BRUSSELS - Cuộc vận động của Pháp nhằm giải tỏa lệnh cấm vận vũ khí với Trung Quốc (kể từ đầu Tháng Tư sắp tới) bị Liên Hiệp Aâu Châu hãm lại vì các quan ngại về nhân quyền tại lục địa Trung Quốc.
Các Ngoại Trưởng Aâu Châu chỉ thuận tái xem xét trong 1 phiên họp sau đề nghị của Paris về bỏ lệnh cấm vận vũ khí sau vụ đàn áp Thiên An Môn 1989.
Từ đầu thập niên 1980, Liên Hiệp Aâu Châu có thặng dư mậu dịch với Trung Quốc nhưng ngày càng khiếm ngạch, ở mức 47 tỉ euro tính vào năm 2002 - chấm dứt cấm vận vũ khí có thể mở ra những cơ hội lớn với nước đông dân nhất thế giới và có tỉ lệ tăng trưởng cao.
Cuộc vận động của chính phủ Pháp trùng hợp chuyến công du của lãnh tụ Hồ cẩm Đào, đã gây phản ứng giận dữ từ cac chính khach Dân Chủ Tự Do tại QH Aâu Châu - lãnh tụ Graham Watson tuyên bố "Cac chính phủ Aâu Châu có muốn dính tay vào máu hay không khi cho phép sử dụng súng đạn của Aâu Châu chống lại thường dân trong cac vụ đàn áp tương lai".
5, 6 nước Aâu Châu, đặc biệt là Hòa Lan, muốn thấy bằng chứng rõ rệt về cải thiện nhân quyền tại lục địa Trung Quốc.
Anh, Bỉ, Tây Ban Nha và 3 nươc Scandinavia nói là còn quá sớm đối với quyết định có thể gây ra cảm tưởng rằng Liên Aâu coi thương mại và kinh tế là quan trọng hơn các tiêu chuẩn nhân quyền và dân chủ.
Các Ngoại Trưởng Aâu Châu chỉ thuận tái xem xét trong 1 phiên họp sau đề nghị của Paris về bỏ lệnh cấm vận vũ khí sau vụ đàn áp Thiên An Môn 1989.
Từ đầu thập niên 1980, Liên Hiệp Aâu Châu có thặng dư mậu dịch với Trung Quốc nhưng ngày càng khiếm ngạch, ở mức 47 tỉ euro tính vào năm 2002 - chấm dứt cấm vận vũ khí có thể mở ra những cơ hội lớn với nước đông dân nhất thế giới và có tỉ lệ tăng trưởng cao.
Cuộc vận động của chính phủ Pháp trùng hợp chuyến công du của lãnh tụ Hồ cẩm Đào, đã gây phản ứng giận dữ từ cac chính khach Dân Chủ Tự Do tại QH Aâu Châu - lãnh tụ Graham Watson tuyên bố "Cac chính phủ Aâu Châu có muốn dính tay vào máu hay không khi cho phép sử dụng súng đạn của Aâu Châu chống lại thường dân trong cac vụ đàn áp tương lai".
5, 6 nước Aâu Châu, đặc biệt là Hòa Lan, muốn thấy bằng chứng rõ rệt về cải thiện nhân quyền tại lục địa Trung Quốc.
Anh, Bỉ, Tây Ban Nha và 3 nươc Scandinavia nói là còn quá sớm đối với quyết định có thể gây ra cảm tưởng rằng Liên Aâu coi thương mại và kinh tế là quan trọng hơn các tiêu chuẩn nhân quyền và dân chủ.
Gửi ý kiến của bạn