Hôm nay,  

Tòa Aùn Hình Sự Quốc Tế Và Sự Vi Phạm Nhân Quyền Tại Việt Nam

10/02/200200:00:00(Xem: 5657)
LTS: Tội ác chiến tranh và tội ác diệt chủng của CSVN trong quá khứ, cùng việc CS Hà Nội liên tục leo thang vi phạm nhân quyền, bách hại tôn giáo của CSVN trong thời gian qua là những thực tế hiển nhiên, hai năm rõ mười. Trong khi đó, cùng với những diễn biến thuận lợi của tình hình thế giới trong thời gian trên dưới một thập niên trở lại đây, cho phép nhân loại sống văn minh hơn, công lý trở nên sáng tỏ hơn và sự thưởng phạt công minh có cơ hội được thực thi dễ dàng hơn. Cụ thể, nhiều nhà độc tài phạm tội ác diệt chủng, nhiều tổng thống tham nhũng, nhiều tướng lãnh từng phạm tội đàn áp tôn giáo trong quá khứ tại Nam Phi, Trung Mỹ, Châu Âu, Trung Đông... đã lần lượt bị truy tố và lãnh nhận nhiều hình phạt nặng nhẹ khác nhau. Từ hai thực tế quan trọng trên, một câu hỏi then chốt được đặt ra: Những lãnh tụ CS Hà Nội từng nhúng tay vào máu, từng phạm tội diệt chủng, bách hại tôn giáo, cướp đoạt tài sản... nặng gấp trăm ngàn lần Pol Pot, Sadam Hussein, Pinochet..., tại sao họ không bị xét xử" Không những vậy, họ còn ngang nhiên đi lại, và được đón tiếp như là những quốc khách tại các quốc gia tự do dân chủ, nơi có đông đảo người Việt tỵ nạn cộng sản sinh sống" Vấn đề được đặt ra ở đây không phải là kêu gọi trả thù, mà là đòi hỏi thực thi sự thưởng phạt công minh của công lý qua một tiến trình văn minh, với những luật lệ được quốc tế công nhận. Để có thể làm sáng tỏ phần nào trách nhiệm của chúng ta trong việc góp phần nhỏ bé để thực thi công lý, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả bài viết của Luật Sư Lê Đình Hồ nhan đề, "TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ VÀ SỰ VI PHẠM NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM". Tưởng cũng nói thêm, Ông Lê Đình Hồ tốt nghiệp cử nhân luật khoa ngành công pháp tại Đại Học Sài Gòn trước 1975. Sau ngày miền Nam lọt vào tay cộng sản, vì là chủ tịch Ban Đại Diện cho sinh viên thuộc Hội Thừa Sai Paris tại Việt Nam, ông đã bị CS bắt đi cải tạo 3 năm tháng tại Chí Hòa, Thủ Đức, và Z30D Hàm Tân, Thuận Hải về “tội chống đối chính quyền cách mạng”. Năm 1981, Ông vượt biẻân đến Mã Lai rồi đến Úc định cư. Tại Úc, Ông đã tốt nghiệp Cao Học Chính Trị Ưu Hạng với luận án “The Superpowers in Southeast Asia Since the Collapse of South Vietnam 30-4-1975” ([Sách Lược của ]các Cường Quốc tại Đông Nam Á Sau ngày Miền Nam Sụp Đổ) [230 trang] và Cử Nhân Luật Khoa tại Đại Học NSW. Với kiến thức chính trị và luật pháp, Ông đã biên soạn và xuất bản cuốn “Từ Điển Phân Giải Chính Trị và Bang Giao Quốc Tế” (Dictionary of Political Analysis and International Relations) dầy trên 700 trang, vào năm 1995 tại Sydney. Được biết, trong tương lai gần, Ông sẽ xuất bản cuốn “Từ Điển Luật Pháp” [Dictionary of Law] dầy trên dưới 1,500 trang. Ông hiện là sinh viên tiến sĩ và đang hành nghề luật sư tại Coustas & Co Solicitors and Attorneys thuộc tiểu bang NSW.

*

Cách đây không lâu, các tổ chức đấu tranh nhân quyền của người Việt tỵ nạn tại hải ngoại đã cố gắng vận động dư luận cũng như đã tiếp xúc với một số nhân vật có tiếng tăm và thế lực với hy vọng là họ sẽ có thể khiếu kiện nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trước “Tòa Án Tư Pháp Quốc Tế” về sự vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn hiện đang xảy ra tại Việt Nam.
Kết quả sơ khởi mà các tổ chức này đã công bố qua các phương tiện truyền thông, trên báo chí và các đài truyền thanh cũng như truyền hình của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, là họ đã được cố vấn bởi một vị cựu thẩm phán của Pháp Đình Tư Pháp Quốc Tế rằng, họ cần phải thâu thập thêm nhiều bằng chứng cụ thể khác trước khi có thể nộp đơn khiếu kiện nhà cầm quyền Việt Nam.
Vấn đề đặt ra ở đây là liệu các tổ chức này có đủ tư cách pháp nhân để đưa nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam ra trước Pháp Đình Tư Pháp Quốc Tế như họ đã tuyên bố hay không" Nếu không, thì bằng phương thức nào chúng ta có thể đưa nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra trước một Tòa Án Quốc Tế hầu ngăn chận được sự vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo đã và đang xảy ra tại Việt Nam.
Trước khi đi sâu vào vấn đề, thiết tưởng chúng ta cần phải đề cập sơ qua về cấu trúc cũng như thẩm quyền tư pháp của “Pháp Đình Tư Pháp Quốc Tế” (the International Court of Justice).

I. Cấu trúc và thẩm quyền của Tòa Án Tư Pháp Quốc Tế (The structure and jurisdiction of the International Court of Justice)

“Pháp Đình Tư Pháp Quốc Tế” (the International Court of Justice) là một trong 6 cơ quan chính yếu của Liên Hiệp Quốc, được thành lập vào năm 1945 để xét xử tranh chấp giữa các quốc gia và đệ trình ý kiến cố vấn cho các cơ quan của “Liên Hiệp Quốc” (the United Nations). Tòa gồm 15 vị thẩm phán được tuyển chọn bởi “Đại Hội Đồng” (the General Assembly) và “Hội Đồng Bảo An” (the Security Council) để làm việc cho nhiệm kỳ 9 năm, không bao giờ có hai vị thẩm phán trong cùng một quốc gia được bổ nhiệm để phục vụ cùng một lúc. Tòa có thẩm quyền tư pháp để thụ lý các tranh chấp được gởi đến bởi các quốc gia thành viên. Tòa còn có nhiệm vụ giải thích các hiệp ước và các vấn đề thuộc luật pháp quốc tế. Tòa đặt trụ sở tại Hague.

II. Ai có quyền đưa vụ kiện ra tòa" (Who can bring a case at the Court"):

Theo điều 34 thì chỉ có 189 “quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc” (the member states of the United Nations) và một quốc gia không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc nhưng đã trở thành thành viên của quy chế Tòa Án Quốc Tế, đó là “Thụy Sĩ” (Switzerland) là được quyền đưa nội vụ, yêu cầu được tòa xét xử. Các quốc gia khác không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc cũng có thể đưa vụ tranh tụng ra trước tòa để được xét xử nếu hội đủ một số điều kiện.
“Các tổ chức quốc tế” (international organizations), “các cá nhân cũng như các đoàn thể khác” (private persons and other collectivities) không có quyền đưa nội vụ ra để yêu cầu được tòa xét xử.
Đặc biệt là tòa chỉ có thể thụ lý các tranh chấp khi các quốc gia tranh tụng thừa nhận thẩm quyền tư pháp của tòa. Vì thế, Tòa không thể thụ lý để giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc nếu các quốc gia này không thừa nhận thẩm quyền tư pháp của tòa để thụ lý các tranh chấp của họ.
Sự bất lực của tòa đã xảy ra vào năm 1980 trong vụ United States kiện Tehran. Trong vụ đó, trên 50 nhân viên ngoại giao và sứ quán của Hoa kỳ đã bị bắt giữ 444 ngày khi cuọâc cách mạng tại Iran bùng nổ vào ngày 4 tháng 11 năm 1979.
Hoa Kỳ đã đưa nội vụ ra trước Tòa Án Quốc tế và cáo buộc Iran đã vi phạm 2 thỏa ước đã được ký kết trước đây tại Vienna. Tòa đã yêu cầu Iran thả các con tin người Mỹ và trả lại Tòa Đại Sứ và các lãnh sự quán cho Hoa Kỳ, nhưng Iran đã bất tuân quyết định của tòa và không chịu thả “các con tin người Mỹ” (American hostages) vì cho rằng đây là những tranh chấp có tính cách chính trị.
Trong vụ Nicaragua kiện United States (1986) ICJ Rep 14. Vào năm 1984, chính quyền Nicaragua khiếu kiện Hoa kỳ trước Tòa Án Quốc tế vì cho rằng Hoa kỳ đã có “những hoạt động quân sự và bán quân sự bất hợp pháp chống lại chính quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ của Nicaragua” (unlawful military and paramilitary activities against Nicaraguan government and its territorial integrity), bao gồm việc thả và gài mìn tại các hải cảng của Nicaragua, cùng việc trợ giúp cho du kích quân và kháng chiến quân Contras được thục hiện bởi CIA.
Mặc dầu Tòa Án Tư Pháp Quốc tế đã hỗ trợ cho việc khiếu nại này của Nicaragua, tuy nhiên Hoa Kỳ đã cho rằng Tòa Án Quốc Tế không có thẩm quyền tư pháp để thụ lý sự khiếu nại này vì thế đã không tham dự phiên xử, đồng thời từ chối không chịu chấp nhận thẩm quyền tư pháp của Tòa và tuyên bố là sẽ không tuân theo quyết định của Tòa.
Việc Hoa Kỳ từ chối không chịu chấp nhận thẩm quyền tư pháp của Tòa án Quốc Tế liên hệ đến vụ kiện này đã bị nhiều quốc gia khác trên thế giới chỉ trích. Tuy nhiên, vụ khiếu kiện của Nicaragua chỉ kéo dài cho đến năm 1990 thì chấm dứt khi chính quyền Sandinistas bị thất cử.
Dựa vào “Quy Chế của Tòa Aùn Tư Pháp Quốc Tế” (the Statute of the International Court of Justice) cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn chúng ta có thể thấy được rằng việc đưa nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra trước Pháp Đình Tư Pháp Quốc Tế là một điều không tưởng, hoàn toàn xa rời thực tế vì theo điều 34 thì các tổ chức này không có tư cách pháp nhân để khiếu kiện chính quyền Việt Nam trước Tòa Án Quốc Tế.
Trong trường hợp các tổ chức này được thừa nhận tư cách pháp nhân để nọâp đơn khiếu kiện thì viêïc này cũng sẽ không thể giải quyết được vấn đề, nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt nam từ chối không thừa nhận thẩm quyền tư pháp của Pháp Đình Tư Pháp Quốc Tế như đã xảy ra trong vụ Nicaragua kiện United States vào năm 1984 như đã trình bày ở trên.


Nói như thế không có nghĩa là chúng ta phủ nhận sự cố gắng của các tổ chức này trong việc gây sự chú ý của dư luận đối với sự vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo của nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức này chỉ mới gây được tiếng vang trong dư luận của cộng đồng người Việt tại hải ngoại; và tiếng vang nếu chỉ xảy ra trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại thì chính nó sẽ không thể giải quyết được vấn đề mà các tổ chức này đang theo đuổi.
Để có thể tạo được áp lực cũng như gây được tiếng vang quốc tế thì các tổ chức này phải đưa cho bằng được vụ kiện này ra trước một Tòa Án Quốc Tế. Vì thế, vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để đưa chính quyền cộng sản ra trước Tòa Án Quốc Tế.

III. Liệu ta có thể đưa chính quyền CSVN ra trước Tòa Án Quốc Tế hay không" (Whether we can bring the Vietnamese Communist Government before the International Tribunal")

Như quý vị đã biết, sau ngày cộng sản tấn chiếm miền Nam, 30 tháng 4 năm 1975, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam mở chiến dịch “đánh tư sản mại bản” (the attack on bourgeois trade) để cưỡng buộc gần 2 triệu người Việt gốc Hoa (250,000 sinh sống tại miền Bắc) giao nộp tài sản hoặc để lại tài sản, nhà cửa của họ tại thành phố và phải đi định cư tại “các vùng kinh tế mới” (New Economic Zones) hoặc bị áp lực phải hồi hương. Đăïc biệt là sau vụ đụng độ tại biên giới Việt-Hoa lần đầu tiên xảy ra vào năm 1977.
Lượng người vượt biên trung bình, theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, trong 3 năm đầu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 là 35,000 người mỗi năm. Số người vượt biển bắt đầu tăng gấp bội trong 6 tháng đầu của năm 1979. Vào giữa năm 1979, số người vượt biển hàng tháng lên đến 57,000 người. Trong số những người vượt biển từ tháng 4, 1978 đến mùa hè năm 1979 phải tính đến 250,000 người Hoa.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, thì khoảng chừng 40 đến 70% số người vượt biển phải bỏ xác trên biển đông, tính ra hơn 500,000 người đã bị chết trên đường vượt biển.
Với số lượng hơn 500,000 người vượt biển phải bỏ thây trên biển đông vì sự hà khắc và tàn ác của chế độ, chúng ta phải tính đến hơn 100,000 người Hoa đã bỏ xác trên biển đông. Sự kiện này có thể cáo buộc rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt nam, VÀO THỜI ĐIỂM ĐÓ, đã “vi phạm tội diệt chủng đối với người Hoa và người Kinh” (committing genocide against the Hoa and the Kinh); vì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã gián tiếp “xử dụng biển khơi như là lò hơi ngạt” (using the ocean as a gas chamber) để sát hại đồng bào.
Dựa vào sự kiện này chúng ta có thể vận động dư luận quốc tế để đưa các cá nhân vật trong guồng máy lãnh đạo thuộc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra trước “Tòa Án Hình Sự Quốc Tế” (the International Criminal Cour).
Danh sách bị cáo sẽ bao gồm các cá nhân đã từng giữ các chức vụ then chốt trong guồng máy lãnh đạo của chính quyền hiện vẫn còn sống sót.
Vậy ai là người có thể đứng đơn khiếu kiện lên “Tòa Aùn Hình Sự Quốc Tế” về tội diệt chủng này" Chắc chắn rằng không phải là những người tỵ nạn Việt Nam sống cuộc đời vất vưởng, vô tổ quốc như chúng ta ; vì theo quy chế của tòa thì tất cả các vụ kiện sẽ được chuyển giao cho tòa bởi “Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc” (the Security Council of the United Nations). Bất cứ quốc gia thành viên nào của Liên Hiệp Quốc cũng có thể đứng đơn để khiếu kiện một vài cá nhân thuộc chính quyền của một quốc gia khác vi phạm “tội diệt chủng” (genocide).
“Tội diệt chủng”được định nghĩa theo “Pháp Đình Quốc Tế về việc Truy Tố các Cá Nhân Chịu Trách Nhiệm đối với sự Vi Phạm Nghiêm Trọng Luật Lệ Nhân Quyền Quốc Tế” (International Tribunal for the Prosecution of Persons Responsible for Serious Violations of International Humannitarian Law) là bất cứ một hành động nào có ý định tiêu diệt hoặc bưcù hại toàn bộ hoặc một phần của một dân tộc, chủng tộc, hoặc một đoàn thể tôn giáo bằng cách: (a) “sát hại các thành viên của nhóm chủng tộc, sắc tộc, dân tộc hoặc đoàn thể tôn giáo” (killing members of a racial, ethnical, national or religious group”; (b) “gây sự thiệt hại về thể chất và tinh thần nghiêm trọng cho các thành viên của dân tộc hoặc tôn giáo đó” (causing serious bodily or mental harm to members of the group); (c) “cố ý áp đặt các điều kiện sinh hoạt đối với các đoàn thể với sự tính toán là làm cho các đoàn thể đó sẽ bị tiêu diệt toàn bộ hoặc từng phần” (deliberately inflicting on the group conditions of life calculated to bring about its destruction in whole or in part).
Định nghĩa vừa nêu đủ rộng rãi cho các đoàn thể đấu tranh chính trị của người Việt tại hải ngoại vận động với chính quyền sở tại hầu truy tố các cá nhân nắm giữ vai trò lãnh đạo trong guồng máy cai trị tại Việt Nam đã và đang thiết định các chính sách nhằm bức hại các quyền làm người cơ bản và sự tự do tôn giáo ra trước Tòa Án Hình Sự Quốc tế.
Việc bức hại đối với các tu sĩ Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, các tín đồ Cao Đài, Hòa Hảo, và gần đây nhất là sự đàn áp và bức hại đối với các mục sư và các tín đồ theo Đạo Tin Lành tại Việt Nam là những bằng chứng cụ thể và hùng hồn mà không một ai có thể chối cãi được.
Vì thế, các tổ chức đấu tranh cần phải vận động dư luận của các quốc gia mà trong đó có cộng đồng người Việt tỵ nạn đang định cư, để các chính khách này thúc giục chính quyền sở tại hỗ trợ cho việc làm của chúng ta.
Việc vận động dư luận quốc tế để truy tố các cá nhân chịu tránh nhiệm về tội diệt chủng phải được tiến hành đồng bộ, cùng một lúc với sự yểm trợ của các quốc gia khác. Hiện hai quốc gia có tư cách pháp nhân, mà không cần phải quá vất vả trong việc đứng đơn tranh tụng đó là Trung Cộng và Đài Loan.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị hiện nay, Trung Cộng sẽ không đứng ra làm điều này; chỉ có Đài Loan là quốc gia có thể khiếu kiện nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về tội diệt chủng này trước “Tòa Án Hình Sự Quốc Tế”. Nếu chúng ta khôn khéo vận động được sự ủng hộ của chính giới tại đài loan thì việc đưa nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế về tội diệt chủng là một điều có thể thực hiện được một cách khá dễ dàng, và đây chỉ là một trong những vụ “đi quá giang [miễn phí]” (free ride) để nói lên tình trạngï vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt nam. Còn nhiều phương thức đấu tranh hữu hiệu khác mà các đoàn thể chính trị và tôn giáo của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại cần phải thực hiện mà chúng tôi không thể trình bày trong phạm vi của bài báo hạn hẹp này được.

IV. Kết luận:

Việc đưa một lãnh tụ hoặc một tập đoàn lãnh đạo ra trước “Tòa Án Hình Sự Quốc Tế” (the International Criminal Court) để cáo buộc họ về tội diệt chủng là một việc làm trong tầm tay của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc làm này thường được suy xét và cân nhắc cẩn trọng để sự ổn định chính trị và sự phát triển kinh tế trên thế giới cũng như trong khu vực luôn luôn được ổn cố, đặc biệt là quyền lợi của các cường quốc và các quốc gia liên hệ không bị thiệt hại.
Sự ký kết và việc thông qua “Thương Ước Song Phương Việt- Mỹ” (U.S. – Vietnam Bilateral Trade Agreement) là một bước tiến quan trọng trong việc tái lập bang giao giữa hai quốc gia. Vì thế, sự truy tố bất cứ một lãnh tụ chính trị nào đang nắm giữ chức vị trong guồng máy của chính quyền cộng sản Việt Nam là một việc làm mà chính phủ Hoa Kỳ rất dè dặt; vì bất cứ hành động nào của chính phủ Hoa Kỳ và các quốc gia tây phương nhằm truy tố các cá nhân hiện đang nắm giữ vai trò lãnh đạo trong guồng máy của chính quyền cộng sản Việt Nam là một việc làm nguy hiểm có thể tạo nên những phản ứng bất lợi làm tổn hại đến quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ và các quốc gia tây phương hiện đang đầu tư tại Việt Nam cũng như tại khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, việc vận động dư luận quốc tế để đưa các cá nhân lãnh đạo trong quá khứ ra trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, nếu đủ bằng chứng để buộc, là một việc cần phải làm và có thể thực hiện được.
Nếu có thể trưng dẫn được bằng chứng để truy tố một vị lãnh tụ trong quá khứ ra trước Tòa Án Hình Sự Quốc tế, thì việc làm này sẽ có lợi cho công cuộc đấu tranh hầu thiết lập một chính quyền dân chủ thực sự tại VN. Vì việc truy tố này sẽ được xử dụng như là một “công cụ dùng để răn đe” (deterrent device) các chính khách hiện đang nắm giữ các chức vụ lãnh đạo phải ngưng ngay các chính sách hà khắc mà họ đang áp đặt lên đầu dân chúng và các đoàn thể tôn giáo tại VN.
Vì thế, việc vận động các chính quyền sở tại, nơi mà cộng đồng tỵ nạn Việt Nam đang lưu ngụ, để gây áp lực và tạo hậu thuẫn cho việc truy tố các cá nhân nắm giữ vai trò lãnh đạo đã vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam ra trước Tòa Án Quốc Tế là một nghĩa vụ mà mỗi người dân Việt cần phải tiếp tay để thực hiện.

LS Lê Đình Hồ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.