HÀ NỘI (Reuters) - Những tác phẩm của các ký giả nhiếp ảnh bỏ mình ở Việt Nam từ thập miên 50 cho đến năm 1975 sẽ được trở lại Việt Nam vào tháng tới, 25 năm sau khi chiến tranh kết thúc.
Một cuộc triển lãm có tên là “Chiêu Hồn” gồm khoảng 300 tấm hình chụp được do 135 ký giả nhiếp ảnh của 13 nước đã chết hay mất tích trong cuộc chiến tranh Đông Dương, sẽ bắt đầu ở Hà Nội từ ngày 10 cho đến 20 tháng 3.
Sau đó triển lãm sẽ tiếp tục ở Saigon từ 5 cho đến 10 tháng 5.
Các quan chức chế độ Cộng sản Việt Nam nói cuộc triển lãm này là một hành động tưởng niệm và nêu cao những biến cố ghi dấu lần kỷ niệm thứ 25 ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Người thu thập được tất cả những bức ảnh chụp đó là hai ký giả nhiếp ảnh Anh và Đức còn sống sót. Đó là Tim Page (Anh) và Horst Faas (Đức).
Những bức hình này được lấy ra từ tuyển tập “Chiêu hồn” do nhà xuất bản Random House ấn hành năm 1997, và do hai ông Page và Faas thâu thập. Cả hai vị này đều bị thương ở Việt Nam trong thập niên 60.
Cuộc triển lãm còn gồm cả những tác phẩm đã trở thành huyền thoại của Larry Burrows, một ký giả nhiếp ảnh mà những bức hình cháy ra than của ông đã xuất hiện trên tạp chí Life, đem chiến tranh đến tận các phòng khách của các gia đình người Mỹ và làm thay đổi chiều hướng của dư luận đối với cuộc chiến này.
Cũng có những tác phẩm nhiếp ảnh gia kỳ cựu Robert Capa, người đã chụp những hình trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha và Ngày D tức ngày đổ bộ của quân đồng minh ở Âu châu trong cuộc Thế chiến thứ hai. Capa đã chết vì mìn ở Cam Bốt năm 1954. Còn có những tác phẩm của Dickey Chapelle, một nữ ký giả kỳ cựu của Đệ nhị Thế chiến, và là một trong số rất hiếm nữ ký giả nhiếp ảnh trong cuộc chiến Việt Nam. Bà Chapelle đã chết vì những mảnh đạn năm 1965.
Ngoài ra phải kể đến những tác phẩm của Sean Flynn - con của tài tử điện ảnh nổi tiếng Errol Flynn - mất tích ở Cam Bốt năm 1970 và Henri Huet, một ký giả Pháp gốc Việt đã chụp hình chiến tranh Việt Nam trong suốt 20 năm, tác giả những bức hình không thể nào quên. Ông đã chết với ký giả Burrows trong vụ rớt trực thăng ở Lào năm 1971.
Cuộc triển lãm cũng có những bức hình của phía bên kia. Người ta sẽ thấy một số hình của khoảng 72 nhà báo cán bộ nhiếp ảnh cộng sản Bắc Việt bị chết trong cuộc chiến.
Lê Phúc, Chủ tịch Hiệp hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, người đứng ra tổ chức cuộc triển lãm ở Hà Nôi, nói việc trưng bày này sẽ giúp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh.
Một cuộc triển lãm có tên là “Chiêu Hồn” gồm khoảng 300 tấm hình chụp được do 135 ký giả nhiếp ảnh của 13 nước đã chết hay mất tích trong cuộc chiến tranh Đông Dương, sẽ bắt đầu ở Hà Nội từ ngày 10 cho đến 20 tháng 3.
Sau đó triển lãm sẽ tiếp tục ở Saigon từ 5 cho đến 10 tháng 5.
Các quan chức chế độ Cộng sản Việt Nam nói cuộc triển lãm này là một hành động tưởng niệm và nêu cao những biến cố ghi dấu lần kỷ niệm thứ 25 ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Người thu thập được tất cả những bức ảnh chụp đó là hai ký giả nhiếp ảnh Anh và Đức còn sống sót. Đó là Tim Page (Anh) và Horst Faas (Đức).
Những bức hình này được lấy ra từ tuyển tập “Chiêu hồn” do nhà xuất bản Random House ấn hành năm 1997, và do hai ông Page và Faas thâu thập. Cả hai vị này đều bị thương ở Việt Nam trong thập niên 60.
Cuộc triển lãm còn gồm cả những tác phẩm đã trở thành huyền thoại của Larry Burrows, một ký giả nhiếp ảnh mà những bức hình cháy ra than của ông đã xuất hiện trên tạp chí Life, đem chiến tranh đến tận các phòng khách của các gia đình người Mỹ và làm thay đổi chiều hướng của dư luận đối với cuộc chiến này.
Cũng có những tác phẩm nhiếp ảnh gia kỳ cựu Robert Capa, người đã chụp những hình trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha và Ngày D tức ngày đổ bộ của quân đồng minh ở Âu châu trong cuộc Thế chiến thứ hai. Capa đã chết vì mìn ở Cam Bốt năm 1954. Còn có những tác phẩm của Dickey Chapelle, một nữ ký giả kỳ cựu của Đệ nhị Thế chiến, và là một trong số rất hiếm nữ ký giả nhiếp ảnh trong cuộc chiến Việt Nam. Bà Chapelle đã chết vì những mảnh đạn năm 1965.
Ngoài ra phải kể đến những tác phẩm của Sean Flynn - con của tài tử điện ảnh nổi tiếng Errol Flynn - mất tích ở Cam Bốt năm 1970 và Henri Huet, một ký giả Pháp gốc Việt đã chụp hình chiến tranh Việt Nam trong suốt 20 năm, tác giả những bức hình không thể nào quên. Ông đã chết với ký giả Burrows trong vụ rớt trực thăng ở Lào năm 1971.
Cuộc triển lãm cũng có những bức hình của phía bên kia. Người ta sẽ thấy một số hình của khoảng 72 nhà báo cán bộ nhiếp ảnh cộng sản Bắc Việt bị chết trong cuộc chiến.
Lê Phúc, Chủ tịch Hiệp hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, người đứng ra tổ chức cuộc triển lãm ở Hà Nôi, nói việc trưng bày này sẽ giúp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh.
Gửi ý kiến của bạn