Hôm nay,  

Vì Ngọai Giao Mỹ Vụng Về, Hoa Lục Thắng Thế Ở Châu Á

29/02/200400:00:00(Xem: 4707)
WASHINGTON (KL) – Theo diễn đàn tự do trên tạp chí Asia Time, chính Hoa kỳ vụng về đã làm cho Trung quốc thêm vai trò quan trọng ở Châu Á.
Hiệu quả về chiến lược ngoại giao của Trung quốc đang kết chặt Trung quốc vào việc tạo ra ảnh hưởng riêng tại Á Châu để đưaTrung quốc vào tư thế toàn cầu.
Trung quốc đứng trong tư thế toàn cầu, Bắc Mỹ và Tây Âu bắt buộc phải nói chuyện và giao dịch với Trung quốc về bất cứ những gì xẩy ra trên thế giới.
Vì thế, Hoa kỳ phải thi hành một chiến lược ngoại giao công khai với mục đích bảo vệ Hoa kỳ theo trọng tâm quyền lợi và địa dư chiến lược.
Trung quốc từng tuyên bố biển Nam Hải thuộc chủ quyền của Trung quốc như căn cứ vào lịch sử Trung quốc và các di tích vật dụng của dân chài Trung quốc thuở xưa còn nằm rải rác trên những hòn đảo trong biển này.
Trung quốc cũng tuyên bố đảo Đài Loan là một tỉnh bất khả phân của Trung quốc và bảo vệ chủ quyền này với bất cứ giá nào theo chính sách “Nhất quốc lưỡng chế”.
Chiếc máy bay thám sát của Hoa kỳ trên biển Nam Hải đã đụng phải phản lực chiến đấu cơ của Trung quốc và khẩn đáp xuống một sân bay tại Đài Loan. Trung quốc đã lấy lý do này để động viên tinh thần nhân dân đoàn kết của toàn Trung quốc để sẵn sàng khai chiến với Hoa kỳ nếu như chính quyền Hoa kỳ không chịu xin lỗi và giải quyết sự việc.
Theo lịch sử viết của Tây Âu, người Anh và người Âu Châu đã từng biết Trung quốc là một đế quốc mạnh tại Á châu nhờ đất rộng và người đông, nên người Anh đã dẩn đầu đưa ra chính sách ép triều đình Mãn Thanh phải nhượng đất qua cuộc chiến tranh Á phiện. Từ sự việc đó các quốc gia Tây Âu leo thang và triều đình Mãn Thanh phải nhượng đất Thượng Hải và Macau.
Hoa kỳ cũng từng có kinh nghiệm về Trung quốc như Hoa kỳ hỗ trợ chính quyền và quân đội của Tưởng Giới Thạch khi họ Tưởng còn thống trị toàn Trung quốc. Sau đó họ Tưởng đã bị nhân vật cộng sản họ Mao đánh bại và đuổi chạy dài tới đảo Đài Loan, đảo mà Nhật Bản đã gửi quân đội để chiếm đóng trước đó.
Chiến lược ngoại giao mới của Bắc Kinh là tập trung hơn nữa vào các khó khăn theo như dự đoán và đi con đường đa quốc để đạt được các mục tiêu của Trung quốc.
Theo lịch sử các nhà cầm đầu Trung quốc như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình ít có khi nào mạo hiểm để công du nước ngoài. Ngày nay thì ngược lại, Trung quốc đi con đường tiến tới quan hệ song phương và bám sát các tổ chức đa quốc. Con đuờng này của Trung quốc đang phản ảnh thái độ mới của Trung quốc là mềm mỏng và tinh tế .
Suốt thập niên 1990, Trung quốc đã tăng gấp đội việc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào 10 quốc gia thành viên của khối ASEAN tại vùng Đông Nam Á, biểu đồng tình một thỏa ước trao đổi hàng hóa song phương theo sáng kiến Chiang Mai của Thái Lan (Những người trong chính quyền và hoàng gia Thái Lan, phần đông là những người thân thích có gốc Trung quốc, những người này đang nắm nền kinh tế của Thái Lan hiện nay, theo M.S. Dobbs-Higginson viết trong cuốn Asia Pacific, New World Disorder). Sáng kiến Chiang Mai được dùng để lập ra các điều kiện cho Thỏa Ước Mậu dịch Tự do giữa Trung quốc và các quốc gia trong khối ASEAN. Nếu thoả ước này được thành hình, nó là một thỏa uớc có tầm mức lớn nhất trên thế giới.
Tháng Mười Một năm 2003, Thủ tường Ôn Gia Bảo của Trung quốc đã tham quan Hoa kỳ, Canada, Mexico và Ethiopia. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung quốc gần đây đã hoàn tất việc tham quan chính thức bốn quốc gia: Pháp, Ai Cập, Gabon và Algeria.
Đánh dấu kỷ niệm 40 năm bang giao Pháp-Trung trong ngày 27 Tháng Giêng, Tổng thống Jacques Chirac của Pháp lần đầu tiên công bố bãi bỏ việc cấm bán vũ khí cho Trung quốc sau vụ trấn áp đẫm máu sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh.
Kinh tế đang thúc đẩy Trung quốc đưa ra chính sách đối ngoại để tìm ra cái không tài nào thỏa mãn nổi về những tài nguyên mới để tiếp tay cho kinh tế Trung quốc bùng lên, Chủ tịch họ Hồ vội vã tới thăm viếng Gabon và Algeria để cải tiến quan hệ ngoại giao.
Cái gì giải thích rõ mục tiêu trong đường lối đối ngoại của Trung quốc "

Câu trả lời hay nhất bằng cách đọc khẩu hiệu của Bill Clinton và Al Gore trong lúc vận động tuyển cử tổng thống Hoa kỳ, “It’s the economy, stupid” (Đó là nền kinh tế, thứ chậm tiêu).
Bắc Kinh công nhận cái quan trọng về hình ảnh của Trung quốc tại nước ngoài và những cái hàm ý về cải tiến để để củng cố kinh tế nội địa. Giới lãnh đạo mới của Trung quốc đã xâm mình hợp pháp hóa những cái gì chống với chủ thuyết cộng sản trước đây để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài với các mức độ cao hơn và kiện toàn toàn bộ để kinh tế phát triển. Để làm việc được việc này, Trung quốc phải tiếp tục cải tiến bang giao với Hoa kỳ và những quốc gia khác.
Việc cam kết về mặt ngoại giao của Trung quốc có những ý nghĩa quan trọng đối với Hoa kỳ. Khi nền kinh tế đi lên và quân lực phát triển theo, Trung quốc đãï tự làm cho tư thế của mình hơn hẳn Hoa kỳ. Như hiện nay Trung quốc đứng ra làm trung gian quan trọng giữa Hoa kỳ và Bắc Hàn để giải quyết vụ khủng hoảng nguyên tử hạch nhân tại bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra khối ASEAN hiện nay nhìn vào Trung quốc như chiếc phao kinh tế cốt yếu.
Trung quốc đã khéo dùng nhu lực của mình để kết lại ảnh hưởng của Trung quốc tại Á Châu và để cải tiến hình ảnh của Trung quốc khắp hoàn cầu. Về mặt khác Hoa kỳ đã nhìn thấy chủ trương chống Hoa kỳ đang nổ ra, cái quan điểm của Á châu và những nơi khác trên thế giới cho rằng chính quyền của Tổng thống George W. Bush đang đeo đuổi “ Chiến tranh chống khủng bố” để loại mọi thứ khác ra.
Hoa kỳ cần phải có sách luợc hai giai đoạn để cải thiện quan hệ tại Á Châu. Hoa kỳ cần phải đưa hai giai đoạn vào sách lược ngoại giao công chính bằng cách dùng nhu lực để củng cố các quan hệ với các quốc gia tại Á Châu.
Thứ nhất, nhóm công tác độc lập tại Hội đồng về Đối Ngoại đã đưa ra một đối tác công/tư chuyên về ngoại giao công. Mục đích chính trong việc thành lập đối tác công/tư là để tổ chức được lãnh vực tư chỉ để phục vụ tập đoàn về ngoại giao công.
Trong quá khứ , một trong những kẽ hở chính trong đường lối ngoại giao công của Hoa kỳ là đã xếp hạng các nguồn tài nguyên theo ‘logistics’ (tính cách tiếp vận) đối với một hay vài quốc gia đặc biệt nào đó cốt để mang lại kết quả đã có ý sẵn (a desired result). Việc thành lập đối tác công/tư tìm cách huy động lãnh vực tư nhân, nhờ đó tạo ra một tiến trình có hệ thống, nhờ tiến trình này để đưa ra các sáng kiến ngoại giao công của Hoa kỳ.
Một trong những lợi chính của đối tác công/tư là cung ứng một cái phao kinh tế có giá trị với sự tham dự của Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ trong việc thi hành đủ loại chương trình.
Hoa kỳ tiêu 7 cents về ngoại giao cho mỗi Mỹ kim về các sáng kiến ngoại giao công có tính cách quân sự được chính quyền Hoa kỳ bảo trợ với tài khoản giật gấu vá vai, theo như nhóm công tác ngoại giao chuyên biệt đã báo cáo với Hội đồng.
Lãnh vực tư sẽ giữ một vai trò quan trọng trong việc tài trợ đủ loại dự án như tạo nội dung và giúp vấn đề phân phối các chương trình ngoại giao của Hoa kỳ qua TV, sách, báo, xướng ngôn viên công và Internet..
Ngoài ra lãnh vực tư dự phần trong ngoại giao công có thể cung cấp một nguồn tin quan trọng đáng tin cậy khi xử lý các đề xuất tranh cãi không có tính cách chính trị hay tác động ngoại giao nếu như bàn tay của chính phủ Hoa kỳ có thể được nhìn thấy đang nhúng vào đề xuất đó.
Thứ hai, Hoa kỳ phải khích lệ những cuộc tiếp xúc ở cấp cao đối với các quốc gia đã được phát triển và các quốc gia đang phát triển tại Đông Nam Á. Thêm vào đó, việc cống hiến thêm các tài nguyên để phát triển những cuộc trao đổi quốc tế và giao lưu văn hóa, nó sẽ giúp để thăng tiến đức tin và hỗ tương hiểu biết giữa Hoa kỳ và các quốc gia khác tại Á Châu.
Hiện Hoa kỳ đang là năm tuyển cử. Trong vòng tám tháng nữa, công chúng Hoa kỳ sẽ bị các ứng cử viên của đảng Dân chủ thôi miên để đấu với chính quyền Bush và trở thành tổng thống thứ 43 của Hoa kỳ.
Phần đông dân Hoa kỳ hình như quên mất cái thất bại trong việc cải tiến hình ảnh của Hoa kỳ tại Á Châu và những nơi khác trên thế giới, cái thất bại này sẽ làm cho sự có mặt của Hoa kỳ yếu đi và ảnh hưởng tới toàn bộ đang nằm trong cộng đồng thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.