, với vai trò trọng yếu của xu hướng đa số Shiite và cuộc thử nghiệm dân chủ trong một xứ Hồi giáo đã bắt đầu. Truyền thông Mỹ sẽ chú trọng nhiều hơn đến cuộc tranh cử tại Mỹ và bớt dần lối loan tin một chiều đầy ngớ ngẩn về Iraq.
Được nhẹ gánh đôi chút tại Iraq, Hoa Kỳ có thể nhìn ra ngoài khu tam giác Sunni quanh Baghdad và đẩy xe hủ lô tiến xa hơn, như kết thúc hồ sơ Afghanistan hoặc tấn công một xứ lân bang Iraq, như Syria, để nhổ cỏ al-Qaeda tận rễ. Cả hai giả thuyết đều khó xảy ra, vì chính quyền Bush sẽ tránh gây thêm tranh luận trong mùa bầu cử, vì Mỹ vẫn phải trụ một quân số lớn tại Iraq và vì Mỹ khỏi cần mười sư đoàn mới giải quyết vấn đề Syria.
Syria sẽ cố thoát khỏi sự cô lập và tìm cách dung hòa với Hoa Kỳ, mà muốn như vậy, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sẽ phải thanh lý nội bộ, chấm dứt việc can thiệp vào Lebanon qua các nhóm Hezbollah và hòa giải với Do Thái.
Tại Trung Đông, điểm nóng cần theo dõi chính là Iran. Cuộc thử lửa cuối năm giữa phe cải cách theo thế quyền (do dân bầu lên và do Tổng thống Mohamad Khatami lãnh đạo) và phe thủ cựu theo thần quyền (do... Thượng đế Allah sai phái, dưới sự lãnh đạo của Giáo chủ Ali Khamenei) sẽ còn tiếp tục qua năm Thân. Cả hai phe đều muốn tránh đổ máu làm chế độ sẽ tan rã nên đều muốn thỏa hiệp, tức là giành tối đa thắng lợi mà không diệt nổi đối phương. Hoa Kỳ tất nhiên không thản nhiên ngồi chờ kết quả mà phải tìm cách tác động, khéo léo tới đâu, chưa ai biết được, nhưng, sự ổn định tại Iran là một điều kiện cần thiết cho việc tái thiết Iraq. Đối thủ đáng sợ nhất của Iran chính là Do Thái và trong sự vận động hay tác động của Mỹ đối với Tehran, Do Thái sẽ thủ vai ông Ác.
Trong năm Thân, xung đột giữa chính quyền Do Thái và Palestine sẽ còn tiếp tục nhưng phe Palestine bị yếu thế dần, và mặc nhiên bị nhiều xứ Hồi giáo khác bỏ rơi. Các xứ này không muốn gây hấn với Hoa Kỳ và tiếp tục ủng hộ khủng bố Palestine. Việc khủng bố tự sát Hamas kết hợp với Lữ đoàn Tuẫn đạo al-Aqsa và dùng phụ nữ vào việc đánh bom không là điều mới, nhưng cho thấy sự cùng quẫn của xu hướng cực đoan trong nội bộ Palestine. Nếu Do Thái hòa giải được với Lybia và Syria, phe cực đoan Palestine sẽ mất thế đứng, lãnh tụ Yasser Arafat mất chỗ đu dây và chỉ còn trông cậy vào một thế lực yểm trợ là Âu châu.
Nhưng, Liên hiệp Âu châu trong năm Thân lại đang rối trí vì nhiều vấn đề khác, là điều chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau...
Gửi ý kiến của bạn