Mấy lúc gần đây không thiếu ít nhiều dư luận cho rằng cuộc chiến đấu của những người Quốc Gia chống lại Cộng Sản để mong đem lại dân chủ, tự do và nhân quyền cho đất nước là hành vi của những người quá khích, không còn hợp thời.
Lý tưởng và thể chế Quốc Gia không còn ăn khách và Cộng Sản hiện nay không còn là Cộng Sản nữa. Các chiến hạm Mỹ đã vào hải cảng Cam Ranh và thương cảng Sàigòn rồi còn gì.
Thái độ cần có hiện nay là thái độ hoà hợp hoà giải, hợp tác đầu tư, để dần dần chuyển hoá dân chủ cho Việt Nam như Nga và Đông Âu đã thực hiện trong thập niên vừa qua.
Nga và Đông Âu đã đem lại dân chủ cho xứ sở họ, không cần có một cuộc Cách Mạng nào, tại sao những người Việt Quốc Gia cứ khư khư muốn chiến đấu, cách Mạng lật đổ Cộng Sản"
Lý tưởng Quốc Gia có còn ăn khách không và Cộng Sản có còn là Cộng Sản không, chúng tôi đã có dịp bàn đến trong bài LẰN RANH DÂN CHỦ VÀ KHÔNG DÂN CHỦ.
Nga và Đông Âu có dùng đến cuộc Cách Mạng để loại bỏ ý thức hệ Cộng Sản, đem lại dân chủ, tự do và nhân bản cho xứ sở họ không, đó là điều chúng tôi muốn cùng bàn với qúy vị ở đây.
A ) Trước hết trong tiến trình chuyển hoá dân chủ từ chế độ Cộng Sản, dân Romania đã phải dùng đến vũ lực, gây đổ máu để lật đổ chế độ Cộng Sản ngoan cố của Ceaucescu, bất chấp lòng phẩn uất cực độ của người dân, ai trong chúng ta cũng còn nhớ. Đó là một Cuộc Cách Mạng, không khác gì tinh thần và phương thức của Cuộc Cách Mạng Pháp Quốc 1789. Chúng ta không cần bàn cải.
Nhưng tiến trình chuyển hoá dân chủ ở Nga và các Quốc Gia Đông Âu khác không phải là tiến trình " hoà hợp hòa giải, hợp tác đầu tư " để dần dần chuyển hoá dân chủ", như nhiều bậc thức giả chủ trương.
B ) Ở Nga không phải do tiến trình " hòa hợp hòa giải, hợp tác đầu tư " của những người không Cộng Sản hợp tác với Cộng Sản, mà tự nhiên người Cộng Sản từ bỏ ý thức hệ của họ, làm cho Nga trở thành dân chủ.
Có chăng Nga trở thành một Quốc Gia Dân Chủ, do chính Tổng Thống Boris Eltsin tuyên bố đặt Đảng Cộng Sản và ý thức hệ Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật, khi ông lên nắm Chính Quyền.
Hành động của Tổng Thống Boris Eltsin là nhát búa cuối cùng , phá sập toà nhà Cộng Sản, mà chính Tổng Thống Michael Gorbaciov đã làm cho lung lai tận gốc rể với chính sách Glassnost và Perestroika ( trong sáng và đổi mới), chống lại những ung nhọt, gian trá, thối nát, lạm quyền, độc tài, phi nhân bản là bản chất của Cộng Sản.
Boris Eltsin tung nhát búa cuối cùng để phá sập, Michael Gorbaciov đưa hai hai chính sách để lay chuyển tận gốc rể, là vì hai vị được cả khối dân chúng Nga đứng phía sau bất mãn phẩn nộ chống lại ý thức hệ xuẩn động, đôïc tài và phi nhân, kềm hãm dân tộc họ trong nghèo đói và ngu dốt suốt trên 70 năm Xã Hội Chủ Nghĩa Vĩ Đại và Cộng Sản Đại Đồng.
Trong thời gian của Boris Eltsin và Michael Gorbaciov dân chúng Nga ngu dốt và nghèo đói đến độ Tổng Thống Gorbaciov phải đến Ý cầu cứu:
- " Không có sự giứp đở của các bạn, chúng tôi không biết làm sao qua khỏi mùa đông nầy" (Corriere della Sera, 19.11.1991, 2 ).
Một Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết với dân số đông gắp 5 lần dân số Ý, diện tích hơn 8 lần diện tích Ý, với tài nguyên giàu có vào bực nhứt thế giới kể cả dầu hỏa, vàng và kim cương. Vậy mà Tổng Thống Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết phải đến Ý cầu cứu để khỏi chết đói!
Ý thức hệ Cộng Sản đần độn trên 70 năm đã làm cho dân chúng Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết đói khổ và ngu dốt là vậy.
Michael Gorbaciov đã làm cho lung lay tận gốc rể chế độ Cộng Sản Nga, và Boris Eltsin đã tung nhát búa cuối cùng, đặt Đảng Cộng Sản và ý thức hệ Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật.
Ở Nga có Cách Mạng để đạp đổ ý thức hệ Cộng Sản để xây dựng dân chủ hay không"
Hỏi để chúng ta trả lời.
C ) Ở Tiệp Khắc, ngay từ những năm trước khi Cộng Sản ở Đông Âu sụp đổ, trong dân gian người ta đã chuyền tay nhau Hiến Chương Tiệp Khắc, do nhà văn Havel và một ít nhà trí thức khác soạn thảo, để nói lên quyền người dân trong đất nước của họ và tư cách làm người phải có của một con người.
Trước thời cơ chế độ Cộng Sản lung lai ở Liên Bang Sô Viết, người dân càng năng nổ hơn học hỏi tinh thần dân chủ và nhân bản của Hiến Chương.
Và rồi qua một cuộc đầu phiếu, dân chúng Tiệp Khắc đã đồng thuận chấp nhận Hiến Chương để loại bỏ đi ý thức hệ phá sản, độc tài và đê tiện hóa con người được người Nga đem vào khi đoàn thiết giáp Nga xông vào cưỡng chiếm Tiệp Khắc trong thập niên '50.
Người cha sinh ra Hiến Chương Tiệp Khắc được bầu lên chức Tổng Thống, Tổng Thống Havel.
Dân chúng Tiệp Khắc có phát động cuộc Cách Mạng không, để chuyển hoá dân chủ quốc gia của họ" Hỏi để chúng ta trả lời.
D ) Công cuộc chuyển hóa dân chủ cũng lâu dài và cam go không kém của dân Ba Lan, so với dân Nga và dân Tiệp Khắc.
Cộng Sản chủ trương là Đảng và Nhà Nước là của giới công nhân.
Thì Liên đoàn lao động Solidarnosc ra đời.
Đảng và Nhà Nước không thể đán áp những đòi hỏi chính đáng của Liên Đoàn để bảo vệ quyền lợi của thợ thuyền.
Ý thức quyền lợi chính đáng của giới thợ thuyền và quyền sống xứng đáng với nhân phẩm con người được giáo quyền công giáo yểm trợ, nhứt là được vị Giám Mục Cracovia lúc đó nâng đỡ.
Tư tưởng quyền được hưởng lương bỗng tương xứng và điều kiện làm việc, địa vị trong xã hội xứng đáng với nhân phẩm con người được Solidarnosc phổ biến trong dân chúng, và được vị Giám Mục Crocovia, một ít năm sau trở thành Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, bênh vực và hổ trợ.
Ở vào thời điểm Cộng Sản Nga và Đông Âu bị lung lai, Solidarnosc liên hiệp với dân chúng, tạo ra chính đảng, tranh cử và thắng cử, truất phế Jaruzeusky và người lãnh đạo Solidarnosc lên làm Tổng Thống, Tổng Thống Lech Walechsa.
Dân chúng Ba Lan " hòa hợp hòa giải, hợp tác đầu tư " với Cộng Sản hay chuyển hóa dân chủ xứ sở họ bằng Cách Mạng. Hỏi để chúng ta trả lời.
E ) Tiến trình tiến đến dân chủ của dân Đông Đức cũng cho chúng ta một mẫu gương.
Theo nguyên tắc, các nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em có nhiều giao tiếp dễ dàng với nhau. Biên giới giữa Đông Đức - Tiệp Khắc và Tiệp Khắc -Hung Gia Lợi là những biên giới được người dân trong các nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em qua lại dễ dàng.
Cho đến thập niên '80, người dân Tây Đức không hề có liên lạc " hòa hợp hòa giải, hợp tác đầu tư " gì với Đông Đức. Đông và Tây Đức bị ngăn cách bằng bức tường Bá Linh mà ai trong chúng ta cũng nghe nói tới.
Trong khi đó thì Tây Đức và Tiệp Khắc, Tây Đức và Hung Gia Lợi, cũng như Hung Gia Lợi và Aùo có liên hệ thương mại với nhau. Tiệp Khắc cũng như Hung Gia Lợi rất thèm liên lạc với Tây Đức vì hàng hóa Tây Đức là hàng hoá có phẩm chất rất cao và đồng DM của Tây Đức ở Âu Châu ai cũng qúy trọng, nhứt là đối với các nước Đông Âu như Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi.
Người Đông Đức được tự do đến Tiệp Khắc và Hung Gia Lợi, là các nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em, như đã nói. Người Đông Đức đến Tiệp Khắc và Hung Gia Lợi gặp được xe Volkswagen, Mercedes bóng loáng, so với xe Brabant con cóc chạy xịt khói mịt mù của họ; đồng DM của Tây Đức được trị giá như vàng so với đồng bạc giấy lộn không ai muốn của họ; họ cũng được biết mức sống dân chủ nhân bản của người Tây Đức so với mức sống kềm kẹp, bị công an Đông Đức ngược đãi của họ.
Người Đông Đức đến Tiệp Khắc và Hung Gia Lợi càng lúc càng đông, lúc đầu đến để mua đồ Tây Đức, rồi tìm cách ở lại để sinh sống.
Đến các năm 89-90, số người Đông Đức đến Hung Gia Lợi lên đến trên 30.000 người, tụ hợp gần biên giới Hung Gia Lợi và Aùo, với chủ đích mượn đường đến Aùo và từ Áo qua sinh sống ớ Tây Đức.
Tình trạng cung cấp thức ăn, thuốc men và vệ sinh cho những người Đông Đức ở biên giới Hung Gia Lợi-Aùo trở nên khẩn trương và ngột ngạt, Chính Quyền Hung Gia Lợi yêu cầu Aùo mở cổng để giải quyết.
Sau một ít ngày do dự và được Tổng Thổng Helmut Kohl bảo đảm chấp nhận số người di tản, Aùo mở toan biên giới và đoàn người tuôn vào Aùo để qua Tây Đức.
Trước tin biên giới đến Tây Đức được thông thương, dân chúng Đông Đức bằng mọi phương tiện , kể cả xe đạp, vượt biên giới Tiệp Khắc để đến Hung Gia Lợi, rồi Aùo và Tây Đức. Chính Quyền Đông Đức của Honnecker đành bó tay.
Và rồi dân chung phá vở luôn cả bức tường Bá Linh để ùa thẳng sang Tây Đức, dùng búa và gậy gộc đập chết luôn cả lính canh tường.
Dân chúng Đông Đức có làm Cách Mạng không" Hỏi để chúng ta trả lời.
Nếu hiểu Cách Mạng là dùng vũ lực để đạp đổ, tạo nên máu và nước mắt như nhóm Jacobins đã đem lên máy chém chế độ quân chủ Pháp 1789, chúng ta có thể quả quyết rằng các quốc gia Nga và Đông Âu không chuyển hoá dân chủ đất nước họ bằng Cách Mạng.
Ngược lại, nếu hiểu rằng Cách Mạng là nhận thức được những sai trái của ý thức hệ và những lạm dụng, hành xử quyền bính độc tài và phi nhân của chế độ Cộng Sản, từ đó quyết định khai trừ và chấp nhận lý tưởng dân chủ, tự do và nhân bản làm định hướng tổ chức lại Quốc Gia của mình trong tương lai, chúng ta có thể xác tín rằng Nga và các quốc gia Đông Âu đều xây dựng lại xứ sở của họ bằng Cách Mạng.
Trong tất cả các trường hợp được đề cập, người dân Nga và Đông Âu làm Cách Mạng, bởi vì họ được hiểu biết lý tưởng cao đẹp, đáp ứng lại ước vọng con người của thể chế dân chủ và nhân bản. Phổ biến cho người dân biết lý tưởng sống xứng đáng với nhân phẩm con người của thể chế dân chủ nhân bản là điều cần thiết phải làm.
Không có Cách Mạng, bằng vũ lực như Cách mạng Pháp 1789 hay bằng ý thức và áp lực như các Quốc Gia Nga và Đông Âu đã làm, chế độ Cộng Sản độc tài, bám chặc lấy quyền lực tự bản thể không bao giờ cho phép chúng ta đem lại dân chủ, tự do và nhân bản cho quê hương.
Chủ trương " hoà hợp hòa giải, hợp tác đầu tư "với Cộng Sản độc tài, bám chặc lấy quyền lực tự bản thể, mong Cộng Sản tự thay đổi, tự giải thể, để chúng ta chuyển hóa dân chủ cho đất nước là lối suy nghĩ quá đơn sơ, không tưởng, nếu không muốn nói là có hậu ý bất chính.
Lý tưởng và thể chế Quốc Gia không còn ăn khách và Cộng Sản hiện nay không còn là Cộng Sản nữa. Các chiến hạm Mỹ đã vào hải cảng Cam Ranh và thương cảng Sàigòn rồi còn gì.
Thái độ cần có hiện nay là thái độ hoà hợp hoà giải, hợp tác đầu tư, để dần dần chuyển hoá dân chủ cho Việt Nam như Nga và Đông Âu đã thực hiện trong thập niên vừa qua.
Nga và Đông Âu đã đem lại dân chủ cho xứ sở họ, không cần có một cuộc Cách Mạng nào, tại sao những người Việt Quốc Gia cứ khư khư muốn chiến đấu, cách Mạng lật đổ Cộng Sản"
Lý tưởng Quốc Gia có còn ăn khách không và Cộng Sản có còn là Cộng Sản không, chúng tôi đã có dịp bàn đến trong bài LẰN RANH DÂN CHỦ VÀ KHÔNG DÂN CHỦ.
Nga và Đông Âu có dùng đến cuộc Cách Mạng để loại bỏ ý thức hệ Cộng Sản, đem lại dân chủ, tự do và nhân bản cho xứ sở họ không, đó là điều chúng tôi muốn cùng bàn với qúy vị ở đây.
A ) Trước hết trong tiến trình chuyển hoá dân chủ từ chế độ Cộng Sản, dân Romania đã phải dùng đến vũ lực, gây đổ máu để lật đổ chế độ Cộng Sản ngoan cố của Ceaucescu, bất chấp lòng phẩn uất cực độ của người dân, ai trong chúng ta cũng còn nhớ. Đó là một Cuộc Cách Mạng, không khác gì tinh thần và phương thức của Cuộc Cách Mạng Pháp Quốc 1789. Chúng ta không cần bàn cải.
Nhưng tiến trình chuyển hoá dân chủ ở Nga và các Quốc Gia Đông Âu khác không phải là tiến trình " hoà hợp hòa giải, hợp tác đầu tư " để dần dần chuyển hoá dân chủ", như nhiều bậc thức giả chủ trương.
B ) Ở Nga không phải do tiến trình " hòa hợp hòa giải, hợp tác đầu tư " của những người không Cộng Sản hợp tác với Cộng Sản, mà tự nhiên người Cộng Sản từ bỏ ý thức hệ của họ, làm cho Nga trở thành dân chủ.
Có chăng Nga trở thành một Quốc Gia Dân Chủ, do chính Tổng Thống Boris Eltsin tuyên bố đặt Đảng Cộng Sản và ý thức hệ Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật, khi ông lên nắm Chính Quyền.
Hành động của Tổng Thống Boris Eltsin là nhát búa cuối cùng , phá sập toà nhà Cộng Sản, mà chính Tổng Thống Michael Gorbaciov đã làm cho lung lai tận gốc rể với chính sách Glassnost và Perestroika ( trong sáng và đổi mới), chống lại những ung nhọt, gian trá, thối nát, lạm quyền, độc tài, phi nhân bản là bản chất của Cộng Sản.
Boris Eltsin tung nhát búa cuối cùng để phá sập, Michael Gorbaciov đưa hai hai chính sách để lay chuyển tận gốc rể, là vì hai vị được cả khối dân chúng Nga đứng phía sau bất mãn phẩn nộ chống lại ý thức hệ xuẩn động, đôïc tài và phi nhân, kềm hãm dân tộc họ trong nghèo đói và ngu dốt suốt trên 70 năm Xã Hội Chủ Nghĩa Vĩ Đại và Cộng Sản Đại Đồng.
Trong thời gian của Boris Eltsin và Michael Gorbaciov dân chúng Nga ngu dốt và nghèo đói đến độ Tổng Thống Gorbaciov phải đến Ý cầu cứu:
- " Không có sự giứp đở của các bạn, chúng tôi không biết làm sao qua khỏi mùa đông nầy" (Corriere della Sera, 19.11.1991, 2 ).
Một Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết với dân số đông gắp 5 lần dân số Ý, diện tích hơn 8 lần diện tích Ý, với tài nguyên giàu có vào bực nhứt thế giới kể cả dầu hỏa, vàng và kim cương. Vậy mà Tổng Thống Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết phải đến Ý cầu cứu để khỏi chết đói!
Ý thức hệ Cộng Sản đần độn trên 70 năm đã làm cho dân chúng Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết đói khổ và ngu dốt là vậy.
Michael Gorbaciov đã làm cho lung lay tận gốc rể chế độ Cộng Sản Nga, và Boris Eltsin đã tung nhát búa cuối cùng, đặt Đảng Cộng Sản và ý thức hệ Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật.
Ở Nga có Cách Mạng để đạp đổ ý thức hệ Cộng Sản để xây dựng dân chủ hay không"
Hỏi để chúng ta trả lời.
C ) Ở Tiệp Khắc, ngay từ những năm trước khi Cộng Sản ở Đông Âu sụp đổ, trong dân gian người ta đã chuyền tay nhau Hiến Chương Tiệp Khắc, do nhà văn Havel và một ít nhà trí thức khác soạn thảo, để nói lên quyền người dân trong đất nước của họ và tư cách làm người phải có của một con người.
Trước thời cơ chế độ Cộng Sản lung lai ở Liên Bang Sô Viết, người dân càng năng nổ hơn học hỏi tinh thần dân chủ và nhân bản của Hiến Chương.
Và rồi qua một cuộc đầu phiếu, dân chúng Tiệp Khắc đã đồng thuận chấp nhận Hiến Chương để loại bỏ đi ý thức hệ phá sản, độc tài và đê tiện hóa con người được người Nga đem vào khi đoàn thiết giáp Nga xông vào cưỡng chiếm Tiệp Khắc trong thập niên '50.
Người cha sinh ra Hiến Chương Tiệp Khắc được bầu lên chức Tổng Thống, Tổng Thống Havel.
Dân chúng Tiệp Khắc có phát động cuộc Cách Mạng không, để chuyển hoá dân chủ quốc gia của họ" Hỏi để chúng ta trả lời.
D ) Công cuộc chuyển hóa dân chủ cũng lâu dài và cam go không kém của dân Ba Lan, so với dân Nga và dân Tiệp Khắc.
Cộng Sản chủ trương là Đảng và Nhà Nước là của giới công nhân.
Thì Liên đoàn lao động Solidarnosc ra đời.
Đảng và Nhà Nước không thể đán áp những đòi hỏi chính đáng của Liên Đoàn để bảo vệ quyền lợi của thợ thuyền.
Ý thức quyền lợi chính đáng của giới thợ thuyền và quyền sống xứng đáng với nhân phẩm con người được giáo quyền công giáo yểm trợ, nhứt là được vị Giám Mục Cracovia lúc đó nâng đỡ.
Tư tưởng quyền được hưởng lương bỗng tương xứng và điều kiện làm việc, địa vị trong xã hội xứng đáng với nhân phẩm con người được Solidarnosc phổ biến trong dân chúng, và được vị Giám Mục Crocovia, một ít năm sau trở thành Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, bênh vực và hổ trợ.
Ở vào thời điểm Cộng Sản Nga và Đông Âu bị lung lai, Solidarnosc liên hiệp với dân chúng, tạo ra chính đảng, tranh cử và thắng cử, truất phế Jaruzeusky và người lãnh đạo Solidarnosc lên làm Tổng Thống, Tổng Thống Lech Walechsa.
Dân chúng Ba Lan " hòa hợp hòa giải, hợp tác đầu tư " với Cộng Sản hay chuyển hóa dân chủ xứ sở họ bằng Cách Mạng. Hỏi để chúng ta trả lời.
E ) Tiến trình tiến đến dân chủ của dân Đông Đức cũng cho chúng ta một mẫu gương.
Theo nguyên tắc, các nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em có nhiều giao tiếp dễ dàng với nhau. Biên giới giữa Đông Đức - Tiệp Khắc và Tiệp Khắc -Hung Gia Lợi là những biên giới được người dân trong các nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em qua lại dễ dàng.
Cho đến thập niên '80, người dân Tây Đức không hề có liên lạc " hòa hợp hòa giải, hợp tác đầu tư " gì với Đông Đức. Đông và Tây Đức bị ngăn cách bằng bức tường Bá Linh mà ai trong chúng ta cũng nghe nói tới.
Trong khi đó thì Tây Đức và Tiệp Khắc, Tây Đức và Hung Gia Lợi, cũng như Hung Gia Lợi và Aùo có liên hệ thương mại với nhau. Tiệp Khắc cũng như Hung Gia Lợi rất thèm liên lạc với Tây Đức vì hàng hóa Tây Đức là hàng hoá có phẩm chất rất cao và đồng DM của Tây Đức ở Âu Châu ai cũng qúy trọng, nhứt là đối với các nước Đông Âu như Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi.
Người Đông Đức được tự do đến Tiệp Khắc và Hung Gia Lợi, là các nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em, như đã nói. Người Đông Đức đến Tiệp Khắc và Hung Gia Lợi gặp được xe Volkswagen, Mercedes bóng loáng, so với xe Brabant con cóc chạy xịt khói mịt mù của họ; đồng DM của Tây Đức được trị giá như vàng so với đồng bạc giấy lộn không ai muốn của họ; họ cũng được biết mức sống dân chủ nhân bản của người Tây Đức so với mức sống kềm kẹp, bị công an Đông Đức ngược đãi của họ.
Người Đông Đức đến Tiệp Khắc và Hung Gia Lợi càng lúc càng đông, lúc đầu đến để mua đồ Tây Đức, rồi tìm cách ở lại để sinh sống.
Đến các năm 89-90, số người Đông Đức đến Hung Gia Lợi lên đến trên 30.000 người, tụ hợp gần biên giới Hung Gia Lợi và Aùo, với chủ đích mượn đường đến Aùo và từ Áo qua sinh sống ớ Tây Đức.
Tình trạng cung cấp thức ăn, thuốc men và vệ sinh cho những người Đông Đức ở biên giới Hung Gia Lợi-Aùo trở nên khẩn trương và ngột ngạt, Chính Quyền Hung Gia Lợi yêu cầu Aùo mở cổng để giải quyết.
Sau một ít ngày do dự và được Tổng Thổng Helmut Kohl bảo đảm chấp nhận số người di tản, Aùo mở toan biên giới và đoàn người tuôn vào Aùo để qua Tây Đức.
Trước tin biên giới đến Tây Đức được thông thương, dân chúng Đông Đức bằng mọi phương tiện , kể cả xe đạp, vượt biên giới Tiệp Khắc để đến Hung Gia Lợi, rồi Aùo và Tây Đức. Chính Quyền Đông Đức của Honnecker đành bó tay.
Và rồi dân chung phá vở luôn cả bức tường Bá Linh để ùa thẳng sang Tây Đức, dùng búa và gậy gộc đập chết luôn cả lính canh tường.
Dân chúng Đông Đức có làm Cách Mạng không" Hỏi để chúng ta trả lời.
Nếu hiểu Cách Mạng là dùng vũ lực để đạp đổ, tạo nên máu và nước mắt như nhóm Jacobins đã đem lên máy chém chế độ quân chủ Pháp 1789, chúng ta có thể quả quyết rằng các quốc gia Nga và Đông Âu không chuyển hoá dân chủ đất nước họ bằng Cách Mạng.
Ngược lại, nếu hiểu rằng Cách Mạng là nhận thức được những sai trái của ý thức hệ và những lạm dụng, hành xử quyền bính độc tài và phi nhân của chế độ Cộng Sản, từ đó quyết định khai trừ và chấp nhận lý tưởng dân chủ, tự do và nhân bản làm định hướng tổ chức lại Quốc Gia của mình trong tương lai, chúng ta có thể xác tín rằng Nga và các quốc gia Đông Âu đều xây dựng lại xứ sở của họ bằng Cách Mạng.
Trong tất cả các trường hợp được đề cập, người dân Nga và Đông Âu làm Cách Mạng, bởi vì họ được hiểu biết lý tưởng cao đẹp, đáp ứng lại ước vọng con người của thể chế dân chủ và nhân bản. Phổ biến cho người dân biết lý tưởng sống xứng đáng với nhân phẩm con người của thể chế dân chủ nhân bản là điều cần thiết phải làm.
Không có Cách Mạng, bằng vũ lực như Cách mạng Pháp 1789 hay bằng ý thức và áp lực như các Quốc Gia Nga và Đông Âu đã làm, chế độ Cộng Sản độc tài, bám chặc lấy quyền lực tự bản thể không bao giờ cho phép chúng ta đem lại dân chủ, tự do và nhân bản cho quê hương.
Chủ trương " hoà hợp hòa giải, hợp tác đầu tư "với Cộng Sản độc tài, bám chặc lấy quyền lực tự bản thể, mong Cộng Sản tự thay đổi, tự giải thể, để chúng ta chuyển hóa dân chủ cho đất nước là lối suy nghĩ quá đơn sơ, không tưởng, nếu không muốn nói là có hậu ý bất chính.
Gửi ý kiến của bạn