Paris, Mạc Tư Khoa, Bá Linh, Brussels và Bắc Kinh, những ngôi sao sáng của các ngôi sao trên bầu trời thế giới hiện nay, hiện đang dọa phủ quyết bất cứ quyết định nào của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ủng hộ Hoa Kỳtrong việc giải giới Iraq bằng vũ lực. Tất cả những thành viên nặng ký này của thế giới đang cùng long trọng tuyên bố sẽ bảo vệ tới cùng Saddam Hussein vì "hòa bình" của Iraq (!"). Nhưng Saddam không phải là người chịu bằng lòng với những gì dành cho mình, nên chẳng đợi đến khi bị "bắt nạt" mới cần đến sự che chở của người khác. Hắn ta đã tự trang bị cho đất nước và ngai vàng Iraq của mình những loại vũ khí quân sự hiện đại nhất thế giới hiện có. Dầu vậy, ngoài sự được bảo bọc bằng đòn ngoại giao, hắn ta cũng nên cảm ơn các đồng minh từ Đông sang Tây đã thật sự quá mức hậu đãi hắn, hơn cả điều hắn mong đợi.
Pháp - Người Bạn và Người Yêu của Chú Sam Qua Suốt Hai Cuộc Thế Chiến …
Sự trung thành của mấy tay tài phiệt quân sự có hạng như Pháp, Đức, Nga, Tàu và Bỉ quả thật đã được Saddam mua với giá chẳng mấy mắc mỏ. Bất cứ gì hắn cần, hắn đều có thể tung tiền ra là có được. Chẳng hạn như chiến đấu cơ phản lực hiện đại nhất của Iraq, chiếc Ảo Ảnh F-1 (the Mirage F-1), do Pháp chế tạo được xem như thành quả cao nhất của loại máy bay oanh kích có khả năng phóng các phi đạn hiện đại. Pháp vừa bán hơn 700 chiếc oanh tạc cơ loại Ảo Ảnh F-1 cho hơn 11 nước, trong số này, Iraq mua khoảng 60 chiếc để bỏ vào kho vũ khí của lực lượng không quân Iraq.
Loại máy bay F-1 này có khả năng bay nhanh gấp hai lần vận tốc của âm thanh và thường được trang bị cho loại đầu đạn không-đối-không và loại súng cối nòng đôi với đường kính 30 mi-li-mét. Tuy nhỏ nhưng F-1 cũng có khả năng tấn công gây tử vong cao. Một chiếc Ảo Ảnh F-1 đã được Iraq dùng để phóng hai phi đạn Exocet chống tàu chiến đã rơi trúng hạm đội USS Stark trước khi chiến tranh vùng Vịnh xảy ra, làm thiệt hại 40 thủy thủ Hoa Kỳ trên tàu.
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, Pháp đã gởi đến một phi đội chiến đấu cơ Ảo Ảnh để hỗ trợ các lực lượng không quân liên quân đồng minh, nhưng các phi cơ phản lực của Pháp đã hoàn toàn bị điều ra khỏi khu vực chiến đấu vì sóng ra-đa của các chiến đấu cơ này cùng tần số với các phi cơ oanh tạc F-1 của Iraq. Các chỉ huy không quân liên quân đã ra lệnh cách ly các máy bay phản lực của Pháp, không cho bay oanh kích trên không phận Iraq vì họ sợ rằng các chiến đấu cơ Ảo Ảnh F-1 này sẽ bị quân đồng minh bắn rơi vì nhầm lẫn với máy bay của Iraq (!).
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Iraq đã cố tấn công Ả Rập Saudi bằng hai chiến đấu cơ F-1. Những chiếc F-1 này mang các đầu đạn nguyên tử Exocet bay ở tầm thấp được dự trù tấn công vào các thành phố Ả Rập, nhưng chúng đã bị một chiếc Đại Bàng F-15 của lực lượng không quân Ả Rập tấn công bất thình lình và bắn rơi. Trong suốt cuộc chiến tranh này, chỉ hai chiếc F-1 của Iraq ra quân và cùng bị bắn rơi.
Mới đây, máy bay F-1 lại xuất hiện trong một đoạn video ngắn do Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Colin Powell trình chiếu tại Liên Hiệp Quốc. Iraq sử dụng loại máy bay F-1 này để thử nghiệm hệ thống xịt chất hóa-sinh học (bom vi trùng) ở tầm bay thấp. Đoạn video về máy bay F-1 dẫn một ví dụ về chương trình vũ khí sử dụng chất hóa-sinh bất hợp pháp của Iraq. Những nỗ lực và tiền bạc đổ ra để phát triển và thử nghiệm một hệ thống bơm rải lắp đặt trên một máy bay chiến đấu Mach 2 chẳng phải là điều xảy ra do một ý nghĩ thoáng qua. Sự tốn kém và điều khó thực hiện của việc trang bị cho một loại máy bay chiến đấu hàng đầu của Iraq để mang các loại vũ khí hoá học và sinh học cho thấy một ý đồ chắc chắn về việc sử dụng các thứ vũ khí này. Chính điều này cũng đã nói lên một mong muốn có được các thứ vũ khí như vậy bất kể các quy định cấm ngặt của Liên Hiệp Quốc.
Saddam đã mua một số lượng lớn các máy bay do Pháp sản xuất và trực thăng của các nước Châu Âu để dùng trong quân đội. Hệ thống của cả hai loại trực thăng và máy bay này đều có thể triển khai vũ khí hóa học.
Quân đội Iraq cũng được vũ trang triệt để bằng loại đạn pháo mạnh nhất trên thế giới là loại súng bắn đạn pháo 155 mi-li-mét do Pháp sản xuất. Quân Iraq đã sử dụng thứ súng cối hạng nặng này trong thời kỳ chiến tranh với Iran để bắn đạn hóa học cũng như các đạn không hạt nhân để phòng thủ.
Vũ khí của Nga đứng đầu trong kho vũ khí của Iraq
Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Iraq. Được biết hiện nay Iraq vẫn còn nợ của Nga hơn $4.0 tỉ tiền mua vũ khí trong suốt 20 năm qua. Cho nên cũng dễ hiểu nếu để Saddam bị lật đổ, Nga kể như mất trắng số nợ mua bán vũ khí lậu trong những năm trước đây.
Lực lượng không quân Iraq hầu hết là các chiến đấu cơ do Nga sản xuất. Iraq có vào khoảng gần 200 phi cơ oanh kích của Nga đủ cả các loại MiG-21, MiG-23, MiG-25, và cả loại loại máy bay tiêm kích Sukhoi SU-22 và Sukhoi SU-25. Quân đội Irag còn được trang bị hàng trăm loại đạn pháo, súng bắn hỏa tiễn, loại mang đầu đạn nguyên tử dẫn đường, xe tăng T-55 và T-72 cùng đầu đạn Scud. Hầu hết các vũ khí hóa học của Iraq, phỏng đoán vào khoảng200 tấn gồm hơi gaz cay và hơi gaz làm tê liệt hệ thần kinh, đều được bắn đi bằng súng của Nga.
Chẳng hạn, gần đây Iraq đã điều chỉnh lại loại chiến đấu cơ phản lực MiG-21 để dùng như một máy bơm hóa chất điều khiển bằng sóng radio. Thêm nữa, hầu hết các loại vũ khí hóa học rải trên không trung triển khai trong cuộc chiến lâu dài với Iran đều xuất phát từ bụng của mấy chiếc phản lực cơ MiG21 và MiG-25.
Ước đoán vào khoảng hơn 100 tấn hơi ngạt còn lưu trữ trong kho vũ khí của Saddam được cho là chất chứa trong các quả bom do Nga sản xuất thiết kế để dùng cho các máy bay oanh kích MiG. Đồng thời mới đây các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc vừa mới khám phá ra các đầu đạn hỏa tiễn rỗng thiết kế cho việc bắn hơi độc. Những đầu đạn hỏa tiễn này được nghi vấn là một phần của hệ thống phi đạn của Nga bán cho Iraq.
Bằng chứng không chối cãi được là tập không ảnh khu nhà máy chế tạo vũ khí hóa học của Iraq ở Al-Musayyib được Colin Powell trưng ra ở Liên Hiệp Quốc. Những bức hình cho thấy phía Iraq đã khẩn cấp thu dọn các loại vũ khí hóa học ra khỏi nhà máy. Toàn bộ khu vực này sau đó được ủi phẳng và phủ đất lên trên những tàn tích còn sót lại nhằm xóa hết dấu vết về các thứ vũ khí hoá học đã được chế tạo và tàng trữ ở đây.
Nhưng các dấu vết còn xót lại đã chứng minh Al-Musayyib là một nhà máy chế tạo vũ khí hóa học qua các phương tiện khử nhiễm xạ hóa học do Nga sản xuất đến để hỗ trợ các chuyên viên kỹ thuật mặc quần áo chống nhiễm độc hóa học. Đây chính là yếu tố rất hợp lý để kết luận rằng Iraq đã rất quan tâm đến vấn đề an toàn, đơn giản chỉ vì chẳng ai lại mặc những bộ đồ bảo hộ Hazmat cồng kềnh và nặng chịch trong sa mạc để coi chơi.
Các Phụ Tùng Do Đức Sản Xuất Trong Phi đạn Scud
Saddam đến với Châu Âu và Trung Cộng chỉ nhằm xây dựng các nhà máy sản xuất vũ khí hóa học. Các trang thiết bị nhà máy sản xuất hóa học của Trung Cộng và Đức đã được bán cho Iraq trong nhiều năm và được dùng để thiết lập các cơ sở thương mại hạ tầng của Iraq. Mục đích chính là nhằm xây dựng các nhà máy này, nếu có thể, trông giống như các công trình dân sự.
Dân Do Thái trong cuộc chiến vùng Vịnh đã khám phá ra rằng các hệ thống điện tử do Đức sản xuất được thiết kế trong phi đạn Scud tấn công thành phố Tel Aviv. Chính các bộ phận điện tử của Đức này cho phép Iraq cải tiến các phi đạn Scud, làm cho loại phi đạn này thêm độ chính xác, sản xuất với giá thành rẻ hơn và gây tử vong cho đối phương cao hơn. Do Thái phát hiện được rằng các bộ phận điện tử của Đức là trung tâm của cơ chế đứt mạch trong đầu đạn phi đạn Scud của Iraq. Iraq đã sử dụng cơ chế đứt mạch tương tự như vậy một cách hữu hiệu khi bắn một đầu đạn Scud xuống các căn cứ quân sự của bộ binh Hoa Kỳ ngoài Dhahran, thuộc Ả Rập Saudi, làm thiệt mạng 28 binh lính và gây thương tích cho hơn 100 người khác.
Brussels, Thủ phủ của Siêu Súng Máy của Iraq
Trước khi cuộc chiến vùng Vịnh nổ ra Saddam đã tìm đến Bỉ với mong muốn cải tiến các phi đạn Scud của hắn và chế tạo một thứ vũ khí chưa từng có trong kho quân cụ của bất cứ nước nào. Để thực hiện ý định này Iraq hợp đồng với tiến sĩ Gerald Bull quốc tịch Gia Nã Đại để thiết kế loại súng máy siêu hiện đại này, sử dụng các bộ phận được sản xuất ở Anh, Bỉ, Đức và Ý. Tiến sĩ Bull đã đặt cơ sở làm việc cho công trình này ở Brussels, thủ đô nước Bỉ.
Các quan chức Bỉ trong thời gian này đã cố ý phớt lờ các lời cảnh báo liên tục gởi tới từ các chuyên viên tình báo Iran cho biết Tiến sĩ Bull đang giúp phát triển loại vũ khí như vậy cho Saddam Hussein. Tiến sĩ Bull cũng đã giúp Iraq cải tiến tầm tấn công và độ chính xác của các phi đạn Scud đang sử dụng. Bull đã lợi dụng sự lỏng lẻo của các quy định xuất cảng của Bỉ để tránh né các lịnh cấm xuất cảng cản trở yêu cầu của Saddam về loại vũ khí siêu hiện đại này bằng cách trung chuyển hầu hết các linh kiện chế tạo súng máy cực mạnh và thực hiện các phương án hoàn tất phi đạn Scud qua cửa ngõ Brussels.
Kết cuộc, Bull đã trả giá cho sự cộng tác này bằng chính mạng sống của mình. Một tên vô danh đã tấn công và ám sát ông ta ngay bên ngoài căn hộ nơi ông ta lưu ngụ ở Bỉ.
Trung Cộng Vi Phạm Trắng Trợn Lệnh Cấm Vận của Liên Hiệp Quốc
Song song với việc đi đêm với những tay trùm vũ khí quốc tế Pháp, Đức, Nga, Bỉ, Saddam bắt tay với Trung Cộng để mua các loại vũ khí tinh vi nhất. Iraq đã mua của Bắc Kinh nhiều chiến đấu cơ phản lực loại Chengdu F-7 và điều động để trung chuyển các linh kiện lắp ráp khác chế tạo tại Trung Quốc qua các ngả Jordan, Hong Kong và Singapore.
Trung Cộng cũng đã cung cấp cho Iraq một số lượng lớn các xe tăng loại T-55 và T-78 có thiết kế súng ngắm mục tiêu vào ban đêm và hệ thống định vị dùng mắt thần tia la-de. Vì một lý do nào đó chưa rõ, bọn Iraq giữ các xe tăng này trong điều kiện tuyệt đối tốt kèm theo hàng đống các phụ tùng thay thế được sản xuất ở Trung Quốc.
Trong thập niên 1990, ai cũng biết rằng Trung Cộng đã bán cho Iraq hệ thống phòng không "Tiger Song." Cả Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Colin Poewell và bà Cố Vấn Condi Rice đã điều trần rằng Trung Quốc đã bán cho Iraq hệ thống phòng không mới nhất của nước này. Việc mua bán đã xảy ra mặc dù Trung Cộng đã ký kết lệnh cấm với Liên Hiệp Quốc về việc bán vũ khí cho Iraq. NATO đã đặt tên cho hệ thống phòng không này như tên gọi 'Tiger Song' vào năm 1998 sau khi nó được đưa vào chiến trường hoạt động ở vùng sa mạc Iraq.
Vào năm 1994, các giới cầm quyền ở Đức đã bắt giữ một lượng hàng lớn chất ammonium perchlorate trên tàu đang nhắm hướng Iraq. Công ty xuất nhập cảng hóa chất của Trung Quốc, chi nhánh của lực lượng Quân Giải Phóng Nhân Dân (Trung Quốc), nhìn nhận rằng số hóa chất gởi đến Baghdad là loại thuốc bảo quản thực phẩm. Bất cứ tên ngốc nào chỉ có nửa bộ não cũng có thể biết được rằng ammonium perchlorate là loại bột bảo quản thức ăn tồi tệ nhất, nhưng lại là thành phần chính của nhiên liệu cứng trong phi đạn.
Chưa hết, mới gần đây thôi, năm 2001, Công ty Thủ Công Mỹ Nghệ Shangdong của Trung Quốc đến Baghdad nhằm đẩy mạnh việc mở rộng quan hệ thương mại giữa Iraq và Trung Cộng. Công việc làm ăn này đầy thú vị vì các nhân viên của công ty mỹ nghệ Shangdong không sản xuất hàng mỹ nghệ, mà thay vào đó cơ sở Văn Hoá Nghệ Thuật này là một cái vỏ che chắn cho các chuyên viên quân sự của Trung Quốc; các chuyên viên này du hành đến Baghdad để thuyết phục Saddam mua kỹ thuật phi đạn cao cấp nhất của Trung Cộng.
Nếu Hoa Kỳ thật sự tiến hành một cuộc chiến ở Iraq, có lẽ chúng ta sẽ tự hỏi những gì sẽ được tìm thấy bên trong các kho vũ khí bí mật và kiên cố sâu dưới lòng đất và trong các phòng thí nghiệm của Saddam Hussein. Điều chắc chắn là sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu chúng ta tìm thấy hầu hết các vũ khí hiện đại nhất của Saddam mang nhãn hiệu nơi sản xuất từ các xưởng của Pháp, Đức, Nga, Tàu và Bỉ. Thế mới biết những người bạn vàng của Hoa Kỳ quý hóa như thế nào.
Hạ Miên
Pháp - Người Bạn và Người Yêu của Chú Sam Qua Suốt Hai Cuộc Thế Chiến …
Sự trung thành của mấy tay tài phiệt quân sự có hạng như Pháp, Đức, Nga, Tàu và Bỉ quả thật đã được Saddam mua với giá chẳng mấy mắc mỏ. Bất cứ gì hắn cần, hắn đều có thể tung tiền ra là có được. Chẳng hạn như chiến đấu cơ phản lực hiện đại nhất của Iraq, chiếc Ảo Ảnh F-1 (the Mirage F-1), do Pháp chế tạo được xem như thành quả cao nhất của loại máy bay oanh kích có khả năng phóng các phi đạn hiện đại. Pháp vừa bán hơn 700 chiếc oanh tạc cơ loại Ảo Ảnh F-1 cho hơn 11 nước, trong số này, Iraq mua khoảng 60 chiếc để bỏ vào kho vũ khí của lực lượng không quân Iraq.
Loại máy bay F-1 này có khả năng bay nhanh gấp hai lần vận tốc của âm thanh và thường được trang bị cho loại đầu đạn không-đối-không và loại súng cối nòng đôi với đường kính 30 mi-li-mét. Tuy nhỏ nhưng F-1 cũng có khả năng tấn công gây tử vong cao. Một chiếc Ảo Ảnh F-1 đã được Iraq dùng để phóng hai phi đạn Exocet chống tàu chiến đã rơi trúng hạm đội USS Stark trước khi chiến tranh vùng Vịnh xảy ra, làm thiệt hại 40 thủy thủ Hoa Kỳ trên tàu.
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư, Pháp đã gởi đến một phi đội chiến đấu cơ Ảo Ảnh để hỗ trợ các lực lượng không quân liên quân đồng minh, nhưng các phi cơ phản lực của Pháp đã hoàn toàn bị điều ra khỏi khu vực chiến đấu vì sóng ra-đa của các chiến đấu cơ này cùng tần số với các phi cơ oanh tạc F-1 của Iraq. Các chỉ huy không quân liên quân đã ra lệnh cách ly các máy bay phản lực của Pháp, không cho bay oanh kích trên không phận Iraq vì họ sợ rằng các chiến đấu cơ Ảo Ảnh F-1 này sẽ bị quân đồng minh bắn rơi vì nhầm lẫn với máy bay của Iraq (!).
Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Iraq đã cố tấn công Ả Rập Saudi bằng hai chiến đấu cơ F-1. Những chiếc F-1 này mang các đầu đạn nguyên tử Exocet bay ở tầm thấp được dự trù tấn công vào các thành phố Ả Rập, nhưng chúng đã bị một chiếc Đại Bàng F-15 của lực lượng không quân Ả Rập tấn công bất thình lình và bắn rơi. Trong suốt cuộc chiến tranh này, chỉ hai chiếc F-1 của Iraq ra quân và cùng bị bắn rơi.
Mới đây, máy bay F-1 lại xuất hiện trong một đoạn video ngắn do Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Colin Powell trình chiếu tại Liên Hiệp Quốc. Iraq sử dụng loại máy bay F-1 này để thử nghiệm hệ thống xịt chất hóa-sinh học (bom vi trùng) ở tầm bay thấp. Đoạn video về máy bay F-1 dẫn một ví dụ về chương trình vũ khí sử dụng chất hóa-sinh bất hợp pháp của Iraq. Những nỗ lực và tiền bạc đổ ra để phát triển và thử nghiệm một hệ thống bơm rải lắp đặt trên một máy bay chiến đấu Mach 2 chẳng phải là điều xảy ra do một ý nghĩ thoáng qua. Sự tốn kém và điều khó thực hiện của việc trang bị cho một loại máy bay chiến đấu hàng đầu của Iraq để mang các loại vũ khí hoá học và sinh học cho thấy một ý đồ chắc chắn về việc sử dụng các thứ vũ khí này. Chính điều này cũng đã nói lên một mong muốn có được các thứ vũ khí như vậy bất kể các quy định cấm ngặt của Liên Hiệp Quốc.
Saddam đã mua một số lượng lớn các máy bay do Pháp sản xuất và trực thăng của các nước Châu Âu để dùng trong quân đội. Hệ thống của cả hai loại trực thăng và máy bay này đều có thể triển khai vũ khí hóa học.
Quân đội Iraq cũng được vũ trang triệt để bằng loại đạn pháo mạnh nhất trên thế giới là loại súng bắn đạn pháo 155 mi-li-mét do Pháp sản xuất. Quân Iraq đã sử dụng thứ súng cối hạng nặng này trong thời kỳ chiến tranh với Iran để bắn đạn hóa học cũng như các đạn không hạt nhân để phòng thủ.
Vũ khí của Nga đứng đầu trong kho vũ khí của Iraq
Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Iraq. Được biết hiện nay Iraq vẫn còn nợ của Nga hơn $4.0 tỉ tiền mua vũ khí trong suốt 20 năm qua. Cho nên cũng dễ hiểu nếu để Saddam bị lật đổ, Nga kể như mất trắng số nợ mua bán vũ khí lậu trong những năm trước đây.
Lực lượng không quân Iraq hầu hết là các chiến đấu cơ do Nga sản xuất. Iraq có vào khoảng gần 200 phi cơ oanh kích của Nga đủ cả các loại MiG-21, MiG-23, MiG-25, và cả loại loại máy bay tiêm kích Sukhoi SU-22 và Sukhoi SU-25. Quân đội Irag còn được trang bị hàng trăm loại đạn pháo, súng bắn hỏa tiễn, loại mang đầu đạn nguyên tử dẫn đường, xe tăng T-55 và T-72 cùng đầu đạn Scud. Hầu hết các vũ khí hóa học của Iraq, phỏng đoán vào khoảng200 tấn gồm hơi gaz cay và hơi gaz làm tê liệt hệ thần kinh, đều được bắn đi bằng súng của Nga.
Chẳng hạn, gần đây Iraq đã điều chỉnh lại loại chiến đấu cơ phản lực MiG-21 để dùng như một máy bơm hóa chất điều khiển bằng sóng radio. Thêm nữa, hầu hết các loại vũ khí hóa học rải trên không trung triển khai trong cuộc chiến lâu dài với Iran đều xuất phát từ bụng của mấy chiếc phản lực cơ MiG21 và MiG-25.
Ước đoán vào khoảng hơn 100 tấn hơi ngạt còn lưu trữ trong kho vũ khí của Saddam được cho là chất chứa trong các quả bom do Nga sản xuất thiết kế để dùng cho các máy bay oanh kích MiG. Đồng thời mới đây các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc vừa mới khám phá ra các đầu đạn hỏa tiễn rỗng thiết kế cho việc bắn hơi độc. Những đầu đạn hỏa tiễn này được nghi vấn là một phần của hệ thống phi đạn của Nga bán cho Iraq.
Bằng chứng không chối cãi được là tập không ảnh khu nhà máy chế tạo vũ khí hóa học của Iraq ở Al-Musayyib được Colin Powell trưng ra ở Liên Hiệp Quốc. Những bức hình cho thấy phía Iraq đã khẩn cấp thu dọn các loại vũ khí hóa học ra khỏi nhà máy. Toàn bộ khu vực này sau đó được ủi phẳng và phủ đất lên trên những tàn tích còn sót lại nhằm xóa hết dấu vết về các thứ vũ khí hoá học đã được chế tạo và tàng trữ ở đây.
Nhưng các dấu vết còn xót lại đã chứng minh Al-Musayyib là một nhà máy chế tạo vũ khí hóa học qua các phương tiện khử nhiễm xạ hóa học do Nga sản xuất đến để hỗ trợ các chuyên viên kỹ thuật mặc quần áo chống nhiễm độc hóa học. Đây chính là yếu tố rất hợp lý để kết luận rằng Iraq đã rất quan tâm đến vấn đề an toàn, đơn giản chỉ vì chẳng ai lại mặc những bộ đồ bảo hộ Hazmat cồng kềnh và nặng chịch trong sa mạc để coi chơi.
Các Phụ Tùng Do Đức Sản Xuất Trong Phi đạn Scud
Saddam đến với Châu Âu và Trung Cộng chỉ nhằm xây dựng các nhà máy sản xuất vũ khí hóa học. Các trang thiết bị nhà máy sản xuất hóa học của Trung Cộng và Đức đã được bán cho Iraq trong nhiều năm và được dùng để thiết lập các cơ sở thương mại hạ tầng của Iraq. Mục đích chính là nhằm xây dựng các nhà máy này, nếu có thể, trông giống như các công trình dân sự.
Dân Do Thái trong cuộc chiến vùng Vịnh đã khám phá ra rằng các hệ thống điện tử do Đức sản xuất được thiết kế trong phi đạn Scud tấn công thành phố Tel Aviv. Chính các bộ phận điện tử của Đức này cho phép Iraq cải tiến các phi đạn Scud, làm cho loại phi đạn này thêm độ chính xác, sản xuất với giá thành rẻ hơn và gây tử vong cho đối phương cao hơn. Do Thái phát hiện được rằng các bộ phận điện tử của Đức là trung tâm của cơ chế đứt mạch trong đầu đạn phi đạn Scud của Iraq. Iraq đã sử dụng cơ chế đứt mạch tương tự như vậy một cách hữu hiệu khi bắn một đầu đạn Scud xuống các căn cứ quân sự của bộ binh Hoa Kỳ ngoài Dhahran, thuộc Ả Rập Saudi, làm thiệt mạng 28 binh lính và gây thương tích cho hơn 100 người khác.
Brussels, Thủ phủ của Siêu Súng Máy của Iraq
Trước khi cuộc chiến vùng Vịnh nổ ra Saddam đã tìm đến Bỉ với mong muốn cải tiến các phi đạn Scud của hắn và chế tạo một thứ vũ khí chưa từng có trong kho quân cụ của bất cứ nước nào. Để thực hiện ý định này Iraq hợp đồng với tiến sĩ Gerald Bull quốc tịch Gia Nã Đại để thiết kế loại súng máy siêu hiện đại này, sử dụng các bộ phận được sản xuất ở Anh, Bỉ, Đức và Ý. Tiến sĩ Bull đã đặt cơ sở làm việc cho công trình này ở Brussels, thủ đô nước Bỉ.
Các quan chức Bỉ trong thời gian này đã cố ý phớt lờ các lời cảnh báo liên tục gởi tới từ các chuyên viên tình báo Iran cho biết Tiến sĩ Bull đang giúp phát triển loại vũ khí như vậy cho Saddam Hussein. Tiến sĩ Bull cũng đã giúp Iraq cải tiến tầm tấn công và độ chính xác của các phi đạn Scud đang sử dụng. Bull đã lợi dụng sự lỏng lẻo của các quy định xuất cảng của Bỉ để tránh né các lịnh cấm xuất cảng cản trở yêu cầu của Saddam về loại vũ khí siêu hiện đại này bằng cách trung chuyển hầu hết các linh kiện chế tạo súng máy cực mạnh và thực hiện các phương án hoàn tất phi đạn Scud qua cửa ngõ Brussels.
Kết cuộc, Bull đã trả giá cho sự cộng tác này bằng chính mạng sống của mình. Một tên vô danh đã tấn công và ám sát ông ta ngay bên ngoài căn hộ nơi ông ta lưu ngụ ở Bỉ.
Trung Cộng Vi Phạm Trắng Trợn Lệnh Cấm Vận của Liên Hiệp Quốc
Song song với việc đi đêm với những tay trùm vũ khí quốc tế Pháp, Đức, Nga, Bỉ, Saddam bắt tay với Trung Cộng để mua các loại vũ khí tinh vi nhất. Iraq đã mua của Bắc Kinh nhiều chiến đấu cơ phản lực loại Chengdu F-7 và điều động để trung chuyển các linh kiện lắp ráp khác chế tạo tại Trung Quốc qua các ngả Jordan, Hong Kong và Singapore.
Trung Cộng cũng đã cung cấp cho Iraq một số lượng lớn các xe tăng loại T-55 và T-78 có thiết kế súng ngắm mục tiêu vào ban đêm và hệ thống định vị dùng mắt thần tia la-de. Vì một lý do nào đó chưa rõ, bọn Iraq giữ các xe tăng này trong điều kiện tuyệt đối tốt kèm theo hàng đống các phụ tùng thay thế được sản xuất ở Trung Quốc.
Trong thập niên 1990, ai cũng biết rằng Trung Cộng đã bán cho Iraq hệ thống phòng không "Tiger Song." Cả Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Colin Poewell và bà Cố Vấn Condi Rice đã điều trần rằng Trung Quốc đã bán cho Iraq hệ thống phòng không mới nhất của nước này. Việc mua bán đã xảy ra mặc dù Trung Cộng đã ký kết lệnh cấm với Liên Hiệp Quốc về việc bán vũ khí cho Iraq. NATO đã đặt tên cho hệ thống phòng không này như tên gọi 'Tiger Song' vào năm 1998 sau khi nó được đưa vào chiến trường hoạt động ở vùng sa mạc Iraq.
Vào năm 1994, các giới cầm quyền ở Đức đã bắt giữ một lượng hàng lớn chất ammonium perchlorate trên tàu đang nhắm hướng Iraq. Công ty xuất nhập cảng hóa chất của Trung Quốc, chi nhánh của lực lượng Quân Giải Phóng Nhân Dân (Trung Quốc), nhìn nhận rằng số hóa chất gởi đến Baghdad là loại thuốc bảo quản thực phẩm. Bất cứ tên ngốc nào chỉ có nửa bộ não cũng có thể biết được rằng ammonium perchlorate là loại bột bảo quản thức ăn tồi tệ nhất, nhưng lại là thành phần chính của nhiên liệu cứng trong phi đạn.
Chưa hết, mới gần đây thôi, năm 2001, Công ty Thủ Công Mỹ Nghệ Shangdong của Trung Quốc đến Baghdad nhằm đẩy mạnh việc mở rộng quan hệ thương mại giữa Iraq và Trung Cộng. Công việc làm ăn này đầy thú vị vì các nhân viên của công ty mỹ nghệ Shangdong không sản xuất hàng mỹ nghệ, mà thay vào đó cơ sở Văn Hoá Nghệ Thuật này là một cái vỏ che chắn cho các chuyên viên quân sự của Trung Quốc; các chuyên viên này du hành đến Baghdad để thuyết phục Saddam mua kỹ thuật phi đạn cao cấp nhất của Trung Cộng.
Nếu Hoa Kỳ thật sự tiến hành một cuộc chiến ở Iraq, có lẽ chúng ta sẽ tự hỏi những gì sẽ được tìm thấy bên trong các kho vũ khí bí mật và kiên cố sâu dưới lòng đất và trong các phòng thí nghiệm của Saddam Hussein. Điều chắc chắn là sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu chúng ta tìm thấy hầu hết các vũ khí hiện đại nhất của Saddam mang nhãn hiệu nơi sản xuất từ các xưởng của Pháp, Đức, Nga, Tàu và Bỉ. Thế mới biết những người bạn vàng của Hoa Kỳ quý hóa như thế nào.
Hạ Miên
Gửi ý kiến của bạn