Sau hai bài về khủng bố và Trung Đông, loạt bài dự đoán sẽ tiếp tục với tình hình Âu châu trong năm Thân... Có phải Âu Châu đang trên đà sẽ phân hóa hết thuốc chữa"
Trong năm Thân, Liên hiệp Âu châu sẽ nhận thêm 10 hội viên mới, một thắng lợi trong tiến trình thống nhất lục địa trong hơn nửa thế kỷ, kể từ sau Thế chiến II. Nhưng năm Thân này cũng khởi sự tiến trình phân hóa Âu châu, sẽ kéo dài trong nhiều năm tới và làm thay đổi tình hình kinh tế lẫn ngoại giao của thế giới. Vì sao có nghịch lý như vậy"
Việc Liên Âu (European Union, gọi tắt là EU) nhận thêm 10 hội viên mới, đa số là các xứ Đông-Âu trong khối Xô viết cũ, chính là biến cố báo hiệu sự phân hóa của một tổ chức bành trướng quá nhanh mà không đạt thống nhất nội bộ về quan điểm và quyền lợi.
Thống nhất mà bất đồng
Cuộc vận động thành lập một Âu châu thống nhất đã khởi sự từ giữa thập niên 50 của thế kỷ trước dựa trên sự hòa giải giữa hai nước cừu thù là Pháp và Đức và trên quan điểm tương đồng về quyền lợi kinh tế giữa sáu nước sáng lập ra Thị trường chung Âu châu. Đến cuối thế kỷ 20, các nước Âu châu tiến khá xa trên con đường thống nhất với việc thống nhất tiền tệ và phát hành đồng Euro thay các nội tệ của từng quốc gia và việc biểu quyết một bản Hiến pháp chung cho cả tổ chức. Đồng thời với tiến trình thống nhất đó, Liên Âu cũng mở rộng để đón nhận thêm các hội viên mới và điều đó được coi là một thắng lợi. Nhưng, lên tới đỉnh thắng lợi, Liên Âu bắt đầu lăn xuống, và năm Thân này sẽ được lịch sử về sau nhắc tới như năm đánh dấu sự phân hóa đó.
Lý do là toàn lục địa Âu châu ngày nay bao gồm nhiều thành phần quốc gia có hoàn cảnh không thể tương đồng nên không thể tương nhượng được.
Liên Âu có 15 nước hội viên thì có hai nước không muốn thống nhất đồng bạc, là Anh quốc và Đan Mạch (Denmark). Liên Âu cũng có loại hội viên trung lập không nằm trong Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO, như Phần Lan (Finland), Áo (Austria) và Ái Nhĩ Lan (Ireland). Âu châu cũng có một nước Hồi giáo đang muốn gia nhập Liên Âu, và đã sẵn là một thành viên của NATO, nằm vào vị trí chiến lược giữa lục địa Âu-Á là xứ Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Sự giao kết giữa các nước có hoàn cảnh dị biệt như vậy là một mối hàn các thực thể biệt lập. Mối hàn đó có thể bung khi Liên Âu nhận thêm 10 hội viên mới, đa số là các nước Đông Âu nạn nhân của Liên Xô khi Tây Âu và Hoa Kỳ thỏa hiệp với Stalin sau Thế chiến II. Ý thức được sự thiệt thòi đó một cách rõ ràng và sâu đậm nhất chính là Ba Lan (Poland): đã bị Đức quốc xã xâm lăng sau lại bị Liên bang Xô viết thống trị, giờ đây lại chịu sự khống chế của hai hội viên sáng lập Liên Âu là Pháp và Đức.
Trong khối Âu châu, Pháp và Đức là hai nước đàn anh, có nhiều quyền hạn và ảnh hưởng nhất mà lại không tôn trọng những cam kết về kinh tế của mình. Pháp còn dùng Âu châu làm diễn đàn ngoại giao tấn công Hoa Kỳ nhằm làm suy yếu thế lực độc bá của Mỹ.
Những mối hàn bị rạn
Vụ Iraq năm ngoái đã gây rạn nứt trong nội bộ 15 hội viên Liên Âu, với Anh, Ý và Tây Ban Nha đứng đầu các nước ủng hộ Mỹ và Pháp Đức là hai nước chống Mỹ dữ dội nhất. Với 10 hội viên sẽ chính thức gia nhập vào tháng Năm tới, Liên Âu càng gặp bất đồng về ngoại giao vì đa số tân hội viên là các nước Đông Âu đồng ý với quan điểm của Anh và Mỹ. Họ đã bị tổn thất nhiều hơn Pháp trong Thế chiến II và lại bị hy sinh thời Chiến tranh lạnh nay lại bị Pháp, một hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc dạy dỗ họ về nếp sống văn minh mới là phải chống Mỹ, bằng cách hợp tác với Nga!
Thất bại ngoại giao năm ngoái lại đi cùng một thất bại kinh tế khi thỏa ước ổn định kinh tế (do Đức đề nghị và Pháp ủng hộ nhằm hạn chế tỷ lệ bội chi ngân sách không quá 3%) lại bị chính Đức và Pháp vi phạm đến độ đòi hỏi tạm hoãn áp dụng.
Thất bại thứ ba là bản Hiếp pháp mới (do cựu Tổng thống Pháp Valérie Giscard d’Estaing soạn thảo) lại, không được nhiều hội viên ủng hộ và Pháp cùng Đức đã trả đũa bằng cách đề nghị hai tốc độ thống nhất, giữa các nước đồng thuận trước và sau đó tới các nước còn lại, đa số là các hội viên mới.
Các nước đã đồng ý là sẽ thảo luận lại về Hiến pháp thống nhất trong năm Thân nhưng sẽ khó đạt kết quả với 10 hội viên mới, không muốn bị đẩy vào loại hội viên hạng hai.
Khi phân tách vấn đề, ta thấy rằng mọi quốc gia đều phải chú trọng đến quyền lợi của mình và chính quyền lợi đó là nhược điểm sinh tử của Liên Âu. Trong thời Chiến tranh lạnh, quyền lợi đó là an ninh và kinh tế, và vì an ninh mà có thể tạm hy sinh quyền lợi kinh tế. Khi Liên Xô tan rã, mối nguy cộng sản không còn, quyền lợi chính yếu trở thành kinh tế, nhưng lại được cân nhắc với quyền lợi ngoại giao. Các nước đồng ý thống nhất về kinh tế để có mối lợi của sự hợp tác và cả mối lợi về thế lực ngoại giao khi tòan khối có chung một tiếng nói khả dĩ làm lực đối trọng với Hoa Kỳ trên các diễn đàn kinh tế.
Nhưng, trong sự thống nhất kinh tế, các nước cũng phải hy sinh về quyền lợi và nhất là chấp nhận một sự hạn chế về chủ quyền quốc gia, nhường cho một cơ chế quốc tế. Pháp chịu mất một phần chủ quyền, nhưng thu lợi nhờ có thế lực ngoại giao lớn hơn thực lực kinh tế của mình. Việc thống nhất vì vậy được Pháp thúc đẩy mạnh nhất, với sự hỗ trợ của Đức ở đằng sau. Liên Âu trở thành cỗ xe do Pháp nắm tay lái, Đức bơm xăng nhồi đạn và các hội viên khác ngồi băng sau vỗ tay ca ngợi. Cỗ xe vui vẻ đó đang đâm vào vách núi với các hội viên khác bắt đầu nghi ngờ lý do phải hy sinh quyền lợi kinh tế và làm cỗ cho Pháp và Đức ngồi hưởng ở chiếu trên. Tình hình kinh tế sa sút càng khiến các nước thấy khó nuốt nổi những hy sinh do Liên Âu đặt ra.
Riêng các hội viên mới còn thấy khó chịu hơn với những đề nghị của Pháp và Đức. Vì khó khăn kinh tế, các nước giàu nhất Âu châu không chịu đóng góp thêm cho ngân sách Âu châu, tức là giảm bớt phần trợ cấp của các nước giàu có cho các nước hội viên nghèo khó mới vừa gia nhập. Đã vậy, hai nước giàu nhất Âu châu là Pháp và Đức còn xóa bỏ cam kết của mình trong thỏa ước ổn định (về mức bội chi ngân sách).
Khi đồng Euro tăng giá so với Mỹ kim, các nước đều muốn Ngân hàng Trung ương Âu châu giảm lãi suất thì cơ chế này, vừa do một cựu thống đốc Pháp là Jean Claude Trichet cầm đầu, lại ngần ngại vì e sợ lạm phát. Mâu thuẫn kinh tế vì vậy càng thêm đào sâu trong nội bộ Liên Âu.
Giấc mơ thống nhất Âu châu vì vậy có thể sẽ thành cơn ác mộng trong năm Thân và điều đó sẽ ảnh hưởng đến thời sự quốc tế trong nhiều năm tới.
Liên Âu và Hoa Kỳ
Vai trò của Liên Âu trên trường quốc tế bị chi phối bởi tham vọng ngoại giao của Pháp dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Jacques Chirac. Không giải quyết nổi vấn đề nội bộ, từ một vấn đề nhỏ là học sinh Hồi giáo không được đội khăn vào lớp đến việc cải tổ kinh tế, Chirac tìm thắng lợi ngoại giao để khỏa lấp sự yếu kém của mình trước đà bành trướng của phe cực hữu và xu hướng quốc gia cực đoan lẫn cực tả.
Trong năm Thân này, Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder sẽ bị suy yếu đến mức không thể yểm trợ tham vọng của Chirac, và Pháp phải tìm đề tài để lên tiếng và khẳng định tư thế, thí dụ như vụ xung đột Israel-Palestine hay vụ Bắc Hàn, nhưng với kết quả rất thấp. Lập trường ngoại giao chống Mỹ của Pháp đã gây phản tác dụng: thế lực Liên Âu chẳng được tăng cường nhờ lập trường chống Mỹ mà còn bị sút giảm vì thái độ của Pháp. Giải pháp còn lại của Chirac là vận động hai cường quốc ngoài Liên Âu là Liên bang Nga và Trung Quốc, với kết quả cũng hạn chế vì cả hai đều muốn có thỏa hiệp riêng với Hoa Kỳ.
Tất nhiên là Mỹ không lỡ cơ hội khai thác sự rạn nứt trong nội bộ Âu châu. Chính thức thì Hoa Kỳ vẫn ủng hộ việc thống nhất Âu châu nhưng không ưa gì những đối nghịch về lập trường và cạnh tranh hay xung đột về mậu dịch. Năm Thân, Hoa Kỳ sẽ “giúp” lục địa này chuyển hướng thuận lợi hơn cho quyền lợi của mình, qua các đồng minh như Anh, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hung Gia Lợi (Hungary), thậm chí Bảo Gia Lợi (Bulgaria), Lỗ Ma Ni (Romania) hay ba xứ vùng Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania).
Trong năm Thân, một biến cố khác cần được để ý là đà “Đông tiến” của Minh ước NATO, với các thành viên mới là Bulgaria, Romania, Slovakia, Slovenia và ba nước Baltic nói trên. Liên minh quân sự được lập ra thời Chiến tranh lạnh trong mục tiêu bảo vệ Tây Âu khỏi sự đe dọa của Liên Xô và từng bị Pháp thời de Gaulle phá hoại với quyết định đặt hệ thống quân sự Pháp ra ngoài quyền chỉ huy của NATO. Với sự tan rã của khối Xô viết, NATO đang lột xác thành một tổ chức quân sự hướng vào việc diệt trừ khủng bố ở vòng ngoại vi, ở các mặt Đông và Nam, tiếp giáp với Trung Đông và Trung Á. Trọng tâm ngoại giao và chính trị của Hoa Kỳ vì vậy cũng chuyển dịch khỏi Paris hay Berlin và thiên về Madrid, Roma, Warsaw hay Istanbul.
Còn lại" Liên Âu sẽ ráng lo lấy việc ổn định vùng Balkans, gìn giữ hòa bình tại biên giới Serbia với Kosovo. Đây là một thùng thuốc súng từng châm ngòi cho Thế chiến và là nơi các nước Âu châu có thể thực nghiệm lý tưởng dân chủ của mình, hoặc những phê phán Hoa Kỳ tại Iraq. Hoa Kỳ sẽ nhường cho Âu châu việc nói và làm ở một khu vực chiến lược cho cả lục địa, với vết ung thư Hồi giáo cực đoan tiềm ẩn bên trong.
Làm không xong thì sẽ bớt đăng đàn nói phét ở nơi khác.
Trong năm Thân, Liên hiệp Âu châu sẽ nhận thêm 10 hội viên mới, một thắng lợi trong tiến trình thống nhất lục địa trong hơn nửa thế kỷ, kể từ sau Thế chiến II. Nhưng năm Thân này cũng khởi sự tiến trình phân hóa Âu châu, sẽ kéo dài trong nhiều năm tới và làm thay đổi tình hình kinh tế lẫn ngoại giao của thế giới. Vì sao có nghịch lý như vậy"
Việc Liên Âu (European Union, gọi tắt là EU) nhận thêm 10 hội viên mới, đa số là các xứ Đông-Âu trong khối Xô viết cũ, chính là biến cố báo hiệu sự phân hóa của một tổ chức bành trướng quá nhanh mà không đạt thống nhất nội bộ về quan điểm và quyền lợi.
Thống nhất mà bất đồng
Cuộc vận động thành lập một Âu châu thống nhất đã khởi sự từ giữa thập niên 50 của thế kỷ trước dựa trên sự hòa giải giữa hai nước cừu thù là Pháp và Đức và trên quan điểm tương đồng về quyền lợi kinh tế giữa sáu nước sáng lập ra Thị trường chung Âu châu. Đến cuối thế kỷ 20, các nước Âu châu tiến khá xa trên con đường thống nhất với việc thống nhất tiền tệ và phát hành đồng Euro thay các nội tệ của từng quốc gia và việc biểu quyết một bản Hiến pháp chung cho cả tổ chức. Đồng thời với tiến trình thống nhất đó, Liên Âu cũng mở rộng để đón nhận thêm các hội viên mới và điều đó được coi là một thắng lợi. Nhưng, lên tới đỉnh thắng lợi, Liên Âu bắt đầu lăn xuống, và năm Thân này sẽ được lịch sử về sau nhắc tới như năm đánh dấu sự phân hóa đó.
Lý do là toàn lục địa Âu châu ngày nay bao gồm nhiều thành phần quốc gia có hoàn cảnh không thể tương đồng nên không thể tương nhượng được.
Liên Âu có 15 nước hội viên thì có hai nước không muốn thống nhất đồng bạc, là Anh quốc và Đan Mạch (Denmark). Liên Âu cũng có loại hội viên trung lập không nằm trong Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO, như Phần Lan (Finland), Áo (Austria) và Ái Nhĩ Lan (Ireland). Âu châu cũng có một nước Hồi giáo đang muốn gia nhập Liên Âu, và đã sẵn là một thành viên của NATO, nằm vào vị trí chiến lược giữa lục địa Âu-Á là xứ Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Sự giao kết giữa các nước có hoàn cảnh dị biệt như vậy là một mối hàn các thực thể biệt lập. Mối hàn đó có thể bung khi Liên Âu nhận thêm 10 hội viên mới, đa số là các nước Đông Âu nạn nhân của Liên Xô khi Tây Âu và Hoa Kỳ thỏa hiệp với Stalin sau Thế chiến II. Ý thức được sự thiệt thòi đó một cách rõ ràng và sâu đậm nhất chính là Ba Lan (Poland): đã bị Đức quốc xã xâm lăng sau lại bị Liên bang Xô viết thống trị, giờ đây lại chịu sự khống chế của hai hội viên sáng lập Liên Âu là Pháp và Đức.
Trong khối Âu châu, Pháp và Đức là hai nước đàn anh, có nhiều quyền hạn và ảnh hưởng nhất mà lại không tôn trọng những cam kết về kinh tế của mình. Pháp còn dùng Âu châu làm diễn đàn ngoại giao tấn công Hoa Kỳ nhằm làm suy yếu thế lực độc bá của Mỹ.
Những mối hàn bị rạn
Vụ Iraq năm ngoái đã gây rạn nứt trong nội bộ 15 hội viên Liên Âu, với Anh, Ý và Tây Ban Nha đứng đầu các nước ủng hộ Mỹ và Pháp Đức là hai nước chống Mỹ dữ dội nhất. Với 10 hội viên sẽ chính thức gia nhập vào tháng Năm tới, Liên Âu càng gặp bất đồng về ngoại giao vì đa số tân hội viên là các nước Đông Âu đồng ý với quan điểm của Anh và Mỹ. Họ đã bị tổn thất nhiều hơn Pháp trong Thế chiến II và lại bị hy sinh thời Chiến tranh lạnh nay lại bị Pháp, một hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc dạy dỗ họ về nếp sống văn minh mới là phải chống Mỹ, bằng cách hợp tác với Nga!
Thất bại ngoại giao năm ngoái lại đi cùng một thất bại kinh tế khi thỏa ước ổn định kinh tế (do Đức đề nghị và Pháp ủng hộ nhằm hạn chế tỷ lệ bội chi ngân sách không quá 3%) lại bị chính Đức và Pháp vi phạm đến độ đòi hỏi tạm hoãn áp dụng.
Thất bại thứ ba là bản Hiếp pháp mới (do cựu Tổng thống Pháp Valérie Giscard d’Estaing soạn thảo) lại, không được nhiều hội viên ủng hộ và Pháp cùng Đức đã trả đũa bằng cách đề nghị hai tốc độ thống nhất, giữa các nước đồng thuận trước và sau đó tới các nước còn lại, đa số là các hội viên mới.
Các nước đã đồng ý là sẽ thảo luận lại về Hiến pháp thống nhất trong năm Thân nhưng sẽ khó đạt kết quả với 10 hội viên mới, không muốn bị đẩy vào loại hội viên hạng hai.
Khi phân tách vấn đề, ta thấy rằng mọi quốc gia đều phải chú trọng đến quyền lợi của mình và chính quyền lợi đó là nhược điểm sinh tử của Liên Âu. Trong thời Chiến tranh lạnh, quyền lợi đó là an ninh và kinh tế, và vì an ninh mà có thể tạm hy sinh quyền lợi kinh tế. Khi Liên Xô tan rã, mối nguy cộng sản không còn, quyền lợi chính yếu trở thành kinh tế, nhưng lại được cân nhắc với quyền lợi ngoại giao. Các nước đồng ý thống nhất về kinh tế để có mối lợi của sự hợp tác và cả mối lợi về thế lực ngoại giao khi tòan khối có chung một tiếng nói khả dĩ làm lực đối trọng với Hoa Kỳ trên các diễn đàn kinh tế.
Nhưng, trong sự thống nhất kinh tế, các nước cũng phải hy sinh về quyền lợi và nhất là chấp nhận một sự hạn chế về chủ quyền quốc gia, nhường cho một cơ chế quốc tế. Pháp chịu mất một phần chủ quyền, nhưng thu lợi nhờ có thế lực ngoại giao lớn hơn thực lực kinh tế của mình. Việc thống nhất vì vậy được Pháp thúc đẩy mạnh nhất, với sự hỗ trợ của Đức ở đằng sau. Liên Âu trở thành cỗ xe do Pháp nắm tay lái, Đức bơm xăng nhồi đạn và các hội viên khác ngồi băng sau vỗ tay ca ngợi. Cỗ xe vui vẻ đó đang đâm vào vách núi với các hội viên khác bắt đầu nghi ngờ lý do phải hy sinh quyền lợi kinh tế và làm cỗ cho Pháp và Đức ngồi hưởng ở chiếu trên. Tình hình kinh tế sa sút càng khiến các nước thấy khó nuốt nổi những hy sinh do Liên Âu đặt ra.
Riêng các hội viên mới còn thấy khó chịu hơn với những đề nghị của Pháp và Đức. Vì khó khăn kinh tế, các nước giàu nhất Âu châu không chịu đóng góp thêm cho ngân sách Âu châu, tức là giảm bớt phần trợ cấp của các nước giàu có cho các nước hội viên nghèo khó mới vừa gia nhập. Đã vậy, hai nước giàu nhất Âu châu là Pháp và Đức còn xóa bỏ cam kết của mình trong thỏa ước ổn định (về mức bội chi ngân sách).
Khi đồng Euro tăng giá so với Mỹ kim, các nước đều muốn Ngân hàng Trung ương Âu châu giảm lãi suất thì cơ chế này, vừa do một cựu thống đốc Pháp là Jean Claude Trichet cầm đầu, lại ngần ngại vì e sợ lạm phát. Mâu thuẫn kinh tế vì vậy càng thêm đào sâu trong nội bộ Liên Âu.
Giấc mơ thống nhất Âu châu vì vậy có thể sẽ thành cơn ác mộng trong năm Thân và điều đó sẽ ảnh hưởng đến thời sự quốc tế trong nhiều năm tới.
Liên Âu và Hoa Kỳ
Vai trò của Liên Âu trên trường quốc tế bị chi phối bởi tham vọng ngoại giao của Pháp dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Jacques Chirac. Không giải quyết nổi vấn đề nội bộ, từ một vấn đề nhỏ là học sinh Hồi giáo không được đội khăn vào lớp đến việc cải tổ kinh tế, Chirac tìm thắng lợi ngoại giao để khỏa lấp sự yếu kém của mình trước đà bành trướng của phe cực hữu và xu hướng quốc gia cực đoan lẫn cực tả.
Trong năm Thân này, Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder sẽ bị suy yếu đến mức không thể yểm trợ tham vọng của Chirac, và Pháp phải tìm đề tài để lên tiếng và khẳng định tư thế, thí dụ như vụ xung đột Israel-Palestine hay vụ Bắc Hàn, nhưng với kết quả rất thấp. Lập trường ngoại giao chống Mỹ của Pháp đã gây phản tác dụng: thế lực Liên Âu chẳng được tăng cường nhờ lập trường chống Mỹ mà còn bị sút giảm vì thái độ của Pháp. Giải pháp còn lại của Chirac là vận động hai cường quốc ngoài Liên Âu là Liên bang Nga và Trung Quốc, với kết quả cũng hạn chế vì cả hai đều muốn có thỏa hiệp riêng với Hoa Kỳ.
Tất nhiên là Mỹ không lỡ cơ hội khai thác sự rạn nứt trong nội bộ Âu châu. Chính thức thì Hoa Kỳ vẫn ủng hộ việc thống nhất Âu châu nhưng không ưa gì những đối nghịch về lập trường và cạnh tranh hay xung đột về mậu dịch. Năm Thân, Hoa Kỳ sẽ “giúp” lục địa này chuyển hướng thuận lợi hơn cho quyền lợi của mình, qua các đồng minh như Anh, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hung Gia Lợi (Hungary), thậm chí Bảo Gia Lợi (Bulgaria), Lỗ Ma Ni (Romania) hay ba xứ vùng Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania).
Trong năm Thân, một biến cố khác cần được để ý là đà “Đông tiến” của Minh ước NATO, với các thành viên mới là Bulgaria, Romania, Slovakia, Slovenia và ba nước Baltic nói trên. Liên minh quân sự được lập ra thời Chiến tranh lạnh trong mục tiêu bảo vệ Tây Âu khỏi sự đe dọa của Liên Xô và từng bị Pháp thời de Gaulle phá hoại với quyết định đặt hệ thống quân sự Pháp ra ngoài quyền chỉ huy của NATO. Với sự tan rã của khối Xô viết, NATO đang lột xác thành một tổ chức quân sự hướng vào việc diệt trừ khủng bố ở vòng ngoại vi, ở các mặt Đông và Nam, tiếp giáp với Trung Đông và Trung Á. Trọng tâm ngoại giao và chính trị của Hoa Kỳ vì vậy cũng chuyển dịch khỏi Paris hay Berlin và thiên về Madrid, Roma, Warsaw hay Istanbul.
Còn lại" Liên Âu sẽ ráng lo lấy việc ổn định vùng Balkans, gìn giữ hòa bình tại biên giới Serbia với Kosovo. Đây là một thùng thuốc súng từng châm ngòi cho Thế chiến và là nơi các nước Âu châu có thể thực nghiệm lý tưởng dân chủ của mình, hoặc những phê phán Hoa Kỳ tại Iraq. Hoa Kỳ sẽ nhường cho Âu châu việc nói và làm ở một khu vực chiến lược cho cả lục địa, với vết ung thư Hồi giáo cực đoan tiềm ẩn bên trong.
Làm không xong thì sẽ bớt đăng đàn nói phét ở nơi khác.
Gửi ý kiến của bạn