Ngày Thứ Hai 19 tháng 1 vừa qua, Cơ Quan Y tế Thế Giới xác định bệnh nhân thứ năm là một em bé 4 tuổi đã mệnh một sau khi bị lây bệnh cúm gà ở Việt Nam. Như vậy là đã có năm trường hợp bệnh nhân được xác định và tất cả đều thiệt mạng và tất cả đều là cư dân miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra còn 18 trường hợp nghi ngờ, đang được điều tra trong đó 13 người đã ra đi vĩnh viễn.
Dịch cúm gia cầm hoặc cúm gà đang xẩy ra tại mấy quốc gia Đông Nam Á Châu như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan nhất là ở Việt Nam. Cả chục triệu con gà đã chết hoặc bị hỏa thiêu vì bệnh này ở Việt Nam. Dân chúng rất lấy làm lo ngại vì sợ lây bệnh cũng như thiệt hại về kinh tế. Nhất là những ngày TẾT Nguyên Đán sắp đến, theo truyền thống dân ta, thịt gà vẫn là đồ cúng bái Oâng Bà cũng như là món ăn căn bản trong những ngày Tết. Tại nhiều địa phương, người dân đã thay thế thịt gà bằng thịt lợn.
Cúm gia cầm là gì"
Đây là loại bệnh do virus gây ra cho bất cứ thú vật có lông có cánh nào, nhất là gà mái tơ và gà tây non béo mập. Chim hoang có thể cũng mang virus nhưng không mắc bệnh cúm nhờ có sự miễn nhiễm tự nhiên. Trong khi đó thì các loại chim nước lại là nguồn dự trữ và lan truyền virus sang gà vịt nuôi trong nhà.
Bình thường thì Avian Influenza không gây bệnh ở động vật khác ngoài gà chim và heo. Tuy vậy vào năm 1997 dịch cúm gà xẩy ra rất trầm trọng ở Hồng Kông và cả triệu con gà, heo đã chết vì bệnh hoặc được hỏa thiêu để ngừa lây lan. Trong dịch này, 18 người đã lây bệnh với sáu tử vong. Bên Nhật lần cuối có cúm gà là cách đây gần 80 năm.
Tác nhân gây bệnh
Tất cả các trường hợp cúm gà ở Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn đều gây ra do virus Cúm A loại H5N1, thuộc họ Orthomyxoviridae mà giống cực độc có thể đưa tới 100% tử vong cho chim gà. Virus này rất đặc biệt là chúng có thể biến đổi rất mau và có thể nhận di thể từ các virus bệnh khác. Phân và trong miệng Gà bị bệnh có virus cúm tới mười ngày Virus bay trong không khí và lan truyền bệnh.
Ngoài chim gà, virus H5N1 còn có nhiều khả năng gây bệnh ở loài người và đây là điều mà các chuyên viên y tế đều rất e ngại. Năm bệnh nhân thiệt mạng vì suy yếu hô hấp trầm trọng ở Việt Nam đều được xác định là có virus H5N1 này. May mắn là virus này vẫn giữ cấu trúc của virus cúm gà chứ chưa tiếp nhận được di thể từ virus cúm ở người. Các loại H7N7 và H9N2 cũng gây cúm ở người nhưng nhẹ hơn.
Dịch cúm chim gà ở Mỹ vào năm 1983 với virus H5N2 đã khiến 17 triệu chim gà tử vong vì bệnh hoặc bị tiêu hủy. Bên Ý, vào thời gian 1999-2001, virus H7N1 cũng làm thiệt mạng 13 triệu chim gà
Cho tới nay chưa có báo cáo nào về sự truyền lan virus cúm gà từ người sang người. Tuy nhiên virus này có thể biến đổi và có thể truyền từ giữa người và sự việc sẽ rất trầm trọng vì một dịch cúm kinh khủng có thể xẩy ra. Cho nên các chuyên viên quốc tế đang chăm chú theo dõi.
Ngoài ra các chuyên viên Y Tế của Tổ Chức Y Tế Thế giới có mặt ở Á châu rất quan tâm tới cúm gà vì đã có một số lan truyền từ gia súc sang người với virus H5N1. Virus cúm gà rất bất bình thường. Khi chúng liên kết với virus cúm người thì chúng sẽ tạo ra một biến thể rất nguy hại vì con người không chống đỡ, bảo vệ nổi.
Virus Cúm gia cầm có thể sống rất lâu trong môi trường có nhiệt độ thấp. Chẳng hạn dịch cúm gà ở Mễ Tây Cơ vào năm 1992 kéo dài tới năm 1995 mới chặn đứng được.
Bệnh truyền sang người bằng cách nào"
Bình thường thì virus cúm chim gà chỉ gây nhiễm ở chim và heo. Lần đầu tiên virus cúm H5N1 gây bệnh cho người là trong dịch cúm gà ở Hồng Kông vào năm 1997.
Chủ trại hoặc người bán gà ngoài chợ tiếp xúc trực tiếp với gà và phân của gà mắc bệnhø đều dễ bị lây bệnh. Phân gà có khả năng truyền bệnh được tới mươi ngày
Đã có năm trường hợp xác định H5N1 tử vong, tất cả đều ở miền Bắc Việt Nam. Bốn trong năm tử vong là trẻ em; tử vong kia là mẹ của một em bé. Quan sát cho thấy trẻ em là rất dễ bị bệnh khi các em chơi trong sân vườn với bầy gà chạy chung quanh.
"Cho tới nay, chưa có sự truyền bệnh từ người sang người" đó là lời tuyên bố của bác sĩ Shigeru Omi, Giám Đốc vùng Tây Thái Bình Dương của tổ chức Y Tế Thế Giới. Tuy nhiên nếu dịch xẩy ra thì tình hình sẽ trầm trọng vì virus cúm gà sẽ rất mạnh và lan truyền từ người sang người rất mau. Đồng thời cũng chưa có trường hợp mắc bệnh khi ăn thịt gà cúm, nhất là khi thịt đã được nấu chín.
Dấu hiệu bệnh
Khi lây virus H5N1, bệnh nhân bị nóng sốt cao, ho nhiều từng cơn, khó thở, huyết áp giảm, thiếu tế bào máu. Bệnh có thể nhẹ hoặc bất thình lình xuất hiện , rất hay lây và có thể đưa tới tử vong. Viêm sưng phổi đôi khi cũng xẩy ra. Đây là kết quả quan sát trong dịch cúm gia cầm tại Hồng Kông vào năm 1997.
Vì bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc chữa mà chỉ điều trị hỗ trợ, nâng cao sự chống đỡ của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Một số thuốc chống virus hiện có cũng đã được mang ra dùng với kết quả vừa phải.
Cúm gà với Du lịch
Đây là điều e ngại của dân chúng có ý định du lịch tới các quốc gia có dịch cúm gia cầm. Họ sợ bị lây bệnh nhất là vào những ngày lễ Tết ở Việt Nam, Trung Hoa.
Cơ Quan Y Tế Thế Giới không gợi ý không nên du lịch tới các quốc gia đó nhưng khuyên không nên tiếp xúc với chim gà còn sống. Chẳng hạn là tới Việt Nam mà lại ra chợ mua con gà, con vịt về làm thịt ăn uống chẳng may có thể gặp con vật mắc bệnh, hoặc cầm sờ vật dụng dính phân gà bệnh.
Ngoài ra, du khách cũng nên để ý tới vấn đề vệ sinh cá nhân (rửa tay trước khi ăn) và ăn gà vịt đã nấu chín.
Việt Nam đã cấm bán gà ở Sài Gòn. Trung Hoa, Hồng Kông, Cao Mên đã ngưng nhập cảng gà từ ba quốc gia có dịch cúm gà
Bên Việt Nam, nhân dịp lễ TẾT sắp tới mà thường lệ gà vẫn là món để cúng bái, làm cỗ nên du khách cần để ý.
Mặc dù cúm gà nhưng bên Trung Hoa, nhu cầu thực khách về gia súc này vẫn gia tăng. Các tiệm Kentucky Fried Chickens ở Bắc Kinh vẫn động khách.. Chính quyền đã cấm nhập cảng gà từ Việt Nam, Nhật và Hàn quốc
Các quốc gia đã bị dịch cúm gia cầm
Dịch bắt đầu ở miền Nam Việt Nam vào tháng 1 năm 2004 rồi lan truyền ra nhiều thành phố khác. Tại nhiều nơi, cả heo và vịt cũng bị bệnh luôn. Một câu hỏi chưa được giải đáp là tại sao cúm gà có nhiều ở miền Nam mà cả năm người thiệt mạng vì lây H5N1 lại sống ở miền Bắc Việt Nam.
Giữa tháng Giêng, dịch cũng được phát hiện ở Đại Hàn, Nhật Bản. Có báo cáo cho hay Cao Mên, Thái Lan, Đài Loan, Nam Dương cũng bị dịch.
Tại Trung Hoa có thể cũng có dịch cúm gà, nhưng họ chưa cho biết nội tình ra sao. Cơ quan Y Tế Thế giới đã cảnh cáo là dịch cúm gà có thể tai hại hơn hậu qủa của bệnh SARS nếu không được kiểm soát kỹ càng.
Hà Nội đã xác nhận có cúm gà với cả nhiều triệu con chết và được hỏa thiêu để ngăn sự lan tràn của bệnh. Aáy vậy mà cũng có gần một triệu con có thể tiếp cận với bệnh mà lại được mang bán cho công chúng.Bên Nam Hàn có cúm gà cũng trở lại. Hồi tháng Chạp vừa rồi đã có cả hai triệu gà và vịt bị hỏa thiêu
Trong khi đó thì tại Thái Lan, Chủ Tịch Hội Người Tiêu Thụ cho hay chính quyền đang giấu nhẹm về cúm gàvì đã có cả triệu con gà nghi mắc bệnh đã được thiêu hủy. Oâng ta yêu cầu bộ Y Tế phải công bố rõ ràng . Một Thượng Nghị sĩ cũng nói là chính quyền đã che dấu sự chết của hàng triệu con gà và yêu cầu chính quyền điều tra xem có phải là cúm gà không.
Năm ngoái, dịch cúm gà cũng xuất hiện tại vài quốc gia ở Aâu Châu và cả mấy chục triệu con gà bị hỏa thiêu. Một vị thú y sĩ ở Netherland thiệt mạng trong dịch cúm gà này.
Vai trò của Cơ Quan Y tế Thế Giới
Tổ chức này giúp các quốc gia điều tra, theo dõi sự xuất hiện của dịch bệnh, nghiên cứu bào chế thuốc chủng ngừa cũng như thuốc thử nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh. Phòng thí nghiệm của tổ chức đang nghiên cứu cấu trúc các virus H5N1 lấy từ các quốc gia có dịch bệnh và các bệnh nhân bị bệnh. Từ đó họ có thể tìm ra nguồn gốc cũng như sự phát triển của virus. Thuốc chủng ngừa cũng đang được tìm kiếm sản xuất và cần thời gian khá lâu, có khi cả vài năm.
Đại diện cơ quan tại Việt Nam, Pascale Borudon cho hay là mọi người phải hành động mau lẹ để kiềm chế dịch cúm gà.
Phòng ngừa-Ngăn chặn dịch cúm gà
Việt Nam đã yêu cầu quốc tế tiếp tay để kiềm chế cúm gà. Tuần này, Trung Tâm kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ cũng đã gửi một nhóm 7 chuyên viên dịch tễ tới Hà Nội để trợ giúp.
Các biện pháp sau đây đã được áp dụng:
- Cô lập các trang trại có dịch gà; hủy giệt gà mắc bệnh;
- Cấm di chuyển gà và trứng gà từ vùng có dịch sang các vùng khác
- Nông cụ, chuồng gà, bồn cho gia súc ăn đều có thể mang virus nên cần được tẩy trùng cẩn thận
- Phát hiện bệnh sớm, thử nghiệm chính xác, mau lẹ để xác định bệnh rồi công bố kết quả để mọi người biết mà ngăn ngừa;
- Người có nguy cơ mắc bệnh có thể được bảo vệ với thuốc chích ngừa cúm hiện đang có hoặc uống các thuốc chống virus. Và cần được trang bị y phục và dụng cụ riêng để ngừa nhiễm virus.
- Cơ quan hữu trách sẽ kiểm soát vệ sinh thực phẩm tươi sống và yêu cầu dân chúng không tiêu thụ thịt gà bị bệnh.
- Khuyến cáo mọi người giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Kết luận
Mối lo ngại chung của giới chức y tế là tìm đủ mọi cách để cúm gà không đưa tới dịch cúm ở loài người. Họ sợ là nếu việc này xẩy ra thì sẽ có nhiều bệnh nặng và nhiều tử vong.
Mong rằng mọi sự sẽ được hạnh thông để dân mình khỏi chịu thêm một mối khó khăn.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas TẾT Giáp Thân
Dịch cúm gia cầm hoặc cúm gà đang xẩy ra tại mấy quốc gia Đông Nam Á Châu như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan nhất là ở Việt Nam. Cả chục triệu con gà đã chết hoặc bị hỏa thiêu vì bệnh này ở Việt Nam. Dân chúng rất lấy làm lo ngại vì sợ lây bệnh cũng như thiệt hại về kinh tế. Nhất là những ngày TẾT Nguyên Đán sắp đến, theo truyền thống dân ta, thịt gà vẫn là đồ cúng bái Oâng Bà cũng như là món ăn căn bản trong những ngày Tết. Tại nhiều địa phương, người dân đã thay thế thịt gà bằng thịt lợn.
Cúm gia cầm là gì"
Đây là loại bệnh do virus gây ra cho bất cứ thú vật có lông có cánh nào, nhất là gà mái tơ và gà tây non béo mập. Chim hoang có thể cũng mang virus nhưng không mắc bệnh cúm nhờ có sự miễn nhiễm tự nhiên. Trong khi đó thì các loại chim nước lại là nguồn dự trữ và lan truyền virus sang gà vịt nuôi trong nhà.
Bình thường thì Avian Influenza không gây bệnh ở động vật khác ngoài gà chim và heo. Tuy vậy vào năm 1997 dịch cúm gà xẩy ra rất trầm trọng ở Hồng Kông và cả triệu con gà, heo đã chết vì bệnh hoặc được hỏa thiêu để ngừa lây lan. Trong dịch này, 18 người đã lây bệnh với sáu tử vong. Bên Nhật lần cuối có cúm gà là cách đây gần 80 năm.
Tác nhân gây bệnh
Tất cả các trường hợp cúm gà ở Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn đều gây ra do virus Cúm A loại H5N1, thuộc họ Orthomyxoviridae mà giống cực độc có thể đưa tới 100% tử vong cho chim gà. Virus này rất đặc biệt là chúng có thể biến đổi rất mau và có thể nhận di thể từ các virus bệnh khác. Phân và trong miệng Gà bị bệnh có virus cúm tới mười ngày Virus bay trong không khí và lan truyền bệnh.
Ngoài chim gà, virus H5N1 còn có nhiều khả năng gây bệnh ở loài người và đây là điều mà các chuyên viên y tế đều rất e ngại. Năm bệnh nhân thiệt mạng vì suy yếu hô hấp trầm trọng ở Việt Nam đều được xác định là có virus H5N1 này. May mắn là virus này vẫn giữ cấu trúc của virus cúm gà chứ chưa tiếp nhận được di thể từ virus cúm ở người. Các loại H7N7 và H9N2 cũng gây cúm ở người nhưng nhẹ hơn.
Dịch cúm chim gà ở Mỹ vào năm 1983 với virus H5N2 đã khiến 17 triệu chim gà tử vong vì bệnh hoặc bị tiêu hủy. Bên Ý, vào thời gian 1999-2001, virus H7N1 cũng làm thiệt mạng 13 triệu chim gà
Cho tới nay chưa có báo cáo nào về sự truyền lan virus cúm gà từ người sang người. Tuy nhiên virus này có thể biến đổi và có thể truyền từ giữa người và sự việc sẽ rất trầm trọng vì một dịch cúm kinh khủng có thể xẩy ra. Cho nên các chuyên viên quốc tế đang chăm chú theo dõi.
Ngoài ra các chuyên viên Y Tế của Tổ Chức Y Tế Thế giới có mặt ở Á châu rất quan tâm tới cúm gà vì đã có một số lan truyền từ gia súc sang người với virus H5N1. Virus cúm gà rất bất bình thường. Khi chúng liên kết với virus cúm người thì chúng sẽ tạo ra một biến thể rất nguy hại vì con người không chống đỡ, bảo vệ nổi.
Virus Cúm gia cầm có thể sống rất lâu trong môi trường có nhiệt độ thấp. Chẳng hạn dịch cúm gà ở Mễ Tây Cơ vào năm 1992 kéo dài tới năm 1995 mới chặn đứng được.
Bệnh truyền sang người bằng cách nào"
Bình thường thì virus cúm chim gà chỉ gây nhiễm ở chim và heo. Lần đầu tiên virus cúm H5N1 gây bệnh cho người là trong dịch cúm gà ở Hồng Kông vào năm 1997.
Chủ trại hoặc người bán gà ngoài chợ tiếp xúc trực tiếp với gà và phân của gà mắc bệnhø đều dễ bị lây bệnh. Phân gà có khả năng truyền bệnh được tới mươi ngày
Đã có năm trường hợp xác định H5N1 tử vong, tất cả đều ở miền Bắc Việt Nam. Bốn trong năm tử vong là trẻ em; tử vong kia là mẹ của một em bé. Quan sát cho thấy trẻ em là rất dễ bị bệnh khi các em chơi trong sân vườn với bầy gà chạy chung quanh.
"Cho tới nay, chưa có sự truyền bệnh từ người sang người" đó là lời tuyên bố của bác sĩ Shigeru Omi, Giám Đốc vùng Tây Thái Bình Dương của tổ chức Y Tế Thế Giới. Tuy nhiên nếu dịch xẩy ra thì tình hình sẽ trầm trọng vì virus cúm gà sẽ rất mạnh và lan truyền từ người sang người rất mau. Đồng thời cũng chưa có trường hợp mắc bệnh khi ăn thịt gà cúm, nhất là khi thịt đã được nấu chín.
Dấu hiệu bệnh
Khi lây virus H5N1, bệnh nhân bị nóng sốt cao, ho nhiều từng cơn, khó thở, huyết áp giảm, thiếu tế bào máu. Bệnh có thể nhẹ hoặc bất thình lình xuất hiện , rất hay lây và có thể đưa tới tử vong. Viêm sưng phổi đôi khi cũng xẩy ra. Đây là kết quả quan sát trong dịch cúm gia cầm tại Hồng Kông vào năm 1997.
Vì bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc chữa mà chỉ điều trị hỗ trợ, nâng cao sự chống đỡ của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Một số thuốc chống virus hiện có cũng đã được mang ra dùng với kết quả vừa phải.
Cúm gà với Du lịch
Đây là điều e ngại của dân chúng có ý định du lịch tới các quốc gia có dịch cúm gia cầm. Họ sợ bị lây bệnh nhất là vào những ngày lễ Tết ở Việt Nam, Trung Hoa.
Cơ Quan Y Tế Thế Giới không gợi ý không nên du lịch tới các quốc gia đó nhưng khuyên không nên tiếp xúc với chim gà còn sống. Chẳng hạn là tới Việt Nam mà lại ra chợ mua con gà, con vịt về làm thịt ăn uống chẳng may có thể gặp con vật mắc bệnh, hoặc cầm sờ vật dụng dính phân gà bệnh.
Ngoài ra, du khách cũng nên để ý tới vấn đề vệ sinh cá nhân (rửa tay trước khi ăn) và ăn gà vịt đã nấu chín.
Việt Nam đã cấm bán gà ở Sài Gòn. Trung Hoa, Hồng Kông, Cao Mên đã ngưng nhập cảng gà từ ba quốc gia có dịch cúm gà
Bên Việt Nam, nhân dịp lễ TẾT sắp tới mà thường lệ gà vẫn là món để cúng bái, làm cỗ nên du khách cần để ý.
Mặc dù cúm gà nhưng bên Trung Hoa, nhu cầu thực khách về gia súc này vẫn gia tăng. Các tiệm Kentucky Fried Chickens ở Bắc Kinh vẫn động khách.. Chính quyền đã cấm nhập cảng gà từ Việt Nam, Nhật và Hàn quốc
Các quốc gia đã bị dịch cúm gia cầm
Dịch bắt đầu ở miền Nam Việt Nam vào tháng 1 năm 2004 rồi lan truyền ra nhiều thành phố khác. Tại nhiều nơi, cả heo và vịt cũng bị bệnh luôn. Một câu hỏi chưa được giải đáp là tại sao cúm gà có nhiều ở miền Nam mà cả năm người thiệt mạng vì lây H5N1 lại sống ở miền Bắc Việt Nam.
Giữa tháng Giêng, dịch cũng được phát hiện ở Đại Hàn, Nhật Bản. Có báo cáo cho hay Cao Mên, Thái Lan, Đài Loan, Nam Dương cũng bị dịch.
Tại Trung Hoa có thể cũng có dịch cúm gà, nhưng họ chưa cho biết nội tình ra sao. Cơ quan Y Tế Thế giới đã cảnh cáo là dịch cúm gà có thể tai hại hơn hậu qủa của bệnh SARS nếu không được kiểm soát kỹ càng.
Hà Nội đã xác nhận có cúm gà với cả nhiều triệu con chết và được hỏa thiêu để ngăn sự lan tràn của bệnh. Aáy vậy mà cũng có gần một triệu con có thể tiếp cận với bệnh mà lại được mang bán cho công chúng.Bên Nam Hàn có cúm gà cũng trở lại. Hồi tháng Chạp vừa rồi đã có cả hai triệu gà và vịt bị hỏa thiêu
Trong khi đó thì tại Thái Lan, Chủ Tịch Hội Người Tiêu Thụ cho hay chính quyền đang giấu nhẹm về cúm gàvì đã có cả triệu con gà nghi mắc bệnh đã được thiêu hủy. Oâng ta yêu cầu bộ Y Tế phải công bố rõ ràng . Một Thượng Nghị sĩ cũng nói là chính quyền đã che dấu sự chết của hàng triệu con gà và yêu cầu chính quyền điều tra xem có phải là cúm gà không.
Năm ngoái, dịch cúm gà cũng xuất hiện tại vài quốc gia ở Aâu Châu và cả mấy chục triệu con gà bị hỏa thiêu. Một vị thú y sĩ ở Netherland thiệt mạng trong dịch cúm gà này.
Vai trò của Cơ Quan Y tế Thế Giới
Tổ chức này giúp các quốc gia điều tra, theo dõi sự xuất hiện của dịch bệnh, nghiên cứu bào chế thuốc chủng ngừa cũng như thuốc thử nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh. Phòng thí nghiệm của tổ chức đang nghiên cứu cấu trúc các virus H5N1 lấy từ các quốc gia có dịch bệnh và các bệnh nhân bị bệnh. Từ đó họ có thể tìm ra nguồn gốc cũng như sự phát triển của virus. Thuốc chủng ngừa cũng đang được tìm kiếm sản xuất và cần thời gian khá lâu, có khi cả vài năm.
Đại diện cơ quan tại Việt Nam, Pascale Borudon cho hay là mọi người phải hành động mau lẹ để kiềm chế dịch cúm gà.
Phòng ngừa-Ngăn chặn dịch cúm gà
Việt Nam đã yêu cầu quốc tế tiếp tay để kiềm chế cúm gà. Tuần này, Trung Tâm kiểm Soát Bệnh Tật Hoa Kỳ cũng đã gửi một nhóm 7 chuyên viên dịch tễ tới Hà Nội để trợ giúp.
Các biện pháp sau đây đã được áp dụng:
- Cô lập các trang trại có dịch gà; hủy giệt gà mắc bệnh;
- Cấm di chuyển gà và trứng gà từ vùng có dịch sang các vùng khác
- Nông cụ, chuồng gà, bồn cho gia súc ăn đều có thể mang virus nên cần được tẩy trùng cẩn thận
- Phát hiện bệnh sớm, thử nghiệm chính xác, mau lẹ để xác định bệnh rồi công bố kết quả để mọi người biết mà ngăn ngừa;
- Người có nguy cơ mắc bệnh có thể được bảo vệ với thuốc chích ngừa cúm hiện đang có hoặc uống các thuốc chống virus. Và cần được trang bị y phục và dụng cụ riêng để ngừa nhiễm virus.
- Cơ quan hữu trách sẽ kiểm soát vệ sinh thực phẩm tươi sống và yêu cầu dân chúng không tiêu thụ thịt gà bị bệnh.
- Khuyến cáo mọi người giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Kết luận
Mối lo ngại chung của giới chức y tế là tìm đủ mọi cách để cúm gà không đưa tới dịch cúm ở loài người. Họ sợ là nếu việc này xẩy ra thì sẽ có nhiều bệnh nặng và nhiều tử vong.
Mong rằng mọi sự sẽ được hạnh thông để dân mình khỏi chịu thêm một mối khó khăn.
Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Texas TẾT Giáp Thân
Gửi ý kiến của bạn