Hoa Thịnh Đốn.- Nếu dân Việt Nam vào những ngày cuối năm 2003 chỉ biết lo cho mâm cơm ngày Tết Nguyên Đán thì đảng và nhà nước Cộng sản lại ra sức quảng cáo cho chủ trương Xây dựng dân chủ ở cơ sở và coi đây là liều thuốc giúp đảng giải quyết các vấn đề vẫn còn tồn tại trong nhiều năm : Cán bộ sa sút đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, nhũng nhiễu dân , lãng phí tiền công, nạn buôn lậu, gian lận thương mại, bịa đặt thành tích ...
Về Dân chủ thì cuộc bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp (từ Tỉnh, Thành phố trở xuống) nhiệm kỳ 2004-2009 sẽ được tổ chức vào ngày 25-4-2004, nhưng dân tìm đâu ra những người có đủ điều kiện đại diện cho "ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương", theo như tiêu chuẩn yêu cầu của Bộ Chính trị trong Chỉ thị ngày 26-11-2003"
Nguyên do chính vì người dân không có "quyền tự do ứng cử " mà phải được "đề cử" bởi các tổ chức Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) ở địa phương. Cuộc lựa chọn người ra ứng cử , theo Chỉ thị phải được căn cứ vào : "Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, có tín nhiệm trong Đảng, trong nhân dân" và bắt đầu từ các cuộc được gọi là "hiệp thương" giữa "các thành viên của MTTQ, các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang."
Như vậy là Đảng và Nhà nước nắm hết. Từ việc làm Luật bởi Quốc hội của Đảng đến chọn người tranh cử và tổ chức bầu cử cũng chỉ một tay Đảng, Nhà nước và các Tổ chức của Đảng.
Người dân, tuy được hỏi ý kiến về danh sách ứng cử viên được cử , nhưng ho chỉ được "sờ vào" ở giai đoạn sau cùng của cuộc tuyển chọn. Trong chế độ cảnh sát trị hiện nay ở Vệt Nam, có mấy người đã được Đảng đồng ý mà bị nhân dân loại bỏ "
Bằng chứng như vụ Trần Mai Hạnh, Ủy viên Trung ương Đảng,cựu Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Hạnh được Đảng và Mặt trận Tổ quốc đưa từ Hà Nội vào "ứng cử" Đại biểu Quốc hội khóa XI tại Tỉnh Bạc Liêu, mặc dù trong thời gian xét đơn ứng cử, Hạnh đã bị tố cáo có dính líu vào băng đảng Năm Cam. Nhưng từ Bộ Chính trị trở xuống đều bỏ ngoài tai các đơn từ và hồ sơ tố cáo. Mãi cho đến khi hồ sơ của người khởi tố được phanh phui trên một số tờ báo ở Sài Gòn và dư luận làm ầm lên áp lực thì Bộ Chính rị và Ủy ban Trung ương Đảng mới chịu rút tên Hạnh khỏi danh sách ứng cử. Kết quả Tòa phạt Hạnh 9 năm tù về tội nhận hối lộ và giúp đỡ băng đảng Năm Cam từ năm 1992, khi Hạnh đã là Đại biểu Quốc hội khóa X !
Tuy nhiên Hạnh vẫn được Đảng chiều ý cho thụ án ở một trại giam gần Hà Nội thay vì nơi khác để "gia đình có điều kiện thăm nuôi và tôi có điều kiện hoàn thành cuốn tiểu thuyết đang viết dở." (Trích đơn của Trần mai Hạnh đã được Bộ Công an đồng ý, 19-12-2003)
Bằng chứng này cho thấy đảng CSVN chỉ làm theo ý dân khi thấy không còn cách nào che giấu, bao bọc cán bộ được nữa. Hơn nữa, có mấy người dám "xâm mình" tố cáo Hạnh như Đại tá Trần Đình Bá, Phóng viên báo Quân đội Nhân dân " Đáng lẽ ông Bá phải được tuyên dương thì từ ngày Hạnh bị bắt, không thấy ông Bá nói năng gì và báo chí Nhà nước cũng "quên" luôn ông.
Sự nhúng ta lèo lái cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp và quyền tự do ứng cử bị tước bỏ đã được Chỉ thị của Bộ Chính trị nói rõ: " Tổ chức đảng các cấp chỉ giới thiệu 1 đại biểu đại diện cho tổ chức đảng cùng cấp tham gia ứng cử vào 1 chức danh trong hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình chặt chẽ, thống nhất...Đảng viên không được tự ứng cử nếu không được tổ chức đảng cùng cấp đồng ý giới thiệu....Đối với chức danh chủ tịch hội đồng nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì cần tổ chức lấy ý kiến của Mặt trận Tổ quốc , các đoàn thể chính trị, xã hội, các trưởng thôn, ấp, bản, tổ dân phố trước khi hội đồng nhân dân tiến hành bầu cử...."
Nghe qua thấy cuộc chọn lựa, qua nhiều tầng lớp, nhiều chặng thì tưởng sinh hoạt dân chủ của nhân dân đã được bảo đảm, nhưng thực tế tất cả những thứ "rườm rà" này chỉ là hình thức "thông qua" sự lựa chọn của các cấp Đảng, đứng đầu là Mặt trận Tổ quốc do Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Bộ Chính trị điều khiển. Cơ cấu tổ chức của MTTQ bao gồm mọi lĩnh vực và rộng khắp trong hệ thống cai trị của Đảng CSVN. Quyền hành của MTTQ là của Đảng và Đảng cũng là của MTTQ nên tuy hai tổ chức mà là một, chỉ khác nhau cái tên. Thành phần Chính phủ, lựa chọn đảng viên và thành phần Quốc hội cũng do bàn tay của MTTQ nặn ra.
Để việc tổ chức không sai chạy vào đâu , Chỉ thị ngày 26-11-2003 viết : "Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Ủy ban Trung ướng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn, kiểm tra các cấp ủy đảng,chính quyền, Mặt trận , đoàn thể địa phương thực hiện tốt công tác bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp."
DÂN CHỦ CÁI GÌ "
Hình thức lựa chọn những người đại diện dân trong chế độ Cộng sản ở Việt Nam là như thế mà Lê Hữu Nghĩa, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương vẫn có thể nói trơn tru : "Như chúng ta biết, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội, dân chủ là khát vọng ngàn đời của nhân dân lao động. Quần chúng nhân dân lao động biết bao thế hệ đã không ngừng đấu tranh đòi dân chủ, giành dân chủ, vì dân chủ....Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là đỉnh cao trong sự phát triển của xã hội loài người nên cũng là đỉnh cao của dân chủ." (Bài đọc tại hội thảo "Thực hiện dân chủ ở cơ sở qua thực tiễn Việt Nam và Trung quốc", Hà Nội, trong hai ngày 9 và 10/12/2003.")
Nhưng "dân chủ" của Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam là thứ dân chủ nào " Nghĩa biện giải: " Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ kiểu mới, của đa số nhân dân lao động đã được giải phóng và làm chủ. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa theo bản chất của nó phải là nền dân chủ của nhân dân, vì nhân dân và cho nhân dân. Nó là sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động và quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội....Vì vậy, sự nghiệp đổi mới của nhân dân Việt Nam hiện nay về thực chất là nhằm phát huy dân chủ, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, giải phóng mọi nguồn lực của con người cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa."
Nghĩa còn khoe với phái đoàn Trung Hoa do Tề Kiến Quốc, Đại sứ Bắc Kinh tại Hà Nội cầm đầu : "Trong 17 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn trong đổi mới kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát huy dân chủ của nhân dân. Nền dân chủ từng bước được khởi sắc, sinh hoạt xã hội ngày càng cởi mở. Các hình thức dân chủ - cả trực tiếp và gián tiếp (qua đại diện) từng bước được thể chế hóa trong chính sách, pháp luật của Nhà nước....Các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phản ánh được tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân về các vấn đề bức xúc của đời sống xã hội. Những thành tựu về phát huy dân chủ cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam có khả năng lãnh đạo, tổ chức được việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân, bảo đảm vừa phát huy dân chủ, vừa giữ được kỷ cương, giữ được ổn định xã hội..."
Ô hay, dân chủ chỉ có vậy thôi à " Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập đảng, tự do tín ngưỡng-truyền đạo và "quyền chống đối, phê bình các chủ trương và chính sách của Nhà nước", quyền "tự do ứng cử và bầu cử " của người dân bị bỏ xó nơi đâu "
Tại sao chỉ có đảng CSVN mới có quyền lãnh đạo đất nước " Tại sao không chấp nhận chế độ Đa đảng và ai là người đã gìanh cho đảng những thứ độc quyền này " Và thế nào là thứ "dân chủ kiểu mới" ở Việt Nam "
Bài phát biểu lung tung về dân chủ của Nghĩa giống như bài phát biểu "không ai hiểu nổi" của Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tại cuộc hội thảo ở Bắc Kinh trong hai ngày 8 và 9-10-2003, tập trung vào đề tài "Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường - kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Việt Nam."
Nguyễn Phú Trọng nói: "Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đây không phải là kinh tế thị trường tự do theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu; và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, bởi vì như trên đã nói Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa có vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội."
Như vậy có phải đảng CSVN đang sống ở thời kỳ "mất định hướng" với đầu óc lung tung không biết đâu mà mò hay đã ăn phải bả " kinh tế tư bản" mà vẫn nói không phải, hoặc độc tài mà vẫn bảo đó chỉ là "dân chủ có kỷ luật" "
Nhưng kết quả của nền dân chủ chỉ huy và "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đã đào tạo ra lớp cán bộ lãnh đạo tài cán như thế nào "
Theo lời Phan Diễn, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo thi hành Nghị quyết Xây dựng, chỉnh đốn Đảng (Nghị quyết 6,kỳ 2 năm1998) thì : "Mặc dù đã có chuyển biến cơ bản, nhưng còn nổi lên một số mặt yếu kém và khuyềt điểm, chưa đạt yêu cầu như mong muốn của toàn Đảûng, toàn dân, chưa chặn đứng được tiêu cực, tham nhũng, đặc biệt là tình trạng sa sút lối sống của một số cán bộ, đảng viên chạy theo đồng tiền, thu vén cá nhân bất chấp lợi ích của Nhà nước và xã hội. Tâm lý thờ ơ ngại đấu tranh trong các chi bộ, Đảng bộ chưa được lên án." (Thông Tấn xã Việt Nam,20-6-2003)
Như vậy trong khi đại đa số nhân dân 81 triệu người chưa đủ ăn, thiếu mặc, giàu-nghèo cách biệt, con cái không được học hành đến nơi đến chốn, sức khỏe không được Nhà nước chăm lo và không có mọi quyền tự do thì chế độ ở Việt Nam bây giờ có xứng đáng mang tên Xã hội Chủ nghĩa của mọi người hay chỉ là chế độ của riêng thiểu số lãnh đạo được ưu đãi và có quyền ăn trên, ngồi trốc mọi người " -/-
Phạm Trần
Về Dân chủ thì cuộc bầu cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp (từ Tỉnh, Thành phố trở xuống) nhiệm kỳ 2004-2009 sẽ được tổ chức vào ngày 25-4-2004, nhưng dân tìm đâu ra những người có đủ điều kiện đại diện cho "ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương", theo như tiêu chuẩn yêu cầu của Bộ Chính trị trong Chỉ thị ngày 26-11-2003"
Nguyên do chính vì người dân không có "quyền tự do ứng cử " mà phải được "đề cử" bởi các tổ chức Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) ở địa phương. Cuộc lựa chọn người ra ứng cử , theo Chỉ thị phải được căn cứ vào : "Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, có tín nhiệm trong Đảng, trong nhân dân" và bắt đầu từ các cuộc được gọi là "hiệp thương" giữa "các thành viên của MTTQ, các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang."
Như vậy là Đảng và Nhà nước nắm hết. Từ việc làm Luật bởi Quốc hội của Đảng đến chọn người tranh cử và tổ chức bầu cử cũng chỉ một tay Đảng, Nhà nước và các Tổ chức của Đảng.
Người dân, tuy được hỏi ý kiến về danh sách ứng cử viên được cử , nhưng ho chỉ được "sờ vào" ở giai đoạn sau cùng của cuộc tuyển chọn. Trong chế độ cảnh sát trị hiện nay ở Vệt Nam, có mấy người đã được Đảng đồng ý mà bị nhân dân loại bỏ "
Bằng chứng như vụ Trần Mai Hạnh, Ủy viên Trung ương Đảng,cựu Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Hạnh được Đảng và Mặt trận Tổ quốc đưa từ Hà Nội vào "ứng cử" Đại biểu Quốc hội khóa XI tại Tỉnh Bạc Liêu, mặc dù trong thời gian xét đơn ứng cử, Hạnh đã bị tố cáo có dính líu vào băng đảng Năm Cam. Nhưng từ Bộ Chính trị trở xuống đều bỏ ngoài tai các đơn từ và hồ sơ tố cáo. Mãi cho đến khi hồ sơ của người khởi tố được phanh phui trên một số tờ báo ở Sài Gòn và dư luận làm ầm lên áp lực thì Bộ Chính rị và Ủy ban Trung ương Đảng mới chịu rút tên Hạnh khỏi danh sách ứng cử. Kết quả Tòa phạt Hạnh 9 năm tù về tội nhận hối lộ và giúp đỡ băng đảng Năm Cam từ năm 1992, khi Hạnh đã là Đại biểu Quốc hội khóa X !
Tuy nhiên Hạnh vẫn được Đảng chiều ý cho thụ án ở một trại giam gần Hà Nội thay vì nơi khác để "gia đình có điều kiện thăm nuôi và tôi có điều kiện hoàn thành cuốn tiểu thuyết đang viết dở." (Trích đơn của Trần mai Hạnh đã được Bộ Công an đồng ý, 19-12-2003)
Bằng chứng này cho thấy đảng CSVN chỉ làm theo ý dân khi thấy không còn cách nào che giấu, bao bọc cán bộ được nữa. Hơn nữa, có mấy người dám "xâm mình" tố cáo Hạnh như Đại tá Trần Đình Bá, Phóng viên báo Quân đội Nhân dân " Đáng lẽ ông Bá phải được tuyên dương thì từ ngày Hạnh bị bắt, không thấy ông Bá nói năng gì và báo chí Nhà nước cũng "quên" luôn ông.
Sự nhúng ta lèo lái cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp và quyền tự do ứng cử bị tước bỏ đã được Chỉ thị của Bộ Chính trị nói rõ: " Tổ chức đảng các cấp chỉ giới thiệu 1 đại biểu đại diện cho tổ chức đảng cùng cấp tham gia ứng cử vào 1 chức danh trong hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình chặt chẽ, thống nhất...Đảng viên không được tự ứng cử nếu không được tổ chức đảng cùng cấp đồng ý giới thiệu....Đối với chức danh chủ tịch hội đồng nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì cần tổ chức lấy ý kiến của Mặt trận Tổ quốc , các đoàn thể chính trị, xã hội, các trưởng thôn, ấp, bản, tổ dân phố trước khi hội đồng nhân dân tiến hành bầu cử...."
Nghe qua thấy cuộc chọn lựa, qua nhiều tầng lớp, nhiều chặng thì tưởng sinh hoạt dân chủ của nhân dân đã được bảo đảm, nhưng thực tế tất cả những thứ "rườm rà" này chỉ là hình thức "thông qua" sự lựa chọn của các cấp Đảng, đứng đầu là Mặt trận Tổ quốc do Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Bộ Chính trị điều khiển. Cơ cấu tổ chức của MTTQ bao gồm mọi lĩnh vực và rộng khắp trong hệ thống cai trị của Đảng CSVN. Quyền hành của MTTQ là của Đảng và Đảng cũng là của MTTQ nên tuy hai tổ chức mà là một, chỉ khác nhau cái tên. Thành phần Chính phủ, lựa chọn đảng viên và thành phần Quốc hội cũng do bàn tay của MTTQ nặn ra.
Để việc tổ chức không sai chạy vào đâu , Chỉ thị ngày 26-11-2003 viết : "Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Ủy ban Trung ướng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn, kiểm tra các cấp ủy đảng,chính quyền, Mặt trận , đoàn thể địa phương thực hiện tốt công tác bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp."
DÂN CHỦ CÁI GÌ "
Hình thức lựa chọn những người đại diện dân trong chế độ Cộng sản ở Việt Nam là như thế mà Lê Hữu Nghĩa, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương vẫn có thể nói trơn tru : "Như chúng ta biết, dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Không có dân chủ thì không có chủ nghĩa xã hội, dân chủ là khát vọng ngàn đời của nhân dân lao động. Quần chúng nhân dân lao động biết bao thế hệ đã không ngừng đấu tranh đòi dân chủ, giành dân chủ, vì dân chủ....Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là đỉnh cao trong sự phát triển của xã hội loài người nên cũng là đỉnh cao của dân chủ." (Bài đọc tại hội thảo "Thực hiện dân chủ ở cơ sở qua thực tiễn Việt Nam và Trung quốc", Hà Nội, trong hai ngày 9 và 10/12/2003.")
Nhưng "dân chủ" của Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam là thứ dân chủ nào " Nghĩa biện giải: " Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ kiểu mới, của đa số nhân dân lao động đã được giải phóng và làm chủ. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa theo bản chất của nó phải là nền dân chủ của nhân dân, vì nhân dân và cho nhân dân. Nó là sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động và quản lý công việc của Nhà nước và của xã hội....Vì vậy, sự nghiệp đổi mới của nhân dân Việt Nam hiện nay về thực chất là nhằm phát huy dân chủ, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, giải phóng mọi nguồn lực của con người cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa."
Nghĩa còn khoe với phái đoàn Trung Hoa do Tề Kiến Quốc, Đại sứ Bắc Kinh tại Hà Nội cầm đầu : "Trong 17 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn trong đổi mới kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về phát huy dân chủ của nhân dân. Nền dân chủ từng bước được khởi sắc, sinh hoạt xã hội ngày càng cởi mở. Các hình thức dân chủ - cả trực tiếp và gián tiếp (qua đại diện) từng bước được thể chế hóa trong chính sách, pháp luật của Nhà nước....Các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phản ánh được tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân về các vấn đề bức xúc của đời sống xã hội. Những thành tựu về phát huy dân chủ cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam có khả năng lãnh đạo, tổ chức được việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân, bảo đảm vừa phát huy dân chủ, vừa giữ được kỷ cương, giữ được ổn định xã hội..."
Ô hay, dân chủ chỉ có vậy thôi à " Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập đảng, tự do tín ngưỡng-truyền đạo và "quyền chống đối, phê bình các chủ trương và chính sách của Nhà nước", quyền "tự do ứng cử và bầu cử " của người dân bị bỏ xó nơi đâu "
Tại sao chỉ có đảng CSVN mới có quyền lãnh đạo đất nước " Tại sao không chấp nhận chế độ Đa đảng và ai là người đã gìanh cho đảng những thứ độc quyền này " Và thế nào là thứ "dân chủ kiểu mới" ở Việt Nam "
Bài phát biểu lung tung về dân chủ của Nghĩa giống như bài phát biểu "không ai hiểu nổi" của Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tại cuộc hội thảo ở Bắc Kinh trong hai ngày 8 và 9-10-2003, tập trung vào đề tài "Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường - kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Việt Nam."
Nguyễn Phú Trọng nói: "Nói kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đây không phải là kinh tế thị trường tự do theo kiểu tư bản chủ nghĩa, cũng không phải là kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu; và cũng chưa hoàn toàn là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, bởi vì như trên đã nói Việt Nam đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa có vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa xã hội."
Như vậy có phải đảng CSVN đang sống ở thời kỳ "mất định hướng" với đầu óc lung tung không biết đâu mà mò hay đã ăn phải bả " kinh tế tư bản" mà vẫn nói không phải, hoặc độc tài mà vẫn bảo đó chỉ là "dân chủ có kỷ luật" "
Nhưng kết quả của nền dân chủ chỉ huy và "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" đã đào tạo ra lớp cán bộ lãnh đạo tài cán như thế nào "
Theo lời Phan Diễn, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo thi hành Nghị quyết Xây dựng, chỉnh đốn Đảng (Nghị quyết 6,kỳ 2 năm1998) thì : "Mặc dù đã có chuyển biến cơ bản, nhưng còn nổi lên một số mặt yếu kém và khuyềt điểm, chưa đạt yêu cầu như mong muốn của toàn Đảûng, toàn dân, chưa chặn đứng được tiêu cực, tham nhũng, đặc biệt là tình trạng sa sút lối sống của một số cán bộ, đảng viên chạy theo đồng tiền, thu vén cá nhân bất chấp lợi ích của Nhà nước và xã hội. Tâm lý thờ ơ ngại đấu tranh trong các chi bộ, Đảng bộ chưa được lên án." (Thông Tấn xã Việt Nam,20-6-2003)
Như vậy trong khi đại đa số nhân dân 81 triệu người chưa đủ ăn, thiếu mặc, giàu-nghèo cách biệt, con cái không được học hành đến nơi đến chốn, sức khỏe không được Nhà nước chăm lo và không có mọi quyền tự do thì chế độ ở Việt Nam bây giờ có xứng đáng mang tên Xã hội Chủ nghĩa của mọi người hay chỉ là chế độ của riêng thiểu số lãnh đạo được ưu đãi và có quyền ăn trên, ngồi trốc mọi người " -/-
Phạm Trần
Gửi ý kiến của bạn