Những ngày cuối năm 2003 tại Hoa Kỳ, song song với những sinh hoạt nhộn nhịp chuẩn bị đón mừng năm mới, là những tin tức "không vui" đầy lo âu khi các hãng thông tấn đồng loạt loan tin các biện pháp bảo vệ an ninh mà Bộ Nội An vừa nâng mức báo động cao hơn, trước các nguy cơ khủng bố có thể xảy ra. Hàng loạt các biện pháp kim soát an ninh đã, đang và sẽ được áp dụng trong những ngày tới. Bóng tối đe dọa nền an ninh Hoa Kỳ trải dài từ biến cố kinh hoàng 11 tháng 9 năm 2001, đã ảnh hưởng rất nhiều đến một lãnh vực quen thuộc với cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, đó là vấn đề Di Trú. Bởi vì, khi nói đến vấn đề "nội an" - an ninh trong nước, Bộ Nội An, và Bộ Ngoại Giao liên hệ, sẽ phải siết chặt hơn nữa việc kim soát những kiều dân nhập cảnh Hoa Kỳ qua nhiều dạng chiếu khán (visa) khác nhau.
Hơn hai năm qua, những gia đình liên hệ, hoặc quan tâm đến vấn đề Di Trú, đều thấy những trì trệ và sự thay đổi liên quan đến ngành này. Như trên đã nói, sự "siết chặt hơn" của Bộ Nội An và Bộ Ngoại Giao sẽ đưa đến một trong những điều... khó chịu nhất: Sự chờ đợi kết quả một hồ sơ bảo lãnh, hoặc kết quả điều chỉnh tình trạng cư trú (adjustment of status) sẽ... lâu hơn. Ngoài lý do muôn thuở là thiếu nhân sự làm việc, lý do rất đơn giản khác là sự can thiệp của Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đối với tất cả các đối tượng được chấp thuận nhập cảnh Hoa Kỳ, hoặc đang chờ đợi để được cấp thẻ Thưng trú nhân (Thẻ Xanh). Bên cạnh sự kiên nhẫn về thời gian chờ đợi, những đòi hỏi thêm trong việc phỏng vấn liên quan đến sự chứng minh về mối liên hệ giữa người bảo lãnh và được bảo lãnh cũng làm cho nhiều hồ sơ bị đình trệ. Trước đây, người ta chỉ nghĩ đến những chứng minh về sự liên hệ chỉ áp dụng mạnh mẽ với các hồ sơ bảo lãnh vợ-chồng, hoặc diện hôn phu-thê, nhưng nay, các hồ sơ cha-mẹ bão lãnh con cái, hay anh chị em bảo lãnh nhau cũng cần phải có những chứng minh liên hệ cụ thể đó.
Nhưng có lẽ diễn biến đáng ghi nhớ nhất về lĩnh vực di trú trong năm 2003 là sự khai sinh của Phòng Công Dân và Dịch Vụ Di Trú có tên gọi là BCIS (Bureau of Citizenship and Immigration Serivces), và sau này đổi thành CIS. Cơ quan này đặt dưới sự điều hành của Bộ Nội An. Việc giải thể cơ quan di trú INS đã xảy ra vào cuối tháng Ba năm 2003. Cái tên "INS" đã vĩnh viễn đi vào lịch sử.
Thoạt đầu, người ta đã hoài nghi về những hứa hẹn cải tiến sau khi cơ quan di trú này sáp nhập với Bộ Nội An. Có người cho rằng đây chỉ là một cách đổi mới tên gọi chứ thật chất vẫn chỉ là "bình mới rượu cũ" mà thôi. Nhưng đã có những dấu hiệu tích cực về sự hoạt động hữu hiệu của sở di trú CIS kể từ khi được thay tên. Cụ thể qua việc rút ngắn phần nào thời gian chờ đợi cứu xét trong các nhu cầu di trú. Người ta cũng thấy đã có những cố gắng đáng khích lệ trong dịch vụ trợ giúp khách hàng qua hệ thống điện thoại và trên mạng Internet. Một số mẫu đơn căn bản đã có thể nộp qua mạng Internet. Trong vòng 3-5 năm tới sở di trú sẽ đẩy mạnh việc nhận các mẫu đơn nộp qua hệ thống điện tử liên mạng.
Trong năm 2003, một số sự kiện di trú cần ghi nhận là:
- Áp Dụng Đạo luật PL 106-429
Đạo luật này có nội dung "Điều Chỉnh Tình Trạng Cư Trú Cho Những Người thuộc Quy Chế Lợi Ích Công Cộng", tức diện PIP.
Điều vui mừng sau bao thời gian chờ đợi, sở di trú đã chính thức nhận đơn cho diện PIP vào ngày 27 tháng 1 năm 2003. Khoảng 7,000 hồ sơ xin thẻ xanh đã tràn ngập trung tâm di trú Nebraska Service Center. Hầu hết đương đơn đã hoàn tất thủ tục lăn tay, nhưng cho đến hôm nay, mưi một tháng sau ngày công bố nhận đơn, vẫn chưa có một đương đơn nào được cấp quy chế thưng trú dưới đạo luật mới này. Gần đây sở di trú cho biết họ không có sự tài trợ cần thiết để lập một ban duyệt xét hồ sơ độc lập cho diện PIP, vì thế, một kế hoặch nhỏ giọt vừa được thông báo, đó là: Vào năm 2004 sẽ có 500 hồ sơ được xét cấp Thẻ Xanh, và số còn lại sẽ tiếp tục trong năm 2005 và những năm sau đó.
- Đạo Luật HR-1209 (CSPA)
Đạo luật "Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em" HR-1209 đã được ban hành vào ngày 6 tháng 8 năm 2002. Mặc dù đã có không ít những giải thích và bổ sung để đáp ứng sự quan tâm của mọi người, tuy nhiên, những sự diễn dịch khác nhau đối với các từ ngữ gốc được dùng trong đạo luật đã làm cho nhiều người lầm tưởng rằng đạo luật HR-1209 có thể được áp dụng cho tất cả các trưng hợp "quá tuổi" - trên 21; mà thật ra, chỉ được áp dụng cho một số trưng hợp mà thôi.
Đạo luật HR-1209 được áp dụng cho những hồ sơ nào được lập với Sở Di Trú kể từ ngày 6 tháng 8 năm 2002 trở về sau. Các hồ sơ lập trước ngày này vẫn có thể được cứu xét theo đạo luật HR-1209 với điều kiện việc duyệt cấp Chiếu khán (visa) cho họ chưa bị từ chối trước ngày 6 tháng 8 năm 2002 vì lý do trên 21 tuổi. Đạo luật HR-1209 không áp dụng cho các hồ sơ xin V Visa hay K3/4 Visa.
Đạo luật này không được áp dụng giống nhau cho tất cả các đương đơn. Những người con còn độc thân của công dân Hoa Kỳ được hưởng ưu tiên hơn. Những trưng hợp khác cần phải hội đủ thêm một số điều lệ mà đôi khi rất phức tạp.
Nhiều luật sư chuyên về di trú thoạt đầu cho rằng đạo luật HR-1209 cho phép đương đơn khấu trừ khoảng thời gian từ ngày lập hồ sơ đến ngày đáo hạn duyệt cấp chiếu khán. Nhưng theo thông báo mới đây của Bộ Ngoại giao, tuổi của đứa trẻ chỉ được trừ đi khoảng thời gian chờ đợi trong quá trình duyệt xét ở Sở Di Trú mà thôi. Tuyệt đối không có vấn đề xin lại ngày tính (hồi tố), như một số người đã lầm tưởng. Chính vì thế, đã có nhiều cha, mẹ, sau khi sang Mỹ có thẻ Thưng trú nhân đã phải thiết lập hồ sơ bảo lãnh cho những người con còn kẹt lại, vì quá 21 tuổi, nhưng vẫn còn độc thân.
- Đạo Luật Patriot Act
Theo luật Patriot Act, tất cả những người sinh vào tháng 9 năm 2001 và có hồ sơ được lập trước ngày 11 tháng 9 năm 2001 đều được xem là "trẻ dưới vị thành niên" trong 90 ngày sau khi lên 21 tuổi. Còn nếu sinh sau tháng 9 năm 2001, họ sẽ được xem là "trẻ em" trong 45 ngày sau khi lên 21 tuổi. Điều này nghĩa là họ vẫn có cơ hội đươc cấp Chiếu khán hoặc xin Thẻ xanh trong vòng 45 ngày sau sinh nhật lần thứ 21. Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam đã cấp một số lượng chiếu khán đáng kể cho những đương đơn hội đủ điều kiện thừa hưởng "Đạo luật yêu nước" - Patriot Act này.
- thể Thức Mới Đối Với Các Hồ Sơ Diện K-1
Trước đây, những hồ sơ xin cấp Chiếu khán theo diện hôn phu / hôn thê (K-1) sau khi được Sở Di Trú chấp thuận sẽ được chuyn thẳng về Tổng Lãnh sự ở Sài-gòn. Nhưng hiện nay thì tiến trình duyệt xét các hồ sơ thuộc diện này đã có sự thay đổi. Khi đã xong phần duyệt xét và được chấp thuận bởi Sở Di Trú, các hồ sơ sẽ được chuyn đến Trung tâm Chiếu khán Quốc gia (gọi tắt là NVC) để được giao nhận một mã số hồ sơ. Mã số hồ sơ này được dựa theo mã số trên Biên nhận và Thư Chấp thuận do Sở Di Trú đã cấp cho mỗi hồ sơ. Sau đó, các hồ sơ sẽ được NVC chuyn về Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài-gòn. Khi nhận được hồ sơ từ NVC, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài-gòn sẽ liên hệ với các đương đơn để yêu cầu hoàn tất những thủ tục giấy tờ cần thiết tiếp theo.
Mặc khác, trong vài tháng cuối năm 2003, tỷ lệ bác khước các hồ sơ có liên quan đến lĩnh vực bảo trợ tài chánh "hợp lệ nhưng chưa đủ mạnh" đã xảy ra rất cao. Mặc dầu Tổng lãnh sự chưa thừa nhận đã có sự thay đổi điều lệ, nhưng đây cũng là một nỗ lực nhằm ngăn chặn vấn đề gánh nặng xã hội.
- Những Hồ Sơ Bị Tổng Lãnh Sự Hoàn Trả Sở Di Trú
Theo luật lệ chung, Tổng Lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn sẽ gởi trả hồ sơ về lại cho Sở Di Trú tại Hoa Kỳ nếu như đương đơn không thể cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết cho việc cấp Chiếu khán trong một khoảng thời gian qui định. Đối với những trưng hợp không may này, các đương đơn không nên vội vàng thiết lập ngay một hồ sơ mới tương tự cho Sở Di Trú, mà hãy kiên nhẫn chờ đợi thư thông báo từ Sở Di Trú về quyết định sau cùng dành cho bộ hồ sơ đầu tiên.
Nếu được chấp thuận sau lần tái xét duyệt này, hồ sơ sẽ lại đươc chuyn về Tổng lãnh sự ở Sài-gòn và chỉ khi này, Tổng Lãnh sự mới tiến hành tái xem xét lại hồ sơ của đương đơn mà thôi. Nếu hồ sơ tiếp tục bị từ chối sau lần tái xét duyệt, Sở Di Trú vẫn thông báo kết quả của cuộc tái duyệt xét cho Tổng Lãnh sự và đương đơn lúc này có quyền lập hồ sơ khác một cách hợp lệ.
- Chương Trình McCain Mở Rộng Có thể Gia Hạn Đến Tháng 9 Năm 2004
Dân biu Tom Davis, thuộc tiểu bang Virginia, đã đệ trình dự luật HR-2792 hiện đang được thảo luận tại Quốc hội Hoa Kỳ. Nếu dự luật này được thông qua, thời gian tiến hành duyệt xét đơn xin đoàn tụ qua chương trình McCain Mở Rộng sẽ được gia hạn cho đến tháng 9 năm 2004. Hạn kỳ hiện này cho chương trình này là ngày 30 tháng 9 năm 2003.
Mục tiêu của chương trình McCain Mở Rộng nhằm cứu xét đơn của những người con trai và con gái của các cựu quân-cán-chính Việt Nam Cộng Hòa bị bắt giam cầm trong các trại "tập trung cải tạo" sau năm 1975.
Những người con của các tù nhân "học tập cải tạo" phải trên 21 tuổi và phải ở trong tình trạng độc thân vào thời điểm người cha (hoặc mẹ) được chấp thuận chiếu khán (visa) bởi cơ quan ODP hay bởi Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Những người con này cũng có thể được cứu xét nếu họ kết hôn và có con cái sau ngày cha (hoặc mẹ) được chấp thuận đơn xin cư trú tại Hoa Kỳ qua diện HO.
Toàn bộ chi tiết về chương trình McCain Mở Rộng và đơn xin, bằng tiếng Việt Nam và tiếng Anh, đang có sẵn trên trang internet của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn:
- Trẻ Em Sinh Ngoại Hôn Được Thụ Hưởng Quốc Tịch Hoa Kỳ
Trong thời gian gần đây, nhiều người đã nêu lên câu hỏi về việc một đứa trẻ có thể đương nhiên có quốc tịch Hoa Kỳ dưới đạo luật về Di Trú và Quốc Tịch (INA) 320 và 322, do thừa hưởng quốc tịch từ người mẹ hay không. Trước đây, những đứa trẻ sinh ngoại hôn đều hợp lệ có quốc tịch Hoa Kỳ theo điều khoản 321 của đạo luật kể trên, nhưng điều khoản này sau đó đã bị hủy bỏ và Đạo Luật Quốc Tịch Của Trẻ Em (CCA) không còn điều khoản này dành cho trẻ em trong diện này nữa.
Điều khoản 320 và 322 (của Đạo luật về Di Trú và Quốc Tịch - INA), một đứa trẻ sinh ngoại hôn và chưa từng được hợp pháp hóa, vẫn hợp lệ thừa hưởng quốc tịch khi người mẹ của đứa trẻ này trở thành công dân Hoa Kỳ". Chính sách này được áp dụng cho tất cả những hồ sơ đang được xét duyệt vào ngày 26 tháng 9 năm 2003, cũng như các hồ sơ được nộp kể từ ngày này trở về sau.
Trong một diễn biến khác liên quan đến con ngoại hôn, như Văn Phòng RMI đã loan tin trước đây, Hạ Nghị viện Mỹ vẫn đang bàn thảo một dự luật mới, gọi tắt là HR 88, liên quan đến những người con ngoại hôn (tức con ngoài giá thú) của công dân Hoa Kỳ được sinh ra tại một nước khác. Dự luật HR 88 cho phép công nhận những người con ngoại hôn này được có quốc tịch Hoa Kỳ với điều kiện người con phải đưa ra được nhiều bằng chứng khả tín cụ thể như sau:
1. Bằng chứng của mối quan hệ huyết thống giữa người con và người cha.
2. Giấy tờ xác minh người cha đang là công dân Mỹ khi đứa trẻ ra đi.
3. Chứng cứ người cha thừa nhận đây là con ruột của mình.
Một thanh niên Việt nam sang Mỹ định cư . Sau khi chính thức trở thành công dân Hoa Kỳ, anh đã đi du lịch về Việt nam và sau đó có một đứa con ngoài giá thú tại đây. Nếu dự luật HR 88 được Quốc hội thông qua, thì anh ta có thể lập các thủ tục giấy tờ cần thiết và hợp lệ để con của anh được công nhận là một công dân Hoa Kỳ.
Nói chung, dự luật HR 88 đặc biệt hữu ích cho các nam công dân Hoa Kỳ có con ngoại hôn còn đang cư trú ở nước ngoài. Từ trước đến nay, luật di trú vẫn luôn đòi hỏi người cha phải chứng minh được mối quan hệ ruột thịt của mình đối với con ngoại hôn trong thời gian đứa con trưởng thành. Trong khi đó, dự luật mới này sẽ giảm thiu được việc đòi hỏi các chứng minh trên.
- Hợp Pháp Hóa Di Dân Không Giấy tờ Hợp Lệ
Có lẽ đây là tin vui cuối năm 2003 cho nhiều di dân đang sống Mỹ nhưng không có giấy tờ hợp lệ. Ông Tom Ridge, Bộ trưởng Bộ Nội An (một Bộ mới thành lập sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001) vừa loan báo rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ hợp pháp hóa hàng triệu di dân không có giấy tờ hợp lệ đang cư ngụ tại Hoa Kỳ. Theo Bộ trưởng Ridge, những di dân bất hợp lệ này đã đóng góp cho đất nước và cộng đồng nơi họ đang cư ngụ. Tuy nhiên, ông Ridge nói rằng ông ủng hộ việc hợp pháp hóa cho những người di dân này nhưng không đề nghị cấp quốc tịch cho họ "vì họ đã phạm luật (di trú) khi đến Hoa Kỳ".
Các nhà lập pháp ở cả hai viện quốc hội đều ủng hộ việc hợp pháp hóa này. Thượng nghị sĩ John McCain, cùng hai dân biu Jim Kolbe và Jeff Flake, thuộc ban lập pháp tiu bang Arizona, đã đưa ra dự thảo luật HR-2899 sẽ hợp pháp hóa những di dân không có giấy tờ cư trú hợp lệ. Ngoài ra, một đạo luật khác, S-1545, cũng sẽ dễ dàng giúp đỡ những di dân bất hợp pháp nhập cảnh Mỹ khi còn nhỏ, có thể được nhận Thẻ thưng trú nhân (Thẻ Xanh). Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Quốc hội có thể sẽ không chấp thuận bất cứ sự cải tổ luật di trú quan trọng nào trong năm 2004.
Riêng với cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, người ta tin rằng đại đa số người Việt Nam đang sinh sống tại Hoa Kỳ đều có giấy tờ hợp lệ. Sau khi cao trào vượt biên tìm tự do bị giảm bớt vì các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á đã bị đóng cửa vào năm 1989, người Việt Nam đến Hoa Kỳ đáng kể nhất là qua chương trình ODP. Sau khi cơ quan ODP chấm dứt hoạt động vào năm 1998, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn tiếp tục đảm nhiệm cứu xét hồ sơ. Chưa có một con số thống kê chính thức của Sở Di Trú hay Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về số người Việt đã di dân sang Hoa Kỳ trong năm 2003, nhưng người ta ước đoán vào khoảng từ 20,000-25,000 người, bao gồm các diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình, hôn nhân, diện trẻ lai, McCain, cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ. Con số trên không tính các diện đến Mỹ tạm thời như: du học, du lịch, công việc và thương mại.
- Nhìn Về năm 2004 Với Những Hy Vọng
Mặc dù vấn đề an ninh luôn được chính phủ Hoa Kỳ đặt lên hàng đầu và sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các chính sách về di trú trong tương lai, nhưng trong năm mới 2004, những tin vui về di trú có nhiều hy vọng thành tựu:
- Cơ quan di trú cho biết sẽ cải thiện tình trạng giải quyết hồ sơ, khiếu nại, trả lời thắc mắc... cho dân chúng càng sớm càng tốt. Và dĩ nhiên, cơ quan này cũng đã đề nghị giải pháp tăng lệ phí dịch vụ di trú để đáp ứng các nhu cầu cần thiết, nhất là vấn đề gia tăng nhân sự.
- Các đề nghị về dự thảo luật cho phép những người thuộc diện "con lai" được phép nộp đơn xin vào quốc tịch Hoa Kỳ mà không phải trải qua kỳ thi, hoặc có thể thi bằng tiếng Việt Nam.
- Đạo luật HR-88 cho phép con ngoại hôn của một công dân Hoa Kỳ có thể được hợp thức hóa quốc tịch Mỹ.
- Diện chiếu khán V (V-Visa) có thể sẽ được gia hạn. Hiện nay, cơ quan di trú chỉ mới cứu xét cho những hồ sơ của người có Thẻ xanh bảo lãnh vợ (chồng), hay con cái dưới 21 tuổi, được nộp từ tháng 12 năm 2000 trở về trước. Theo diện V-Visa, khi hồ sơ nộp đúng 3 năm, người được bảo lãnh có thể gửi đơn trực tiếp với Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam để xin sang đoàn tụ với thân nhân sớm hơn.
- 500 tấm Thẻ Xanh cho diện PIP hy vọng sẽ đến tay người nhận trong năm 2004, và con số sẽ được tăng lên trong thời gian ngắn sắp tới.
- Và nhất là dự thảo luật mà Bộ trưởng Bộ Nội An đề nghị Hành pháp sẽ hợp pháp hóa cho các ngoại kiều sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ mau chóng thành luật chính thức.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com