Bạn,
Ngôi nhà của khỉ kể với bạn trong lá thư này nằm ngay trong vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội. Khoảng 40 loài thú có trong danh sách thú quý hiếm của Việt Nam sinh sống trong vườn thú này Lệ: hổ Đông Dương, Beo lửa, Báo hoa mai, Cầy vằn, Gà lôi lam đuôi trắng, các loài họ Trĩ, Cá cóc Tam đảo... Hiện vườn thú có 75 con thuộc bộ khỉ hầu đang sinh sống. VASC viết về chuồng khỉ tại vườn này như sau.
Nhiều người trước nay vẫn khái niệm năm Thân là năm con khỉ, nhưng chẳng mấy ai biết được năm Thân cũng để chỉ cả bộ Khỉ hầu. Khỉ có tới 133 loài khác nhau, trong khi con người đều chỉ thuộc một loài. Mỗi chuồng linh trưởng đều có ghi tên từng loài khác nhau, chỉ có những người chăm sóc mớí nhận biết và phân biệt được đâu là khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ đuôi dài; đâu là vượn đen má trắng, đười ươi; đâu là voọc xám... Còn đối với khách đến thăm ít ai bận tâm, ai cũng gọi chúng một cái tên chung là khỉ!
Có một số chuồng khỉ được bố trí nằm trên khu đảo, người đi đường Thủ Lệ cũng có thể nhìn thấy. Ngoài ra còn có khoảng 10 ''ngôi nhà của khỉ'' được đặt trong vườn thú, xen kẽ với các chuồng thú khác. Hiện vườn thú có 75 con thuộc bộ khỉ hầu đang sinh sống trong ngôi nhà Thủ Lệ nhưng chúng lại thuộc từng loài khác nhau, nên mỗi loài lại có một ngôi nhà riêng và được bố trí theo những sở thích sống khác nhau của từng loài. Vượn và tinh tinh được bố trí ở khu thú dữ nằm ngay phía cổng đường Thủ Lệ cắt ngang Đào Tấn; nhà của Vượn đen má trắng nằm ngay cành ngôi nhà của tinh tinh Juva, vượn vốn thích sống theo gia đình nhỏ (tinh tinh cũng vậy), hoạt động chủ yếu trên cây, nên nơi ở của vượn được bố trí rất nhiều dây để chúng có thể ngồi trên dây như ngồi võng hoặc di chuyển thoải mái trên những chiếc dây ấy! Nơi ở của vượn và tinh tinh trong vườn thú chính là một trong những điểm thu hút đông khách nhất trong Vườn thú. Chị Nguyễn Ngọc Dung (Giảng Võ) thốt lên: ''Xem khỉ đâu chỉ để giải trí, cứ nhìn gia đình vượn biểu lộ tình yêu thương với nhau hay nhìn cách xử sự mang tính tập thể rất cao của đàn khỉ, nhiều lúc khiến ta cũng phải khâm phục cái giống được coi là thông minh sau con người này!''.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, một ngày đàn khỉ ở vườn thú Thủ Lệ tiếp đón hàng ngàn khách, đặc biệt vào những dịp lễ tết trong năm chúng tiếp xúc với khoảng 100 ngàn người, vì thế chúng rất ''dạn'' người. Những người coi thú ở đây nói rằng nếu có con khỉ nào biết nói mà hỏi chúng có nhớ rừng không thì có lẽ đa số sẽ trả lời ''không''. Kể từ khi tiếp nhận Vườn thú từ Công viên Bách Thảo tới nay (1975), đàn khỉ xưa đã đến đời... cháu, chắt. Vườn thú cũng không phải tiếp nhận các con thú "thu hồi" từ những chuyến buôn lậu không thành nên đa số khỉ hiện nay đều được sinh ra và lớn lên ngay tại vườn thú. Đây chính là ''ngôi nhà'' thực sự của chúng.
Ngôi nhà của khỉ kể với bạn trong lá thư này nằm ngay trong vườn thú Thủ Lệ ở Hà Nội. Khoảng 40 loài thú có trong danh sách thú quý hiếm của Việt Nam sinh sống trong vườn thú này Lệ: hổ Đông Dương, Beo lửa, Báo hoa mai, Cầy vằn, Gà lôi lam đuôi trắng, các loài họ Trĩ, Cá cóc Tam đảo... Hiện vườn thú có 75 con thuộc bộ khỉ hầu đang sinh sống. VASC viết về chuồng khỉ tại vườn này như sau.
Nhiều người trước nay vẫn khái niệm năm Thân là năm con khỉ, nhưng chẳng mấy ai biết được năm Thân cũng để chỉ cả bộ Khỉ hầu. Khỉ có tới 133 loài khác nhau, trong khi con người đều chỉ thuộc một loài. Mỗi chuồng linh trưởng đều có ghi tên từng loài khác nhau, chỉ có những người chăm sóc mớí nhận biết và phân biệt được đâu là khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ vàng, khỉ đuôi lợn, khỉ đuôi dài; đâu là vượn đen má trắng, đười ươi; đâu là voọc xám... Còn đối với khách đến thăm ít ai bận tâm, ai cũng gọi chúng một cái tên chung là khỉ!
Có một số chuồng khỉ được bố trí nằm trên khu đảo, người đi đường Thủ Lệ cũng có thể nhìn thấy. Ngoài ra còn có khoảng 10 ''ngôi nhà của khỉ'' được đặt trong vườn thú, xen kẽ với các chuồng thú khác. Hiện vườn thú có 75 con thuộc bộ khỉ hầu đang sinh sống trong ngôi nhà Thủ Lệ nhưng chúng lại thuộc từng loài khác nhau, nên mỗi loài lại có một ngôi nhà riêng và được bố trí theo những sở thích sống khác nhau của từng loài. Vượn và tinh tinh được bố trí ở khu thú dữ nằm ngay phía cổng đường Thủ Lệ cắt ngang Đào Tấn; nhà của Vượn đen má trắng nằm ngay cành ngôi nhà của tinh tinh Juva, vượn vốn thích sống theo gia đình nhỏ (tinh tinh cũng vậy), hoạt động chủ yếu trên cây, nên nơi ở của vượn được bố trí rất nhiều dây để chúng có thể ngồi trên dây như ngồi võng hoặc di chuyển thoải mái trên những chiếc dây ấy! Nơi ở của vượn và tinh tinh trong vườn thú chính là một trong những điểm thu hút đông khách nhất trong Vườn thú. Chị Nguyễn Ngọc Dung (Giảng Võ) thốt lên: ''Xem khỉ đâu chỉ để giải trí, cứ nhìn gia đình vượn biểu lộ tình yêu thương với nhau hay nhìn cách xử sự mang tính tập thể rất cao của đàn khỉ, nhiều lúc khiến ta cũng phải khâm phục cái giống được coi là thông minh sau con người này!''.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, một ngày đàn khỉ ở vườn thú Thủ Lệ tiếp đón hàng ngàn khách, đặc biệt vào những dịp lễ tết trong năm chúng tiếp xúc với khoảng 100 ngàn người, vì thế chúng rất ''dạn'' người. Những người coi thú ở đây nói rằng nếu có con khỉ nào biết nói mà hỏi chúng có nhớ rừng không thì có lẽ đa số sẽ trả lời ''không''. Kể từ khi tiếp nhận Vườn thú từ Công viên Bách Thảo tới nay (1975), đàn khỉ xưa đã đến đời... cháu, chắt. Vườn thú cũng không phải tiếp nhận các con thú "thu hồi" từ những chuyến buôn lậu không thành nên đa số khỉ hiện nay đều được sinh ra và lớn lên ngay tại vườn thú. Đây chính là ''ngôi nhà'' thực sự của chúng.
Gửi ý kiến của bạn