Bạn,
Đoàn tiếp viên của hãng hàng không VN hiện có 883 người và đa số là nữ. Hàng năm, HKVN đều thi tuyển tiếp viên để bổ sungï. Sau mỗi khóa học, nhiều nữ tiếp viên đã bỏ nghề sau vài chuyến bay đầu tiên vì không chịu nổi gian nan phi trình.. Báo Lao Động ghi lời một số tiếp viên như sau.
"Nghề chúng em nhìn qua thì mơ ước nhưng vào mới thấy không an nhàn, dễ dàng chút nào,” tiếp viên Minh Hải 2 (2 là số hiệu tiếp viên) bày tỏ: Khoá 12 của chúng em có 800 người dự thi chỉ đậu dưới 40 người. Có bạn học xong rồi nhưng bay thử vài chuyến đầu cũng đành bỏ nghề vì không chịu nổi sự đổi môi trường, đau đầu liên tục". Tiếp viên Hà Mai Hương (34) nói: Khoá 22 của cô chọn còn ác liệt hơn, 17 người đậu trên 1,500 người dự thi. Tiếp viên Dương nói: "Tiếp viên hàng không đã có người trở thành hoa hậu nhưng hoa hậu đi thi tiếp viên hàng không chưa chắc đã đậu".
Theo chị Lê Hoàng Hoa, từ năm 1997, khi thực hiện chương trình chuẩn hoá tiếp viên hàng không (TVHK), tiêu chuẩn lựa chọn ngày càng cao. TVHK phải qua vòng 1 tuyển về ngoại hình với đòi hỏi khắt khe về hình thể, khuôn mặt, nhất là nụ cười. Răng thì không được sâu, dù chỉ một cái. Sức khoẻ phải hoàn toàn tốt. Vòng 2 tuyển khả năng ứng xử và hiểu biết xã hội. Vòng 3 về ngoại ngữ, phải đạt từ 500 điểm trong bảng tiêu chuẩn TOEFL của Mỹ (ngang tiêu chuẩn của TVHK Thái Lan). Đây thường là "cửa tử" vì Anh ngữ vốn là điểm yếu đa số thí sinh... Vòng 4 xét khả năng thích ứng công việc, thí sinh "rụng như sung". TVT Dương nói vui: "Bọn em phải ngồi trên ghế quay ly tâm, sau đó dừng ngay và đứng lên đi lại. Bạn nào tiền đình không vững liền loạng choạng ngay". Vòng cuối cùng là kiểm tra lý lịch bản thân và gia đình. Phóng viên nghe ù cả tai. Thảo nào chị Hoa nói tỉ lệ TVHK trúng cao nhất là 4%. Quả thật tố chất của mỗi TVHK dày đặc trên mỗi kilôgam cơ thể họ. Đó mới chỉ là "vũ môn" đầu tiên của các TVHK. Bước chân vào nghề, cùng với những cái được, họ mất không ít. Một tuần 20 giờ bay, thời gian xa nhà là chính nên Hải xót xa: "Em phải cai sữa cho con từ 6 tháng tuổi. Cháu còn bé cũng đành phó mặc cho chồng.” Dương chợt xa xăm: "Có lẽ một trong những nguyên nhân khiến "người ấy" ra đi là vì chuyện nghề nghiệp của em...". Với TVHK nghề nghiệp dường như là một thách thức với hạnh phúc gia đình.
Bạn,
Báo LĐ viết tiếp: Điều kiện làm việc tưởng là mơ ước của mọi người, thực ra rất khắc nghiệt với họ. TVT Hải kể: "Những chặng bay dài từ Hà Nội sang Mátxcơva chẳng hạn, chúng em phải bay 24 giờ liên tục, 12 tiếng làm TVHK, còn 12 tiếng với tư cách làm hành khách. 24 tiếng ở trong không gian thiếu ôxy và hơi nước, mũi họng đau rát, da mặt trắng nhợt. Hành khách được nghỉ ngơi nhưng chúng em phải như con thoi. Mệt, bực dọc đến mấy cũng phải cười... Cả một máy bay hàng trăm khách mà chỉ có năm, ba tiếp viên phục vụ. Nhất là khi sắp cất cánh, bọn em phải làm việc với cường độ tối đa và không được phép có bất cứ một sai sót nào, phải kiểm tra đủ vài trăm khách thắt dây an toàn, phải quan sát hành lý của khách đã đúng vị trí chưa chỉ trong vài phút. Nếu không lỡ lượt cất cánh sẽ phải chờ hàng nửa tiếng đồng hồ thiệt hại lớn cho hãng và hành khách. Dương nói: "Chúng em hầu như không có được quy luật sinh hoạt như những người bình thường. Ăn ngủ theo lịch bay. Trong một ngày chúng em có thể gặp thời tiết 4 mùa. Vì thế phải rèn luyện để thích ứng mọi tình huống. Cơ thể chẳng khác chiếc máy.”
Đoàn tiếp viên của hãng hàng không VN hiện có 883 người và đa số là nữ. Hàng năm, HKVN đều thi tuyển tiếp viên để bổ sungï. Sau mỗi khóa học, nhiều nữ tiếp viên đã bỏ nghề sau vài chuyến bay đầu tiên vì không chịu nổi gian nan phi trình.. Báo Lao Động ghi lời một số tiếp viên như sau.
"Nghề chúng em nhìn qua thì mơ ước nhưng vào mới thấy không an nhàn, dễ dàng chút nào,” tiếp viên Minh Hải 2 (2 là số hiệu tiếp viên) bày tỏ: Khoá 12 của chúng em có 800 người dự thi chỉ đậu dưới 40 người. Có bạn học xong rồi nhưng bay thử vài chuyến đầu cũng đành bỏ nghề vì không chịu nổi sự đổi môi trường, đau đầu liên tục". Tiếp viên Hà Mai Hương (34) nói: Khoá 22 của cô chọn còn ác liệt hơn, 17 người đậu trên 1,500 người dự thi. Tiếp viên Dương nói: "Tiếp viên hàng không đã có người trở thành hoa hậu nhưng hoa hậu đi thi tiếp viên hàng không chưa chắc đã đậu".
Theo chị Lê Hoàng Hoa, từ năm 1997, khi thực hiện chương trình chuẩn hoá tiếp viên hàng không (TVHK), tiêu chuẩn lựa chọn ngày càng cao. TVHK phải qua vòng 1 tuyển về ngoại hình với đòi hỏi khắt khe về hình thể, khuôn mặt, nhất là nụ cười. Răng thì không được sâu, dù chỉ một cái. Sức khoẻ phải hoàn toàn tốt. Vòng 2 tuyển khả năng ứng xử và hiểu biết xã hội. Vòng 3 về ngoại ngữ, phải đạt từ 500 điểm trong bảng tiêu chuẩn TOEFL của Mỹ (ngang tiêu chuẩn của TVHK Thái Lan). Đây thường là "cửa tử" vì Anh ngữ vốn là điểm yếu đa số thí sinh... Vòng 4 xét khả năng thích ứng công việc, thí sinh "rụng như sung". TVT Dương nói vui: "Bọn em phải ngồi trên ghế quay ly tâm, sau đó dừng ngay và đứng lên đi lại. Bạn nào tiền đình không vững liền loạng choạng ngay". Vòng cuối cùng là kiểm tra lý lịch bản thân và gia đình. Phóng viên nghe ù cả tai. Thảo nào chị Hoa nói tỉ lệ TVHK trúng cao nhất là 4%. Quả thật tố chất của mỗi TVHK dày đặc trên mỗi kilôgam cơ thể họ. Đó mới chỉ là "vũ môn" đầu tiên của các TVHK. Bước chân vào nghề, cùng với những cái được, họ mất không ít. Một tuần 20 giờ bay, thời gian xa nhà là chính nên Hải xót xa: "Em phải cai sữa cho con từ 6 tháng tuổi. Cháu còn bé cũng đành phó mặc cho chồng.” Dương chợt xa xăm: "Có lẽ một trong những nguyên nhân khiến "người ấy" ra đi là vì chuyện nghề nghiệp của em...". Với TVHK nghề nghiệp dường như là một thách thức với hạnh phúc gia đình.
Bạn,
Báo LĐ viết tiếp: Điều kiện làm việc tưởng là mơ ước của mọi người, thực ra rất khắc nghiệt với họ. TVT Hải kể: "Những chặng bay dài từ Hà Nội sang Mátxcơva chẳng hạn, chúng em phải bay 24 giờ liên tục, 12 tiếng làm TVHK, còn 12 tiếng với tư cách làm hành khách. 24 tiếng ở trong không gian thiếu ôxy và hơi nước, mũi họng đau rát, da mặt trắng nhợt. Hành khách được nghỉ ngơi nhưng chúng em phải như con thoi. Mệt, bực dọc đến mấy cũng phải cười... Cả một máy bay hàng trăm khách mà chỉ có năm, ba tiếp viên phục vụ. Nhất là khi sắp cất cánh, bọn em phải làm việc với cường độ tối đa và không được phép có bất cứ một sai sót nào, phải kiểm tra đủ vài trăm khách thắt dây an toàn, phải quan sát hành lý của khách đã đúng vị trí chưa chỉ trong vài phút. Nếu không lỡ lượt cất cánh sẽ phải chờ hàng nửa tiếng đồng hồ thiệt hại lớn cho hãng và hành khách. Dương nói: "Chúng em hầu như không có được quy luật sinh hoạt như những người bình thường. Ăn ngủ theo lịch bay. Trong một ngày chúng em có thể gặp thời tiết 4 mùa. Vì thế phải rèn luyện để thích ứng mọi tình huống. Cơ thể chẳng khác chiếc máy.”
Gửi ý kiến của bạn