Đạo luật bảo vệ quy chế vị thành niên của những đứa con hoặc cháu bị quá 21 tuổi vào ngày phỏng vấn. (HR 1209)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhầm mục đích thông báo các tin tức thi liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Thi gian trước đây có một số con cái của công dân Hoa Kỳ hoặc của thường trú nhân được nộp hồ sơ bảo lãnh sang Hoa Kỳ trong lúc còn dưới 21 tuổi, nhưng khi đến ngày phỏng vấn thì đã quá 21 tuổi (mặc dù chỉ quá có một ngày thôi) nên hồ sơ bị chuyển sang một diện ưu tiên khác và phải chờ đợi thêm một thi gian lâu hơn nữa mới đáo hạn phỏng vấn, hoặc nếu đứa trẻ không phải là con mà là cháu của người đứng đơn bảo lãnh, thì nó không được chuyển sang diện nào khác, mà phải ch cha mẹ chúng nó sau khi sang Hoa Kỳ sẽ bảo lãnh trở lại.
Đạo luật mới, HR 1209, cho phép những đứa con trong trường hợp nói trên được giữ nguyên tuổi lúc nộp hồ sơ bảo lãnh cho Sở Di Trú, tức lúc đó còn dưới 21 tuổi, và được phỏng vấn để cấp chiếu khán.
Phần lớn các hồ sơ trong trưng hợp này từ nay không phải lo sợ các con bị bỏ lại vì qúa 21 tuổi khi đến ngày phỏng vấn.
Khi đạo luật HR1209 mới được ban hành, chúng tôi được biết là chỉ những đứa con của ngưi đứng bảo lãnh (là công dân Hoa Kỳ hoặc thưng trú nhân) mới được thụ hưởng các quyền lợi này.
Tuy nhiên chúng tôi vừa nhận được một tin mừng vào ngày 10 tháng 3, 2003 từ sở di trú cho biết đạo luật bảo vệ quy chế vị thành niên của những đứa con bị quá 21 tuổi vào ngày phỏng vấn (HR1209) cũng áp dụng luôn cho cả những đứa con của gia đình được bảo lãnh (tức cháu nội hay cháu ngoại, hoặc cháu gọi ngưi bảo lãnh bằng chú, bác, cô, dì).
Thí dụ như một người đứng bảo lãnh cho em trai cùng với vợ con cuả em trai, và đứa con của em trai, tức cháu gọi người đứng bảo lãnh bằng bác, đã đến tuổi 21 trong khi cờ đợi ngày phỏng vấn, thì vẫn có thể được xét cấp chiếu khán như con vị thành niên.
Một thí dụ thứ hai là một công dân Hoa Kỳ đứng bảo lãnh cho đứa con gái đã có gia đình và những đứa cháu ngoại này vẫn có th được phỏng vấn và cho đi Hoa Kỳ với cha mẹ nó, mặc dù lúc phỏng vấn các cháu ngoại này đã trên 21 tuổi.
Tuy nhiên việc áp dụng đạo luật HR1209 cũng rất r¡c rối và phức tạp, vì còn tuỳ thuộc vào thi đim nộp đơn bảo lãnh, thi đim đứa nhỏ đến tuổi 21 và thi đim hồ sơ đáo hạn phỏng vấn cấp chiếu khán.
Đạo luật HR 1209 áp dụng cho những hồ sơ nào "
Đạo luật HR1209 được áp dụng cho các hồ sơ bảo lãnh nộp từ ngày 06 tháng 8, 2002 trở về sau. Các hồ sơ bảo lãnh nộp trước ngày này cũng được áp dụng nếu hồ sơ chưa có quyết định từ chối vì lý do đứa trẻ đã quá 21 tuổi. Nói rõ hơn, nếu đứa trẻ bị từ chối cấp chiếu khán di dân vì lý do quá 21 tuổi trước ngày 06 tháng 8, 2002 thì không th khiếu nại gì được theo đạo luật HR1209.
Việc giải quyết các trường hợp đứa trẻ trên 20 tuổi tại tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn:
Đã có một số trường hợp các đứa trẻ trên 20 tuổi được chấp thuận cấp chiếu khán, nhưng không phải căn cứ trên đạo luật HR1209, mà căn cứ trên đạo luật USA PATRIOT. Đạo luật này cho phép tiến hành việc xét cấp chiếu khán cho những đứa trẻ trên 20 tuổi, trong thời hạn 45 ngày sau khi các đương sự đến 21 tuổi, nếu đơn bảo lãnh đã nộp trước ngày 11 tháng 9, 2001. Đạo luật USA PATRIOT không liên hệ gì đến đạo luật HR1209.
Toà tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Sài Gòn chưa khởi sự tiến hành việc cứu xét các hồ sơ thuộc đạo luật HR1209.
Đạo luật HR1209 không áp dụng cho các diện chiếu khán V (V visa), chiếu khán K (K-visa) và các diện chiếu khán phi di dân khác.
PHÂN GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC:
Câu hỏi 1: Tôi có quốc tịch và năm 2002 có làm hồ sơ bảo lãnh cho đứa con độc thân 20 tuổi. Đơn bảo lãnh đã được Sở Di Trú cấp giấy chấp thuận và đang ch ngày phỏng vấn. Nếu con tôi đến tuổi 21 trước khi được phỏng vấn thì hồ sơ có bị chuyn qua ưu tiên khác và phải ch lâu hơn không "
Đáp 1: Theo luật mới, con của ông được giữ nguyên tuổi lúc ông nộp hồ sơ bảo lãnh, tức 20 tuổi. Mặc dù vào ngày phỏng vấn, con của ông đã trên 21 tuổi đi nữa, con của ông vẩn được phỏng vấn như diện con dưới 21 diện của công dân Hoa Kỳ.
Câu hỏi 2: Tôi bảo lãnh cho ngưi em trai đã có vợ con. Em trai tôi đã được phỏng vấn hồi tháng 7-2002.
Đứa con của em trai tôi không được phỏng vấn để cùng đi Hoa Kỳ với cha mẹ nó, vì nó trên 21 tuổi. Em trai của tôi có thể xin Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tái xét hồ sơ theo theo luật mới được không " Em trai tôi còn nán ở lại Việt Nam đ xem có th khiếu nại gì được không "
Đáp 2: Rất tiếc là luật mới không áp dụng cho những trường hợp bị từ chối trước ngày 06 tháng 8, 2002. Em trai của bạn nên đi Hoa Kỳ trước, rồi bảo lãnh lại cho con sau.
Câu hỏi 3: Vào tháng 8, 2002 tôi viết thư cho toà tổng lãnh sự Hoa Kỳ để yêu cầu cứu xét hồ sơ bảo lãnh cho con gái tôi, vì tôi nghĩ là con gái tôi được áp dụng theo luật mới. Nhưng cho tới hôm nay tôi không nhận được tin tức gì của toà tổng lãnh sự cả. Vậy tôi phải làm sao"
Đáp 3: Toà tổng lãnh sự ở Sài Gòn chưa khởi sự cứu xét hồ sơ theo luật mới. Họ không cho biết tại sao và cũng không nói là chừng nào mới khởi sự.
Quý vị độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mổi buổi tối Thứ Tư từ 7:00pm và sáng Chúa Nhật từ 11:30am, được phát thanh cùng lúc trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM.
Hoặc quý vị liên lạc với một trong những Văn Phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose: (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228,
Sacramento: (916) 393-3388, hay qua Email: info@rmiodp.com