Người ta tin rằng âm mưu ghê gớm của doanh gia Speight là lật đổ thủ tướng và toàn bộ vì bực tức cá nhân. Speight đã bị chính quyền làm cho mất chức chủ tịch của hai công ty Fiji Pine Ltd và Fiji Hardwood Corp, hai công ty chuyên về đốn rừng để lấy cây làm gỗ xuất cảng.
Đang nằm trong tình cảnh vỡ nợ, doanh gia này lại còn bị ghép vào tội cưỡng đoạt.
Doanh gia Speight, 44 tuổi, đã học tại Hoa kỳ, sinh sống ở Úc vài năm. Doanh gia này là một tay nổi tiếng làm cho công ty Hoa kỳ TRM, công ty Trans Resource Management. Năm nay công ty TRM đã bị mất vụ thầu để đốn cây gụ (Mahagony) của đảo Fiji, vụ thầu này tính ra trị giá cả hàng trăm triệu Mỹ kim.
Các rừng cây gụ của đảo Fuji gần đây đã đủ tuổi để đốn làm gỗ. Số luợng cây gụ được đốn có thể coi như số lượng gụ xuất cảng lớn nhất trên thế giới, uớc ra trị giá cả vài trăm triệu Mỹ kim. Doanh gia Speight đã bị công ty Heath Fiji Ltd, một công ty đại diện cho các hãng bảo hiểm, làm cho mất chức chủ tịch vì tội đã lạm dụng ngân qũy tài trợ.
Các phân tích kể rằng doanh gia Speight và một người nữa nhân danh trước đây là một thủ tướng trong thời kỳ quá độ. Người này là Ratu Timoci Silatu, loại chính trị gia thuộc hàng nhẹ cân, có hơi chút tiếng tăm. Cha đẻ của vụ lật nhà lãnh đạo là Sam, một chính trị gia đối lập có móc nối với các clãnh tụ khác trong hai vụ lật chính quyền hồi năm 1987.
Nay những người có vũ trang này đã tuyên bố họ hành động vì dân của đảo Fiji bị áp bức, số dân này đông hơn cộng đồng của sắc dân Ấn độ chiếm đa số.
“Tôi nghi cuộc đảo chánh này không lâu,” theo như lời của Brij Lal, một giáo sư của trường đại học Úc, Australian National University. Gaio 1sư cũng là vai chủ động chính trong việc thảo lại hiến pháp của đảo Fuji năm 1997.
Giáo sư nói : “Bọn họ vì quyền lực và lòng tham thúc đẩy, không có nhiều người ủng hộ. Toàn là dân mới ra nghề và hãy còn yếu lắm.”
Doanh gia Speight không được các vị trong Hội đồng Tư vấn có nhiều quyền lực hỗ trợ. Chính hội đồng này đã biểu quyết cho sửa lại hiến pháp năm 1997 để đưa tới việc bầu cử cho chính phủ đang cầm quyền hiện nay.
Đảo Fiji là hòn đảo nằm trên biển Thái Bình Dương, nằm gần Tân Tây Lan và Úc Đại Lợi. Hòn đảo này được người Anh đến chiếm đầu tiên, đảo có rất nhiều lâm sản để khai thác như cây goon để lấy bông, cùi dừa khô dùng để lấy dầu, mía để làm đường, v.v.
Vào năm 1918 để mở đồn điền và khai thác lâm sản, thống đốc Sir Arthur Gordon của đảo Fiji đã tuyển mộ 60 ngàn phu từ Ấn độ đem sang để làm tại các đồn điền của dân Anh. Sau đó người Úc gốc Anh đã tràn qua nắm kinh tế của hòn đảo này trong lãnh vực khai thác bông goon và mỏ vàng.
Sau thế chiến thứ hai, dân Tây phương thường tạo ra sự căng thẳng giữa dân bản xứ Fuji với sắc dân gốc Ấn độ để hưởng lợi. Đảo Fuji được Anh quốc cho quyền độc lập ngày 10 tháng muời 1970.
Alvin Toffler là tác giả cuốn “The Third Wave” và “Future Shock”, tác giả cho biết trước vấn đề mậu dịch toàn cầu, có nhiều tập đoàn kinh doanh có quân đội riêng hay có thể cấu kết với chính trị đối lập để bảo vệ quyền lợi khai thác riêng trong những vùng khó có thể khống chế hay có những đối thủ cạnh tranh đáng gờm.