Hôm nay,  

Giờ Cuối Của Trận Hải Chiến Trên Đảo Hoàng Sa 19.1.1974

30/03/200200:00:00(Xem: 4375)
* Tổng lược về trận hải chiến Hoàng Sa

Trong số trước, VB đã lược trình trận hải chiến giữa Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ16) với các chiến hạm Trung Cộng trên vùng biển Hoàng Sa vào sáng ngày 19 tháng 10/1974. Như đã trình bày, trận hải chiến đã xảy ra vào 10 giờ 25 phút, về lực lượng Hải quân VNCH ngoài HQ16 còn có Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ5, Khu trục hạm Khánh Dư (HQ4), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ10). lực lượng Trung cộng có 6 chiến hạm, 2 tàu chiến ngụy trang tàu đánh cá và một số tàu đổ bộ. Các tàu của Trung Cộng đều có hỏa lực mạnh, với các ụ súng hỏa tiễn và đại bác 100 ly đến 130 ly. Trong trận hải chiến, sau khi bắn cháy một chiến hạm của Trung Cộng, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt đã bị trúng một trái đạn đại bác ở lườn bên tả. Tàu bị nghiêng với tốc độ khủng khiếp, để cứu nguy, hạm trưởng quyết định cho tàu ủi mũi vào bờ đảo Hoàng Sa để tử chiến. Đúng 11 giờ 27 phút, qua màn ảnh radar không thám, trung tâm Chiến Báo phát giác và báo cáo một phi đội phản lực cơ của Trung Cộng tiến về đảo Hoàng Sa. Trước tình hình mới, các chiến hạm của Hải quân đã chuyển đội hình từ yểm trợ cho nhau sang đội hình phòng không (Trong các bài viết về trận hải chiến Hoàng Sa dựa theo lời kể của các nhân chứng, không có chi tiết về trận không.hải chiến này. Một số nhân chứng cho biết có phản lực cơ của Trung Cộng nhập trận bay trên không phận của quần đảo để yểm trợ cho Hải quân Trung Cộng).

* Giờ cuối của trận hải chiến

Tổng kết sau 62 phút giao tranh, các chiến hạm VNCH đã bắn hạ 4 chiến hạm Trung Cộng, riêng chỉ trong 5 phút đầu, chiếc tàu mang số 396 đã trúng đạn của HQ 10, tiếp đến tàu Trung Cộng mang số 271 bị trúng thương mất tay lái, lủi vào bãi san hô rồi tự hủy. Chiếc thứ ba bị hạ mang số 274 bị trúng đạn phát hỏa dữ dội, rồi sau đó chiến hạm thứ tư của Trung Cộng cũng bị hải pháo Hải quân VNCH bắn cháy. Bị thất bại nặng, đoàn chiến hạm Trung Cộng đã điều động thêm hai chiến hạm mang số 281 và 282 tăng cường để tập trung hỏa lực tấn công HQ10. Chiến hạm HQ10 bị trúng đạn ở phòng máy chánh, tàu bị nghiêng sang mạn phải, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà bị thương, Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng, một số chiến binh thủy thủ đoàn hy sinh. Dù ở trong tình trạng nguy kịch, nhưng Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và thủy thủ đoàn HQ 10 vẫn quết chiến với đối phương. Vừa tự cứu chiến hạm vừa tập trung hỏa lực chống trả hai chiến hạm Trung Cộng. Thêm một trái phá từ chiến hạm Trung Cộng bắn trúng đài chỉ huy, hạm trưởng bị thương, chiến hạm bị chết máy, nghiêng tới mức rất nguy hiểm.

Hạm trưởng Ngụy Văn Thà ra lệnh cho Hạm phó Nguyễn Thành Trí chỉ huy thủy thủ đoàn đào thoát, còn hạm trưởng thì nhất quyết ở lại tàu, ông ra lệnh cho thủy thủ đoàn và các sĩ quan rời tàu, hạm phó Nguyễn Thành Trí xin ở lại nhưng không được chấp thuận. Sau khi hạm phó di chuyển xuống bè, một số thủy thủ lên tàu xin chuyển hạm trưởng xuống theo, nhưng Hạm trưởng Ngụy Văn Thà đã vẫy tay từ biệt mọi người. Bên cạnh hạm trưởng, Hạ sĩ Đinh Hoàng Mai thều thào xin được noi gương hạm trưởng sống chết theo chiến hạm. Và trong vùng lửa đạn mịt mùng, thủy thủ đoàn tách bè khỏi chiến hạm, tất cả đều rưng rưng nước mắt. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà để tuẩn tiết để được chìm theo tàu. Hạm phó Nguyễn Thành Trí dù bị thương nặng vẫn đem hết sức lực điều động anh em, 4 chiếc bè đã được cột chung làm một để chống chỏi với biển cả hải hùng và quân Trung Cộng còn lảng vảng đây đó. Cuối cùng, dưới cái nắng thiêu đốt ban ngày, vết thương đau xé ruột tiếp tục chảy máu, Hạm phó Nguyễn Thành Trí đã vĩnh viễn ra đi, hơn 20 chiến sĩ đồng đội đã vĩnh viễn ra đi, đồng đội làm lễ thủy táng người hạm phó anh hùng giữa đại dương bao la theo truyền thống của quân chủng Hải quân. Về Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ16), theo tài liệu của ông Trần Thế Đức ghi lại thuật sự của các nhân chứng, thì sau khi trận hải chiến kết thúc, tàu HQ16 đã được chiến hạm HQ11 dìu về Đà Nẵng.

* Sự kiện sau giờ G

Trở lại với tình hình trên đảo, như VB đã lược trình, sau trận chiến trên biển, ngày 19.1.1974, tàu Trung Cộng đã tập trung hỏa lực bắn vào đảo Hoàng Sa. Trung đội Địa phương quân và toán đặc nhiệm của Quân đoàn 1 phân tán ra rừng và các đống phân nằm bố trí. Từ tàu nhỏ, quân Trung Cộng đổ bộ lên đảo rất đông như kiến, nhưng chưa dám tiến sâu, tất cả nằm ở bãi cát và 30 phút sau mới tiến vào trong đảo. Trung đội Địa phương quân bắn tới hết đạn thì Cộng quân mới chiếm đảo. Thể theo yêu của nhiều bạn đọc, VB xin tổng lược lại các sự kiện xảy ra sau khi quân Trung Cộng chiếm đảo: Mọi người trên đảo bị quân Trung Cộng bắt tập trung lại để lấy cung và chụp hình từng người, tất cả có 42 người bị địch bắt, gồm 31 quân nhân trung đội Địa phương quân phòng thủ đảo, 4 nhân viên khí tượng, 7 người thuộc Toán của Quân đoàn 1 do HQ 16 thả lên đảo. Toán này có 1 thiếu tá, 4 đại úy thuộc quân chủng Hải quân, 1 trung úy Công binh kiến tạo, 1 trung úy Công binh chiến đấu, hai binh sĩ VNCH và một người Mỹ thuộc Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn biệt phái làm liên lạc viên cạnh bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải. Khi hỏi cung, toán lính Trung Cộng nói tiếng Việt rất rành rẽ. Đến tối, 42 người bị lính Trung Cộng đưa vào trong nhà chứa phân và canh phòng nghiêm ngặt.

Quá nửa đêm, tất cả bị lính Trung Cộng đánh thức dậy, bắt xếp hàng đi ra biển, xuống ghe nhỏ ra tàu lớn. Lính Trung Cộng nói với anh em rằng sẽ được đưa đến nơi an toàn hơn. Anh em đoán rằng địch sẽ đưa mình vào đắt Trung Cộng. Tàu chạy được một quãng, quân Trung Cộng lại chuyển tất cả sang tàu lớn hơn. Riêng các sĩ quan VNCH và 1 người Mỹ bị đưa sang tàu khác. Lúc nào trên tàu cũng có những lính Trung Cộng rành tiếng Việt nhòm ngó, ra lệnh. Tàu tới Hải Nam, quân Trung Cộng chuẩn bị một đoàn phóng viên bu lấy anh em khi anh em bước lên bờ. Rồi sau đó, anh em lại bị chuyển đi nơi khác cũng bằng tàu. Hỏi thăm thì lính Trung Cộng bảo đây là Quảng Châu. Anh em lên bờ vào lúc 8 giờ tối đầu năm Giáp Dần. Mọi người bị quân Trung Cộng bắt trên đảo Hoàng Sa và các đảo khác bị giam chung ở một nơi gọi là "Trại thu dung tù binh, Bộ đội Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông".

Suốt trong một tuần, cán bộ Trung Cộng thường xuyên nói rằng "chúng tôi không xâm lăng", rồi hỏi anh em: Ai có thắc mắc thì cứ việc phát biểu ý kiến. Vài anh em đã dám đứng lên hỏi: "Đất nước của chúng tôi, chúng tôi đang trấn giữ, các ông đánh chiếm mà bảo rằng không xâm lăng." Cán bộ Trung Cộng trả lời: "Hoàng Sa là đất của chúng tôi. Từ lâu chúng tôi biết phía Nam đảo Hải.Nàm có một quần đảo. Người chúng tôi đã tới đó vào khoảng năm 1,200.: Như cố biện hộ cho hành động xâm lăng, cán bộ Trung Cộng đưa ra nào sách, nào vở, nào bản đồ ra, nhưng anh em mù tịt vì không biết chẳng biết thứ chữ ngoằn ngoèo đó. Một số anh em, nhất là những anh Hải quân, những người có học vấn khá đã cải lại: "Nếu các anh bảo rằng các anh biết đảo Hoàng Sa từ lâu, thì cả đất Chợ Lớn, cả miền Đông Nam Á, hiện nay là của các anh cả hay sao "" Có người lại hỏi vặn cán bộ Trung Cộng: "Các anh bảo các anh không phải là đế quốc xâm lăng, thế thì ở Tây Tạng, Ấn Độ các anh đã làm gì "" khi bị hỏi ngược lại, cán bộ và lính Trung Cộng thường nổi quạu, la lớn: "Các anh khiêu khích chúng tôi." Khi thảo luận thì hai bên đều phải được trao đổi ý kiến. Đàng này, vị thế của hai bên hoàn toàn chênh lệch: một đằng bắt đằng kia nghe và chấp nhận tư tưởng của mình, thì đâu còn thảo luận được nữa. Biết đối phương bắt mình nghe, chứ không muốn mình phát biểu ý kiến trung thực, nên anh em đành ậm ừ cho qua chuyện. Hơn nữa người nào trình bày ý kiến trái ngược đều bị gán cho là khiêu khích, cần phải "đả thông tư tưởng", bị gọi vào gặp cấp cao là "thủ trưởng" hay là "tư lệnh Quân đội Quảng Đông" gì đó. Dần dần, anh em chẳng muốn cãi nhiều nữa, vì cứ cãi là bị ngồi lâu hơn.

Quân Trung Cộng chia anh em thành từng tổ 10 người, dưới sự kiểm soát của hai cán bộ thông thạo tiếng Việt, thường xuyên có mặt bên cạnh. Hàng ngày anh em cứ bị tuyên truyền bằng các buổi học tập và bằng xi nê chán ngấy. Có bấy nhiêu đề tài mà cứ chiếu hoài. Truyện phim cũng chỉ có bấy nhiêu khuôn mẫu. Phim cũng có tình tiết nhưng bao giờ cũng lồng vào khung cảnh tuyên truyền. Quá ngấy với ba thứ đó, anh em bèn nói khích để cán bộ Trung Cộng cho ra ngoài trại, để bớt tù túng. Cán bộ Trung Cộng vẫn thường đề cao là Hoa Lục tiến bộ kinh tế. Anh em bèn đưa đối phương vào tròng: "Các anh nói nhiều nhưng chúng tôi có thấy gì đâu. Chúng tôi đâu có thấy các anh tiến bộ." Phần vì bị mắc lừa, phần vì muốn tuyên truyền cho những khu trang trí, xếp đặt sẵn, cán bộ Trung Cộng cho anh em ra khỏi trại, đi thăm viếng vài nơi. Thật sự, anh em chỉ muốn ra khỏi trại cho khỏi tù túng mà thôi. Những màn gài bẫy khác của anh em vẫn diễn ra, mà cán bộ Trung Cộng tự dẫn vào tròng. Lo lắng vì không biết bị Trung Cộng đến bao giờ. Hỏi thẳng thì cán bộ Trung Cộng dại gì trả lời. Anh em đã làm cho họ phải bật mí mà họ không biết. Có người hỏi: "Các anh đào luyện một người như chúng tôi mà thành cán bộ Cộng sản thì phải mất bao lâu"" Cán bộ Trung Cộng trả lời: "Mất chừng mười năm." Anh em lắc đầu, tỏ vẻ ngao ngán, thì cán bộ Trung Cộng bèn bảo: "Chúng tôi không có ý định đào tạo các anh thành cán bộ, mà chỉ giác ngộ các anh trong ít lâu thôi." Thế là anh em biết Trung Cộng không có ý định giam mình lâu dài, thế nào cũng có ngày về. Một thời gian ngắn sau, Trung Cộng đã trả anh em về Việt Nam qua ngã Hồng Kông. (Biên soạn dựa theo tài liệu của sử gia Trần Thế Đức, báo Lướt Sóng, một số bài viết trong tạp chí KBC).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.