TOKYO (KL) - Theo Kyodo - Một tầu do thám của Hải quân Trung quốc đã do thám tại Thái Bình Dương, ngay ngoài khơi bán đảo Boso của Nhật bản, bán đảo này nằm ngay tại đông nam của thủ đô Đông Kinh. Cuộc do thám đã xẩy ra hồi cuối tháng năm, theo như tờ báo Sankei Shimbun đã loan tin ngày thứ bẩy.
Tầu phá băng Trung quốc, nặng 4,420 tấn, này đã thâu thập tin tức tình báo ngoài khơi đặc khu kinh tế Nhật cách bán đảo quận Chiba 200 hải lý, theo nhật báo tường trình dã trích dẫn lời của giới chức Hải Lực Tự Phòng (Maritime Self Defense Force).
Ngay cả các hoạt động của các các tầu ngoại quốc đều được cho phép hoạt động tại vùng biển này, vấn đề mà chính quyền Nhật quan tâm tại nơi này là sự khảo cứu về hải học của Trung quốc đã không cho biết trước, đó là hành động vi phạm công ước LHQ theo như hải luật cho giữ sự vẹn toàn lãnh thổ Nhật bản.
Các giới chức của Hải Lực Tự Phòng cho biết, chiếc tầu này của Trung quốc đã mở hoạt động tình báo bẩy ngày kể từ 14 tháng năm, do thám xung quanh đảo thần Tsuhima thuộc quận Nagasaki, nằm giữa bán đảo Cao ly và vùng tây nam của đảo Lưu Cầu Kiều, một chánh đảo của Nhật.
Chiếc tầu Trung quốc đã đi về hướng bắc nằm trong vùng biển của Nhật, băng qua eo biển Tsugaru nằm giữa chánh đảo lớn nhất Honshu và vùng phía bắc của chánh đảo Hokkaido ba lần kể từ ngày 23 tới ngày 26 tháng năm, theo như chức quyền Nhật cho biết.
Sau đó chiếc tầu này đã hướng nũi đi về phía nam của Thái Bình Dương, lái vòng vòng tại đặc khu kinh tế, nằm phía đông của bán đảo Boso trong ngày 30 tháng năm, theo như báo cáo của Hải Lực Tự Phòng Nhật đã cho biết.
Sau đó di chuyển sang vùng biển đông bắc của đảo Oshima, đảo lớn nhất trong quần đảo Amani ngoài khơi quận Kagoshima, chạy qua vùng biển phía nam của chánh đảo Shikoku và đã neo ngay tại vùng cách đảo Oshima 300km trong hướng giữa tây và tây bắc lúc 9:00 am, theo như báo cáo đã cho biết.
Tầu này đã trở về lãnh hải Hoa Lục ngày thứ sáu, hoàn thành chuyến tham quan đầu tiên bao quanh Nhật, theo giới chức Nhật đã cho biết.
Trong cuộc hành trình này, chiếc tầu đã giương lên chiếc ăng-ten quay để thu những làn sóng vô tuyến liên lạc. Tầu còn được trang bị những thiết bị như có thể dùng vào mục đích thu thập các dữ kiện hàng hải như hoạt động của thủy triều và nhiệt độ nước biển, theo như báo Nhật đã đăng tin.
Các dữ kiện này sẽ được dùng cho các tàu ngầm TQ. Chiếc tầu này còn thu thập các tín hiệu phát sóng của máy radar đang được Không Lực Tự Phòng (Air Self Defense Force) cho hoạt động theo rõi tầu này qua ăng-ten gắn trên tầu, theo như tờ báo cho biết.
Vài căn cứ Không Lực Tự Phòng đã dùng radar có vị trí cố định gần bán đảo Boso và trong các công sự Hải Lực Tự Phòng gần eo biển Tsugaru.
Thua trận, Nhật bổn đã hàng vô điều kiện, nên Nhật bổn không được phép thành lập lực lượng quân sự riêng. Sau này vì tình thế thay đổi, Nhật bản chỉ được thành lập lực lượng tự vệ và được gọi là Lực luợng Tự Phòng như Hải Lực và Không Lực Tự Phòng đủ để tự vệ, chứ không được tấn công
Trang nhất của tuần báo đặc biệt của Bộ đội Nhân dân Giải phóng Trung quốc, có bài bình luận lấy bút hiệu đã chỉ trích Nhật sẽ tham dự cuộc tập trận vào mùa thu năm nay gần Singapore. Hồi đầu tháng tư Nhật bản đã nhận lời mời của Hoa kỳ để cho Hải Lực Tự Phòng Nhật bản dự phần trong cuộc đa quốc thao diễn.
Bài bình luận lòng thòng này nhấn mạnh tới sự quân sự hoá nước Nhật dưới danh xưng Hải Lực Tự Phòng. Trong bài đã đưa ra nhiều thí dụ cụ thể để vạch trần, như từ các hoạt động của phe cực hữu Nhật bản cho tới sự hợp tác của Nhật với Hoa kỳ trong việc dàn dựng hệ thống phòng thủ quân khu bằng hỏa tiễn (TMD).
Hoạt động của Hải quân TQ đã tạo ra tình thế báo động, Tổng bí thư Hiromu Nonaka của đảng Dân chủ Tự do đã yêu cầu Bắc Kinh ngày thứ sáu phải giải thích rõ về các tầu Trung quốc đã xâm nhập hải phận mà không báo trước, hành động thiếu tính cách thân thiện đối với hai quốc gia.
Gặp mặt với Zhao Qizheng, giám đốc Quảng vụ Hải ngoại của Trung ương đảng Cộng sản trung quốc, ông Nonaka đã tuyên bố Trung quốc phải phúc đáp về việc không thông báo các tầu của Trung quốc đã vào hải phận Nhật bản để lấy tin tức hàng hải cho Trung quốc.