Trưa ngày 10-01-2004, chúng tôi có mặt trong buổi giới thiệu tập bút ký "Tôi Phải Sống" của Lm Nguyễn hữu Lễ tại nhà hàng Đại Lâm Sơn (Cabramatta) Sydney, do một nhóm thân hữu và bạn tù của tác giả tổ chức. Trong buổi giới thiệu, ngoài một số quan khách như Lm Chu văn Chi, Bs Nguyễn mạnh Tiến, Chủ tịch CĐNVTD/NSW, ông Lưu Tường Quang, các Hội Đoàn, Đoàn thể, Truyền thông, Báo chí và số lượng đồng hương tham dự trên 400 người. Buổi giới thiệu bút ký diễn ra một cách rất trang trong và ấm cúng, trong tinh thần giao cảm nồng thắm của tình người đồng cảnh nơi viễn xứ....
Sau thủ tục thường lệ, chào cờ, mặc niệm và cầu nguyện cho công cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam là lời chào mừng quan khách của Bs Nguyễn Đỗ Thanh Phong, Trưởng ban tổ chức. Kế đến là lời phát biểu đầy xúc cảm của Bs Nguyễn mạnh Tiến, phần giới thiệu tác phẩm của nhà báo Hữu Nguyên, và đặc biệt là lời tâm tình của tác giả và anh Phạm Hùng Thọ, người bạn tù của tác giả đã được nhắc đến trong tác phẩm.
Mặc dù chúng tôi đã được hân hạnh đọc hết tác phẩm trước ngày ra mắt và cũng đã suy nghĩ rất nhiều, nhưng khi nghe những lời tâm tình của tác giả, chúng tôi cảm thấy được thấu triệt hơn nữa với hoàn cảnh đất nước và nỗi đau đớn của cả một dân tộc kém may mắn trong thế giới văn minh tiến bộ hiện nay, để tự đặt cho chính mình một câu hỏi phải nghĩ gì và có thể làm được gì cho Quê Hương.
Có lẽ chúng ta ai cũng biết, sau ngày CS cưỡng chiếm miền Nam, tại hải ngoại đã xuất bản rất nhiều hồi ký, bút ký, tạp ghi,v,v... Mỗi tác giả đều có những câu chuyện khác nhau để nói lên đoạn đời của mình... Từ những năm dài chinh chiến, đến gian truân trong lao tù CS hay giữa dòng đời cay nghiệt,v,v...
Bút ký "Tôi phải sống" được ghi ở dạng hồi ký, nhưng không phải là sản phẩm của một chiếc máy quay phim, mà ngược lại đó là tác phẩm được tác giả ghi nhận bằng tâm thức với tất cả sự thật của từng hoàn cảnh, từng giai đoạn như những chất liệu được góp nhặt từ quá khứ, hiện tại của lịch sử , để tạo dựng cho người đọc một nhân sinh quan đối với quê hương trong viễn kiến hạnh phúc của tương lai...
Ngay từ thủa thiếu thời, tác giả đã được chứng kiến những đớn đau, nhục nhằn trong xã hội và những hoang tàn đổ nát của chiến tranh máu lửa do tham vọng khát máu của tập đoàn CS tạo ra. Chính những hình ảnh tang tóc này là lý do thúc đẩy tác giả trở thành linh mục, mong tận hiến đời mình để giải tỏa khát vọng của nhân sinh. Đọc tác phẩm "Tôi phải sống" để biết được tất cả những dã man, tàn bạo của một chế độ đầy thú tính trong thế giới văn minh hiện đại và cũng để biết trân qúy lẽ sống chân thực của kiếp người.
"Tôi phải sống" được chia thành nhiều tiểu mục , rất dễ đọc. Mỗi tiểu mục là phản ảnh trung thực mang chứng tích lịch sử mà tác gỉa là một trong những chứng nhân đã từng len lỏi, bập bềnh bên dòng lịch sử ấy... Đọc "Tôi phải sống" để biết được hoàn cảnh đau thương của đất nước, nghịch cảnh của đời người, không những chỉ riêng những người tù cải tạo mà của toàn thể dân tộc đang bềnh bồng giữa hai chữ tử sinh trong đêm đen dầy đặc của đất nước...
Tuy tác giả không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, nhưng với lối hành văn bình dị dễ đọc, dễ hiểu, không cường điệu, không hư cấu, nhưng xúc tích, dí dỏm khiến người đọc tưởng chừng như đang hoà mình trong câu chuyện để theo chân tác giả trên từng nẻo đường đất nước và lắng nghe được những âm vang nức nở, nghẹn ngào của Quê Hương...
Đọc "Tôi phải sống" để thấy được những hình ảnh tương phản của tình yêu, hận thù, dã man , hèn mọn, nhân từ, tha thứ, bon chen lẫn máu và nước mắt đã được đong đầy trong tác phẩm với tất cả những nghịch cảnh mà tác giả từng trải qua, bởi đòn thù của CS và những tên gia nô cuồng bạo đồng cảnh... cho đến những tấm lòng chân thật, trọng tình, trọng nghĩa trộn lẫn dã man, tàn bạo của tướng cướp Bình Thanh...
Trong suốt mười ba năm tù ngục, với bao nhiêu khổ nhục trộn máu và nước mắt, biết bao trận đòn thập tử nhất sinh, nhưng trong tác phẩm vẫn phảng phất những nét đẹp tươi thắm tình người pha một chút lãng mạn nhưng tinh khiết trong tấm chân tình của người nữ cán bộ tài vụ KT nào đó và sự giao cảm rất "người " của một trung úy T ở những ngày tháng cuối cùng cuộc đời tù nhân của tác giả tại trại Nam Hà...
Đọc "Tôi phải sống" để thấy được tất cả những nhục nhằn đau thương trên đoạn đời mười ba năm khốn cùng của tác giả, chỉ là một trong những tấm bi kịch của Giang Sơn hay nói đúng hơn là một phần trong nỗi đau chung của dân tộc. Vì thế, đoạn đời ấy không để lại nơi tác giả sự hận thù, mà ngược lại người đọc chỉ thấy được sự bao dung trong tình yêu nhân bản giữa người với người. Tuy nhiên, cũng xin nhấn mạnh ở đây, sự bao dung không dành cho chế độ đã và đang tạo ra những khốn cùng của dân tộc.
"Tôi phải sống" chính là một thông điệp nhân bản như những lời trong bài hát "Kinh hoà bình" mà tác giả đã nhắc đến " Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu....Vì chính khi thứ tha là lúc được tha thứ, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân...."....
Là một nhà tu, ngoài nhiệm vụ trung thành và phục vụ Thiên Chúa, tác giả luôn nặng lòng với Quốc Gia, Dân Tộc, bởi "Trước khi tôi làm linh mục, tôi là người Việt Nam" và luôn mang dòng máu bất khuất bất biến của dòng giống Tiên Rồng. Trong tận cùng đáy vực khốn khổ, tác giả đã tự nhủ với lòng mình ba chữ "Tôi Phải Sống"...."Tôi Phải Sống" để được tiếp tục thăng hoa tình yêu, phục vụ đồng bào và Tổ Quốc... "Tôi phải sống" để thứ tha cho tất cả những người dã man đã trút đòn thù trên bản thân .... "Tôi phải sống" và phải sống hiên ngang để kết hợp tình yêu, ý chí, với dân tộc, hầu đột phá bóng đêm ma quái đang bao phủ Quê Hương và đòi lại hạnh phúc cho toàn dân...
Có nhiều người cho rằng "Tôi phải sống" là một tác phẩm chính trị tố Cộng. Tuy nhiên, nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ từ đầu đến cuối thì chúng ta sẽ thấy rõ chủ đích của tác phẩm không tố ai cả, mà chỉ nói lên những sự kiện thực tế để đi tìm con đường nhân bản cho Quê Hương và Dân tộc Việt Nam trong hiện tại cũng như trong tương lai...
Theo thiển ý của chúng tôi, "Tôi phải sống" ra đời có thể làm phật lòng một số người đang ngụp lặn trong ảo ảnh của một quá khứ vàng son nào đó, đặc biệt là CSVN. Nhưng chúng tôi tin chắc một điều là tác phẩm này sẽ được toàn dân đón nhận một cách nồng nhiệt như một cẩm nang nhân bản vì nó là sự thật....Nó là một khúc phim buồn của nhân loại, một đại họa điếm nhục đã trải dài suốt hơn nửa thế kỷ trên đất nước Việt Nam...
Đọc "Tôi phải sống" để biết cảm ơn Thượng Đế đã cho mình được sống, không phải sống để hoài vãng với hận thù, dửng dưng với hiện tại và trông ngóng tương lai trong nguyện cầu. Mà phải sống thật với ý thức dân tộc, trân trọng kiếp người, trải rộng tình yêu đến tha nhân, tha thứ cho những kẻ biết giác ngộ quay về với chính nghĩa và tận diêt những tận gốc rễ những ươn hèn, ngoan cố gây tang tóc cho đồng bào, phá hoại Giang Sơn...
Sau cùng, chúng tôi cũng xin cảm ơn tác giả đã cho chúng tôi được đọc "Tôi phải sống" để tự vấn mà tích cực hơn với Quê Hương và đừng bao giờ để dân tộc mình phải đặt hy vọng vào những chiếc phao "bọt biển" mong manh trong cơn sóng dữ của biển đời...
Sau thủ tục thường lệ, chào cờ, mặc niệm và cầu nguyện cho công cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam là lời chào mừng quan khách của Bs Nguyễn Đỗ Thanh Phong, Trưởng ban tổ chức. Kế đến là lời phát biểu đầy xúc cảm của Bs Nguyễn mạnh Tiến, phần giới thiệu tác phẩm của nhà báo Hữu Nguyên, và đặc biệt là lời tâm tình của tác giả và anh Phạm Hùng Thọ, người bạn tù của tác giả đã được nhắc đến trong tác phẩm.
Mặc dù chúng tôi đã được hân hạnh đọc hết tác phẩm trước ngày ra mắt và cũng đã suy nghĩ rất nhiều, nhưng khi nghe những lời tâm tình của tác giả, chúng tôi cảm thấy được thấu triệt hơn nữa với hoàn cảnh đất nước và nỗi đau đớn của cả một dân tộc kém may mắn trong thế giới văn minh tiến bộ hiện nay, để tự đặt cho chính mình một câu hỏi phải nghĩ gì và có thể làm được gì cho Quê Hương.
Có lẽ chúng ta ai cũng biết, sau ngày CS cưỡng chiếm miền Nam, tại hải ngoại đã xuất bản rất nhiều hồi ký, bút ký, tạp ghi,v,v... Mỗi tác giả đều có những câu chuyện khác nhau để nói lên đoạn đời của mình... Từ những năm dài chinh chiến, đến gian truân trong lao tù CS hay giữa dòng đời cay nghiệt,v,v...
Bút ký "Tôi phải sống" được ghi ở dạng hồi ký, nhưng không phải là sản phẩm của một chiếc máy quay phim, mà ngược lại đó là tác phẩm được tác giả ghi nhận bằng tâm thức với tất cả sự thật của từng hoàn cảnh, từng giai đoạn như những chất liệu được góp nhặt từ quá khứ, hiện tại của lịch sử , để tạo dựng cho người đọc một nhân sinh quan đối với quê hương trong viễn kiến hạnh phúc của tương lai...
Ngay từ thủa thiếu thời, tác giả đã được chứng kiến những đớn đau, nhục nhằn trong xã hội và những hoang tàn đổ nát của chiến tranh máu lửa do tham vọng khát máu của tập đoàn CS tạo ra. Chính những hình ảnh tang tóc này là lý do thúc đẩy tác giả trở thành linh mục, mong tận hiến đời mình để giải tỏa khát vọng của nhân sinh. Đọc tác phẩm "Tôi phải sống" để biết được tất cả những dã man, tàn bạo của một chế độ đầy thú tính trong thế giới văn minh hiện đại và cũng để biết trân qúy lẽ sống chân thực của kiếp người.
"Tôi phải sống" được chia thành nhiều tiểu mục , rất dễ đọc. Mỗi tiểu mục là phản ảnh trung thực mang chứng tích lịch sử mà tác gỉa là một trong những chứng nhân đã từng len lỏi, bập bềnh bên dòng lịch sử ấy... Đọc "Tôi phải sống" để biết được hoàn cảnh đau thương của đất nước, nghịch cảnh của đời người, không những chỉ riêng những người tù cải tạo mà của toàn thể dân tộc đang bềnh bồng giữa hai chữ tử sinh trong đêm đen dầy đặc của đất nước...
Tuy tác giả không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, nhưng với lối hành văn bình dị dễ đọc, dễ hiểu, không cường điệu, không hư cấu, nhưng xúc tích, dí dỏm khiến người đọc tưởng chừng như đang hoà mình trong câu chuyện để theo chân tác giả trên từng nẻo đường đất nước và lắng nghe được những âm vang nức nở, nghẹn ngào của Quê Hương...
Đọc "Tôi phải sống" để thấy được những hình ảnh tương phản của tình yêu, hận thù, dã man , hèn mọn, nhân từ, tha thứ, bon chen lẫn máu và nước mắt đã được đong đầy trong tác phẩm với tất cả những nghịch cảnh mà tác giả từng trải qua, bởi đòn thù của CS và những tên gia nô cuồng bạo đồng cảnh... cho đến những tấm lòng chân thật, trọng tình, trọng nghĩa trộn lẫn dã man, tàn bạo của tướng cướp Bình Thanh...
Trong suốt mười ba năm tù ngục, với bao nhiêu khổ nhục trộn máu và nước mắt, biết bao trận đòn thập tử nhất sinh, nhưng trong tác phẩm vẫn phảng phất những nét đẹp tươi thắm tình người pha một chút lãng mạn nhưng tinh khiết trong tấm chân tình của người nữ cán bộ tài vụ KT nào đó và sự giao cảm rất "người " của một trung úy T ở những ngày tháng cuối cùng cuộc đời tù nhân của tác giả tại trại Nam Hà...
Đọc "Tôi phải sống" để thấy được tất cả những nhục nhằn đau thương trên đoạn đời mười ba năm khốn cùng của tác giả, chỉ là một trong những tấm bi kịch của Giang Sơn hay nói đúng hơn là một phần trong nỗi đau chung của dân tộc. Vì thế, đoạn đời ấy không để lại nơi tác giả sự hận thù, mà ngược lại người đọc chỉ thấy được sự bao dung trong tình yêu nhân bản giữa người với người. Tuy nhiên, cũng xin nhấn mạnh ở đây, sự bao dung không dành cho chế độ đã và đang tạo ra những khốn cùng của dân tộc.
"Tôi phải sống" chính là một thông điệp nhân bản như những lời trong bài hát "Kinh hoà bình" mà tác giả đã nhắc đến " Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu....Vì chính khi thứ tha là lúc được tha thứ, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân...."....
Là một nhà tu, ngoài nhiệm vụ trung thành và phục vụ Thiên Chúa, tác giả luôn nặng lòng với Quốc Gia, Dân Tộc, bởi "Trước khi tôi làm linh mục, tôi là người Việt Nam" và luôn mang dòng máu bất khuất bất biến của dòng giống Tiên Rồng. Trong tận cùng đáy vực khốn khổ, tác giả đã tự nhủ với lòng mình ba chữ "Tôi Phải Sống"...."Tôi Phải Sống" để được tiếp tục thăng hoa tình yêu, phục vụ đồng bào và Tổ Quốc... "Tôi phải sống" để thứ tha cho tất cả những người dã man đã trút đòn thù trên bản thân .... "Tôi phải sống" và phải sống hiên ngang để kết hợp tình yêu, ý chí, với dân tộc, hầu đột phá bóng đêm ma quái đang bao phủ Quê Hương và đòi lại hạnh phúc cho toàn dân...
Có nhiều người cho rằng "Tôi phải sống" là một tác phẩm chính trị tố Cộng. Tuy nhiên, nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ từ đầu đến cuối thì chúng ta sẽ thấy rõ chủ đích của tác phẩm không tố ai cả, mà chỉ nói lên những sự kiện thực tế để đi tìm con đường nhân bản cho Quê Hương và Dân tộc Việt Nam trong hiện tại cũng như trong tương lai...
Theo thiển ý của chúng tôi, "Tôi phải sống" ra đời có thể làm phật lòng một số người đang ngụp lặn trong ảo ảnh của một quá khứ vàng son nào đó, đặc biệt là CSVN. Nhưng chúng tôi tin chắc một điều là tác phẩm này sẽ được toàn dân đón nhận một cách nồng nhiệt như một cẩm nang nhân bản vì nó là sự thật....Nó là một khúc phim buồn của nhân loại, một đại họa điếm nhục đã trải dài suốt hơn nửa thế kỷ trên đất nước Việt Nam...
Đọc "Tôi phải sống" để biết cảm ơn Thượng Đế đã cho mình được sống, không phải sống để hoài vãng với hận thù, dửng dưng với hiện tại và trông ngóng tương lai trong nguyện cầu. Mà phải sống thật với ý thức dân tộc, trân trọng kiếp người, trải rộng tình yêu đến tha nhân, tha thứ cho những kẻ biết giác ngộ quay về với chính nghĩa và tận diêt những tận gốc rễ những ươn hèn, ngoan cố gây tang tóc cho đồng bào, phá hoại Giang Sơn...
Sau cùng, chúng tôi cũng xin cảm ơn tác giả đã cho chúng tôi được đọc "Tôi phải sống" để tự vấn mà tích cực hơn với Quê Hương và đừng bao giờ để dân tộc mình phải đặt hy vọng vào những chiếc phao "bọt biển" mong manh trong cơn sóng dữ của biển đời...
Gửi ý kiến của bạn