Loung Ung lớn lên trong một gia đình hạnh phúc với cha của cô là Seng Im Ung một đại úy quân đội có uy tín dưới thời tổng thống Lon Nol, mẹ cô là Ay Choung một phụ nữ xinh đẹp có đến 7 người con kể cả Loung Ung. Trước năm 1975 Loung Ung tin rằng cuộc sống lúc nào cũng sung túc và tràn trề niềm vui như anh chị em cô đã sống với bố mẹ trong một căn hộ lớn trên tầng ba của một khu chung cư chính phủ. Thế rồi khi cô đang chơi lò cò phía trước nhà, đoàn quân áo đen của Pol Pot tràn về và ra lệnh cho dân chúng phải di tản gấp vì Mỹ sắp dội bom thành phố. Ai từ chối ra đi liền bị bọn lính bắn chết ngay tại chỗ.
Cùng với đoàn người rời thành phố gia đình của Loung Ung đi 7 ngày đêm mới đến được làng của người cậu nằm cách Nam vang 65 cây số về phía tâỵ Tại đó bốn người lớn và 13 đứa trẻ con sống trong một túp lều tranh và tìm mọi cách che dấu lý lịch cũng như mọi chi tiết có thể làm lộ ra cuộc sống sung sướng của họ trước đây trong thành phố. Trong vòng 20 tháng họ di chuyển từ làng này sang làng khác và hy vọng rằng không có ai nhận ra gia đình họ. Tuy làm lụng cực nhọc trên đồng không ai có đủ thức ăn và gia đình của Loung cũng như nhiều người khác phải ăn bất cứ thứ gì để sống. Nhiều người đã phải sống bằng thịt của thân nhân đã chết.
Đầu tiên ba người con lớn nhất trong gia đình của Loung là Khouy, Meng và Keav bị chuyển đến một trại tập trung khác và sau đó đã chết thảm vì đói, phần còn lại của gia đình Loung vẫn được sống với nhau cho đến tháng 12.1976 khi thảm họa khủng khiếp bắt đầu xảy rạ Một hôm có hai tên lính Pol Pot vào nhà và mời cha của Loung đi họp. Những tên lính này cho biết ngày mai cha của cô sẽ quay trở lại nhà. Tuy nhiên từ đó Loung chẳng bao giờ gặp lại cha cô và ý tưởng cha cô đã chết cứ ám ảnh cô mãi mãị Dưới thời Pol Pot bọn lính chẳng giết người bằng súng mà chỉ dùng cuốc hay búa đánh vỡ sọ nạn nhân và quẳng xuống một mồ chôn tập thể. Vài tháng sau khi cha của Loung bị mất tích, một chiến dịch tàn sát quy mô xảy ra với hàng loạt gia đình biến mất chỉ trong một đêm.
Để cứu các con mẹ của Loung là Ay Choung liền bảo các con giả làm trẻ mồ côi mỗi đứa đi về một hướng khác nhau và không bao giờ quay lại làng cũ. Pol Pot ra lệnh tàn sát tất cả thân nhân của những nạn nhân bị chúng giết trong đợt đầu tiên vì sợ rằng những người còn sống sót sau này sẽ trả thù. Lúc trời vừa tối Loung lúc đó 7 tuổi cùng với anh trai 12 tuổi tên Kim và chị gái Chou 10 tuổi bắt đầu đi trốn vào rừng rậm bỏ lại sau lưng mẹ mình và những anh chị em khác vì đau ốm chưa thể đi trốn được. Vài tháng sau Loung nhận ra mình sống trong một trại trẻ mồ côi do bọn Pol Pot quản lý và hàng đêm tham gia những buổi học tẩy não lắng nghe bọn cán bộ cộng sản kêu gào tàn sát cho hết những người Việt Nam. Sau đó Loung được chọn gửi sang một trại huấn luyện quân sự để trở thành lính của bọn Khờ Me Đỏ.
Ngay từ đầu Loung đã biết rằng bọn Khờ Me Đỏ là một bọn láo toét vì cô sinh ra và lớn lên trong một thế giới đầy tình người và không thể nào tin rằng những người như cha mẹ cô là những con người ác độc như lời bọn cán bộ tuyên truyền. Tuy nhiên trong thời gian huấn luyện quân sự Loung phải bằng mọi cách che dấu cảm xúc và tâm sự thầm kín của mình. Tháng năm 1978 sau khi bị bệnh không đi tập quân sự được, Loung được cấp chỉ huy cho phép đi bộ sang một làng bên cạnh để xin thuốc trong một trạm xá. Tình cờ trong số những bệnh nhân đang nằm la liệt quanh trạm xá, Loung đã gặp lại mẹ cô và một số anh chị em. Loung cho rằng thật may mắn vì cả gia đình cô lúc đó đang bị giam cầm hay làm việc trong nhiều trại khác nhau và cùng bị ốm một lúc, cho nên được phép đến trạm xá và cùng gặp lại nhaụ Đúng là trời xui đất khiến.
Một tuần sau do khu rừng chứa bệnh nhân đã quá chật chội vì người bệnh mới đến, Loung bị bọn cán bộ ra lệnh phải quay về lại trại huấn luyện. Khi ra đi Loung hy vọng một ngày kia sẽ gặp lại được mẹ của cô, tuy nhiên niềm hy vọng đó không bao giờ thực hiện được vì vào tháng 11.1978 chỉ hai tháng trước khi bọn Khờ Me Đỏ bị bộ đội Việt nam đánh bại, mẹ của cô và em gái của cô đã bị bọn lính Pol Pot tàn sát. Trở lại trại huấn luyện Loung giật mình thấy quân số chỉ còn có 40 đứa con gái gầy ốm vì bọn cán bộ đã tung thêm nhiều trẻ con tương đối khỏe mạnh vào cuộc chiến chống lại bộ đội Việt nam. May mắn thay Loung chưa hề bị gửi ra chiến trường và tháng giêng năm 1979 lính Việt nam tiến vào khu căn cứ. Đến lúc đó Loung mới biết rằng bọn Khờ Me Đỏ chưa bao giờ chiến thắng như lời chúng vẫn tuyên truyền từ trước đến naỵ
Trong khi những chiếc A-37 của không quân cộng sản Việt nam trút bom xuống khu vực trại, Loung nhanh chân tẩu thoát và chạy thẳng về phía trại của Chou tuy nhiên nhận thấy chẳng còn ai trong trạị Thất vọng Loung leo lên một mỏm đá nhỏ và ngồi sầu thảm. Bất thình lình một bàn tay ai nắm lấy vai cô và khi quay lại Loung sung sướng suýt ngất xỉu khi nhận ra đó là anh trai Kim và chị gái là Choụ Sau lúc bồi hồi đoàn tụ cả ba đi đến một thị trấn gần nhất với hy vọng sẽ tìm gặp lại những anh em khác trong gia đình là Meng và Khouỵ Cuối cùng cả bọn đã gặp lại nhau trong một trại tỵ nạn do quân đội Việt nam bảo vệ ở thành phố Pursat và chờ đợi những người khác.
Tháng giêng năm 1979 bọn Khờ Me Đỏ pháo kích vào trại làm chết nhiều người tuy nhiên Loung và các anh chị em khác trong gia đình vẫn may mắn sống sót. Hai tháng sau Meng và Khouy cũng đến được trại Pursat City sau khi trốn thoát khỏi những trại lính của Khờ Me Đỏ và Loung vô cùng sung sướng thấy anh chị em sống sót đã được đoàn tụ. Thế rồi cả năm anh chị em cùng cuốc bộ quay trở lại làng của ông cậu năm xưa gần thị trấn Bat Deng.Sau 18 ngày vượt rừng vượt suối họ đã gặp lại ông cậu cùng gia đình. Anh trai của Loung là Meng, vợ anh ta là Eang và Loung liền vạch kế hoạch trốn sang Việt nam rồi từ đó sang Thái lan, và cuối cùng là đến Hoa kỳ, rồi tìm cách bảo lãnh những người còn lại tuy nhiên họ chẳng có đủ tiền để lo liệu cho chuyến đi nàỵ
Tháng 10 năm 1979 cuối cùng họ cũng đến được Sai Gòn và đến tháng 2.1980 họ đến được Thái lan trên một chiếc chuyền cùng với 98 người khác. Vài tháng sau cả bọn được một tổ chức tôn giáo bảo trợ sang sống tại Vermont, Hoa kỳ. Ngay sau khi đến Mỹ, Loung lập tức hội nhập vào đời sống mới và quen biết rất nhiều bạn mới người Mỹ và ngày nào cũng ăn pizzạ Trong khi anh trai Meng và chị dâu Eang làm việc trong các xí nghiệp, Loung học hành xuất sắc trong trường trung học, nói sõi tiếng Anh trong một thời gian ngắn và rồi tốt nghiệp bằng cử nhân chính trị học tại đại học. Sau khi tốt nghiệp Loung đến thủ đô Washington và quyết định bắt đầu một sự nghiệp tranh đấu cho việc chống các loại mìn bẫy trên thế giớị
Do luật di trú của Mỹ quá gắt gao ngoại trừ Kim, những người còn lại trong gia đình vẫn còn sống tại Cam Bốt. Mãi đến năm 1995 tức là 15 năm sau Loung mới có dịp gặp lại Chou và Khouy trong một ngôi làng nhỏ gần thị trấn Bat Deng. Khi về lại quê hương, điều mà Loung gặp lại đầu tiên đó chính là vô số những người ăn xin bị tàn phế do bom mìn còn sót lại vô số trong cuộc chiến ở Cam Bốt. Những hình ảnh đó đã làm con tim cô đau đớn và nhức nhối nhưng cũng đồng thời làm cho Loung nhận ra được cô cần phải làm một điều gì đó cho những con người đau khổ nói trên.
Thế là sau 20 năm từ một đứa bé gái sống sung sướng trong một gia đình hạnh phúc, Loung Ung đã từng biến thành nạn nhân của chế độ độc tài tàn bạo Pol Pot và trốn thoát đến bến bờ tự do qua những năm tháng, những chuyến đi, những sự kiện kinh hoàng không bao giờ phai mờ trong ký ức của một đời ngườị Ngày nay Loung Ung là điển hình mẫu mực nhất của một phụ nữ đã vượt qua biết bao nhiêu gian truân và thành công rực rỡ trong cuộc đờị Là một nhà hoạt động cho nhân quyền tích cực, Loung đi khắp nơi trên thế giới diễn thuyết cho hàng ngàn người nghe về chiến tranh và tác hại lâu dài của mìn bẫỵ Loung là một trong những thành viên tích cực của Phong trào đòi hủy bỏ việc sử dụng mìn trên thế giới và là phát ngôn viên của chi nhánh Hoa kỳ. Cách đây ba năm tổ chức này đã được nhận giải Nobel hòa bình do những đóng góp tích cực của nó.
Vừa qua Loung cũng đã cho xuất bản một cuốn hồi ký của cô viết về kinh nghiệm của chính gia đình mình, của bản thân mình về chiến tranh. Cuốn sách này đã được nhà xuất bản HarperCollins phát hành tại Úc và đã biến Loung trở thành một nhân chứng sống động của sự tàn ác của bọn Pol Pot trong những năm cầm quyền đẫm máu của chúng tại Cam Bốt.
Câu chuyện của Loung cũng là câu chuyện của hàng triệu những người dân Cam Bốt đã từng cam chịu những thăng trầm của lịch sử, đã là nạn nhân của chế độ cộng sản phi nhân, bị mắc kẹt giữa những âm mưu chính trị dơ bẩn của bọn cộng sản Cam Bốt, Trung Cộng và Việt nam. Bọn quan thầy Trung quốc đã dùng Cam Bốt để thử nghiệm lý thuyết thanh tẩy giai cấp trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng, dùng bọn Khờ Me Đỏ như một thế lực răn đe đối với bọn chuyên nghề ăn cháo đái bát cộng sản Việt nam bỏ Tàu chạy theo Ngạ Không may bọn vô tài bất tướng Khờ Me Đỏ đã không hoàn thành được nhiệm vụ của quan thầy Trung cộng giao phó mà còn để đất nước bị bọn cộng sản Việt nam xâm lược khiến cho người dân Cam Bốt phải chịu thêm nhiều nỗi oan khiên và cuộc chiến tại Cam Bốt kéo dài thêm suốt nhiều năm quạ
Đoan Hùng