Chiến đấu chống khủng bố tới cùng. Đó là lập trường không lay chuyển của Mỹ. Trước Lưỡng viện Quốc hội, TT Bush nói nếu nước khác e dèkhông làm, Mỹ sẽ làm. Tại diễn đàn Hội Đồng Bảo An Liện Hiệp Quốc ( HĐBA / LHQ ), Thứ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, đầu não của cuộc chiến chống khủng bố, Ô. Paul Wolfowitz nói, "Chúng tôi bị tấn công, chúng tôi không cần bất cứ quyết định nào của LHQ trong vấn đề tự vệ. Đó là một trong những khác biệt giữa Mỹ và Aâu chậu."
Sở dĩ Ô. Thứ Trưởng Quốc Phòng Mỹ phải nói những lời quyết liệt và thẳng thắn như vậy là vì có vài lấn cấn của một vài nước trong Liên minh Chống Khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Nga, Trung Cộng, và một số nước Aâu châu, đáng kể là Đức, bất đồng ý kiến và lo ngại TT Bush mở rộng cuộc chiến đối với Iraq, Iran, và Bắc Hàn mà Oâng chỉ mặt kêu tên là trục quái ác.
Hai vị Bộ trưởng Quốc Phòng của Đức và Nga là Ô. Rudolf Scharping va Serguei Ivanov tuyên bố từ chối yễm trợ quân sự cho Mỹ nếu mở rộng chiến tranh chống khủng bố đối với Iraq nếu không được sự đồng ý của LHQ.
Còn Liên phòng Bắc Đại Tây Dương ở Aâu Châu thì Mỹ đã đặt bên lề trong cuộc chiến chống khủng bố tại A phú Hãn rồi do yếu kém quân lực. Tổng Thư Ký của Liên Phòng, Ô. George Robertson, cũng thừa nhận điều đó, "Mỹ phê bình Aâu châu yếu quân lực là đúng." Và Oâng kêu gọi các nước Liên Aâu đóng góp thêm kinh phí quân sự cho Liên Phòng. Oâng cũng đặc biệt kêu gọi Mỹ cộng tác mạnh hơn nữa với các đồng minh Aâu châu trong "việc chuyển giao kỹ thuật và họp tác công kỹ nghệ"ä.
Thử tìm hiểu: (1)Vì sao có những lấn cấn, những dị biệt quan điểm nói trên" (2) Liệu Liên Minh Chống Khủng bố có tính thế giới tồn tại không" (3) Và Mỹ có phải sẽ chiến đấu lẻ loi không"
Thứ nhứt nguyên do lấn cấn. Một, di biệt quan điểm:Trung Cộng với vụ Tân cương; Nga, vụ Checknya. Trung Cộng chống cái gọi là quyết định "độc đoán" của Mỹ về cuộc chiến chống khủng bố. Bộ trưởng Ngoai Giao Trung Cộng đòi hỏi quyết định phải một bên nửa cân một bên tám lượng, mới công bằng.
Nói vậy chớ không phải vậy. Thực chất Trung Cộng bất mản LHQ và Anh ngăn cản Trung Cộng lợi dụng chiến dịch toàn cầu chống khủng bố để đàn áp và diệt trừ sắc tộc Hồi Giáo đòi tự trị và ly khai ra khỏi Tân cương (Tây Bắc Trung Hoa) do Trung Cộng đã sáp nhập vào lãnh thổ Trung Cộng.
Nước này còn gay gắt phê bình cái gọi là định nghĩa tùy tiện về khủng bố, mào đầu cho lời lẽ phản đối cay đắng về quyền lợi riêng tư của Nga.
Bộ trưởng Nga Serguei Ivanov - tự nhiên là không nhắc đến Checknya - nhưng chua chát, "Nếu xem những kẻ phá hoại các cư xá ở Mạc Tư khoa là những chiến sĩ tự do nhưng đồng thời lại xem những người làm như thế tại các nước khác là kẻ khủng bố, thì khó có một mặt trận thống nhứt chống khủng bố."
Hai, quyền lợi riêng liên quan nhiều đến Iran và Iraq. Nga không tiếc lời binh vực Iran và Iraq là 2 trong 3 nước mà TT Bush lên án là cái trục quái ác. Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói không có một bằng cớ cho thấy có sự dính líu của hai nước này đối với quân khủng bố. Và ngay sau đó tự phân bua, "có thể Tây phương cho rằng Nga có nhiều tương quan với Iran và Iraq. Nhưng chúng tôi cũng không thích những nước ở Vùng Vịnh trợ trưởng khủng bố."
Riêng Đức thì chống việc mở rộng cuộc chiến chống khủng bố đến Iraq, nhưng do cảm tính (không phải cảm tình, dấu huyền) nhiều hơn là chánh trị. Đức phản ứng mạnh lời của Thượng Nghị sĩ John McCain lên án Saddam Hussein là " một tên khủng bố với tài nguyên cả một nước có sẵn trong tay." Dù sao Đức cũng là con sư tử của Aâu Châu tư ø đó tới giờ. Cảm xúc đó khiến một nhân vật Bảo thủ đáng nễ của Đức, là Oâng Karl Lamers, cảnh cáo Mỹ, " Không thể như vậy được: các anh [ Mỹ ] quyết định rồi chúng tôi [ Đức ] theo à""
Thứ hai, Liên minh rạn nứt không. Có thể rạn nứt, bằng mặt không bằng lòng, nhưng không đổ vỡ. Tổng Thư ký Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương mà các nước Liên Aâu đều có mặt còn kêu gọi Mỹ chuyên giao kỹ thuật và họp tác công kỹ nghệ mạnh hơn. Oâng còn vuốt giận Mỹ, "Một liên minh thường trực vẫn tốt hơn một liên minh tạm thời" khi Thứ trưởng Quốc Phòng Mỹ thấu cấy nói "nhiệm vụ quyết định liên minh","nhiệm vụ khác liên minh khác."
Còn đối với Trung Cộng và Nga, bất đồng ý kiến về định nghĩa khủng bố theo chủ quan, quyền lợi của Mỹ đối với hai nước này vẫn lớn hơn so với quyền lợi sáp nhập các sắc tộc ở Tân cương và Checknya.
Thứ ba, Mỹ sẽ chiến đấu lẻ loi hay không. Trả lời câu hỏi hai đã phủ định câu 3 vì Liên minh không bể thì cuộc chiến chống khủng bố Mỹ vẫn còn đồng minh dù bằng mặt nhưng không bằng lòng đi nữa. Nhưng dù tình huống có xấu nhứt, Mỹ vẫn không nửa đường bỏ cuộc. Lý do chánh phải vô tư mà nói, liên minh Mỹ cần tiếng hơn miếng. Qua bốn tháng chiến tranh, nhân tài vật lực, máu xương, tình cảm, tốn kém, mất mát ở A phú Hãn, chánh yếu, 99% là của Mỹ. Truyền thông quốc tế, kể cả Tây Aâu đều thấy rõ điều đó, nên thường kèm theo cuộc chiến chống khủng bố từ ngữ "do Mỹ lãnh đạo."
Cuộc Chiến Chống Khủng bố, Mỹ làm trước tiên và trên hết là vì quyền lợi của Mỹ. Mỹ bị tấn công, Mỹ trả đũa. Đó là quyền tự vệ chánh đáng. Bè bạn giúp thì tốt; không giúp Mỹ cũng làm. Và làm cho tới cùng đến khi sạch bóng quân khủng bố đe doạ sự sống an lành của nhân dân và đất nước Mỹ. Không còn chọn lựa nào khác.