1. Mùa Ổi, những Trái đắng của Quá khứ.
Đó là nhận định của Margot Cohen/HANOI, trên tờ Viễn Đông Kinh Tế số đề ngày 12 tháng Bẩy 2001, về Mùa Ổi, cuốn phim mới nhất của nhà đạo diễn người Việt, Đặng Nhật Minh, khi ông động tới những vế thương của giới trí thức dưới chế độ Cộng Sản.
"Một người đàn ông nhón chân, cố nhìn qua bức tường toà nhà ngày xưa anh ta đã từng sống. Anh đưa mắt về phía cây ổi cha anh đã trồng ở trong vườn. Bây giờ, nó ở ngoài tầm tay của anh."
Với xen mở ra cuốn phim, House of Guavas (Mùa Ổi), Đặng Nhật Minh, nhà đạo diễn 63 tuổi của Việt Nam mời khán thính giả nhập vào một giai đoạn lịch sử cho đến nay vẫn còn là một đề tài "tế nhị, nói về mặt chính trị". Khó mà có thể đồng tình, lại càng khó nói thẳng, đó là "thủ pháp" của nhà đạo diễn, khi dựng lại câu chuyện một gia đình thuộc thành phần trí thức, hấp thụ văn hóa Pháp, đã mất căn nhà của họ ở Hà Nội, khi xẩy ra vụ cải cách đất đai thuộc vùng đô thị, cao điểm của nó là vào khoảng từ 1959 tới 1960, tại miền bắc Việt Nam. Nhằm mục đích xóa đi sự phân biệt giai cấp trong xã hội, chiến dịch kể trên đã để lại cả một di sản, là những cuộc sống tan nát, và cùng với nó, vấn đề tư hữu, cho tới tận bây giờ. Đề tài của cuốn phim cho thấy đã có một sự chuyển hướng, thoát ra khỏi một cái di sản khác nữa, là phim hùng ca, thời đại của những người lính can trường và những dân làng hy sinh hết mình cho chiến tranh, và chiến thắng.
Nhà cầm quyền đã để ra hai năm, chỉ để nghiên cứu và chấp nnhận kịch bản. Bây giờ, có vẻ như Mùa Ổi đang trên đường chinh phục cả thế giới. Trước mắt là Đại hội điện ảnh Cannes, chung quanh nó, là những quốc gia Âu Châu như Pháp, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, và cả Bắc Mỹ như Canada. Viễn ảnh một thị trường Mỹ cho cuốn phim đang được mở ra. Cách sử dụng hồi ức, và từ đó cho thấy sức chịu đựng của con người, của Đặng Nhật Minh, rất thấm thía, song song với một viễn ảnh thành công về thương mại của cuốn phim.
Tuy nhiên, cho tới nay, chỉ một số ít người được coi cuốn phim, vì chưa được cho chiếu, ngay tại quê hương của nó. Nguyen Nhung Quynh, một nữ tài tử nổi tiếng ở Hà Nội nói: "Tôi chia sẻ hồi ức đó, và rất xúc động khi coi phim." Như những người khác, bà tin rằng, đã có sự dễ dãi (tolerance), từ phía nhà cầm quyền, khi cho phép dựng phim này. Theo bà, "Cuốn phim cho thấy, những nhà lãnh đạo ở Việt Nam muốn nói sự thực về những lỗi lầm mà họ đã phạm phải đối với giới trí thức." "Nếu kịch bản đưa ra cách đây năm hoặc mười năm, khó mà được chấp thuận".
Theo tác giả bài viết trên tờ Viễn Đông Kinh Tế, ngay cả bây giờ, không phải bất cứ ai cũng được "cái may" như Đặng Nhật Minh, với cuốn phim mới nhất của ông. Tuy không bị coi là cái loa tuyên truyền cho nhà nước, nhà đạo diễn họ Đặng rất tin tưởng vào cái thế giới làm phim do nhà nước kiểm tra (enjoys solid-respect in Vietnams state-controlled film world). Với một nghề nghiệp trải dài trên ba thập niên, và với 9 cuốn phim, ông đã từng được tin cậy để dựng phim thuộc loại hùng ca về cuộc đời vị chủ tịch thứ nhất Hồ Chí Minh. Là con một vị y sĩ hấp thụ văn hóa Pháp ở Huế, vốn hoạt động trong lực lượng kháng chiến Cộng Sản, Minh được cho đi học tiếng Nga tại Moscow vào năm 1955. Khi trở về Ha Nội, ông làm công tác dịch những phụ đề tiếng Nga của lố phim nhập cảng từ Xô Viết. Tuy vào nghề một cách kỳ cục như thế, ông đã tiến tới vai trò đạo diễn, lúc đầu còn phải trung thành với những kịch bản của nhà nước, dần dần, ông đã có riêng cho mình một số đề tài. Với Mùa Ổi, là kinh nghiệm gia đình bên vợ, một trong số những gia đình đã gánh chịu mất mát đau khổ như trên.
"Một xã hội văn minh là một xã hội biết kính trọng cõi riêng của từng con người, vì đây là một tài sản tinh thần chỉ thuộc về con người đó." (A civilized society is a society that respects private spiritual property", ngồi tại một cái bàn trong phòng bếp, ở Hà Nội, ông nói chuyện với tác giả bài viết. Qua đó, là niềm tin của ông, rằng hồi ức tập thể được nhà nước thừa nhận, không thể nhận chìm hồi ức cá thể. Tuy vậy, ông thừa nhận, chưa dám bạo tay khi dựng phim, "Tôi như đi trên dây", ông nói. Một số người cũng đã phê bình Mùa Ổi là quá dịu dàng, tình cảm, trước nỗi đau của những người được coi là tinh hoa của giới trí thức, trong những ngày đầu của chủ nghĩa Cộng Sản. Nhưng có những người khác nói, "Ông ta muốn phản ảnh thảm kịch của thế hệ ông ta, nhưng cuốn phim chỉ đi được nửa vời", như tuyên bố của Dương Trung Quốc, tổng thư ký Hội Những Nhà Sử Học Việt Nam. Thí dụ, cuốn phim chỉ lờ mờ cho thấy, sự uất ức của rất nhiều cư dân Hà Nội đang cố đòi cho được những căn nhà ngày xưa của họ.
Trở về Hà Nội, sau một chuyến "đi thực tế" tại Sydney, như là một thành viên trong đoàn quay phim Người Mỹ Trầm Lặng, một tác phẩm dựa theo cuốn tiểu thuyết gián điệp của nhà văn Anh Graham Green, khi được hỏi về những cuốn phim dư dả vốn liếng như vậy, cùng kinh nghiệm chuyến đi, ông trầm ngâm, "Tôi không thể học được gì, từ đó. Tôi chỉ mơ mộng." (I cannot learn anything from this. I can only dream". Nên nhớ, Mùa Ổi được hoàn thành, với lưng vốn 750 triệu đồng (52 ngàn đô la), cộng thêm chừng 116 ngàn, từ nguồn tài trợ của Pháp, và Thụy sĩ, để thực hiện những công việc hậu-sản xuất [thí dụ lồng tiếng nước ngoài, những sảo thuật điện ảnh khác nữa…].
2. Ai Điếu Frank Kafka.
Milena Jesenka
3. Ai điếu Gregor Samsa
Frank Humes
Đây là câu chuyện một người con trai, cũng là người lo cơm áo cho cả gia đình, một buổi sáng ngủ dậy, thấy biến thành con bọ...
Tháng Tư Thương Nhớ vừa qua, xin mời độc giả...
Gregor Samsa vừa mới qua đời do một hiện tượng không thể giải thích nổi. Samsa, một người bán hàng vải luôn phải nay đây mai đó, rất chịu thương chịu khó, công việc làm ăn đang trên đà thuận lợi, thế mà tự dưng lăn ra chết.
Dư luận xì xào, Samsa là nạn nhân của một chứng bịnh lạ, chỉ trong một đêm, nó biến đổi hẳn hình dạng người bệnh. Người ta tin rằng chỉ trong một đêm, Samsa biến thành một con bọ ghê tởm (a "monstrous vermin"); nhưng hỡi ơi, những chi tiết về chuyện này chưa được xác nhận. Sau sự "hoá thân" này, Samsa được gia đình săn sóc, trong bộ dạng mới của anh, với hy vọng anh hồi phục, (nghĩa là) thoát ra khỏi tình trạng đó. Vào lúc này, nhà chức trách đang xem xét thi thể mong tìm ra nguyên nhân đích thực của cái chết.
Gregor Samsa để lại sau anh một gia đình thân thương mà anh hết lòng lo lắng. Tai ương làm bà mẹ Samsa bối rối nhưng có vẻ như bà cam chịu, bằng lòng với cuộc đời còn lại của bà. Bà thừa nhận, Gregor đã làm việc cực nhọc, chẳng bao giờ được ở nhà, có thể vì vậy mà tai ương đã giáng xuống mái đầu xanh. Bà cũng ghi nhận một điều, đây là bổn phận của anh, phải kiếm tiền bạc lo cho những người còn lại trong gia đình, bởi vì người cha vừa mới về hưu. Bà nhấn mạnh vào điều này, bởi vì bà tin tưởng nếu con bà cần một dịp nghỉ ngơi, chắc chắn là nó đã làm việc đó rồi, khi có dịp thuận lợi.
Người cha tỏ ra cứng cỏi suốt thời gian xẩy ra câu chuyện. Mất đứa con thực là bi thảm, nhưng ông cũng coi đây là cơ hội cho gia đình xúm nhau lại cùng vượt qua cơn khủng hoảng. Người anh Samsa thôi nghỉ hưu và có ngay một việc làm tại một ngân hàng để bù lại số thu nhập đã mất. Người cha của Samsa đã coi biến cố như là một cơ hội để bắt đầu một giai đoạn mới trong gia đình. Ông giải thích Gregor đã ngã xuống vì bịnh hoạn, làm cả nhà đau đớn khá lâu, và bây giờ như vậy kể như mọi chuyện đã ngã ngũ, và đây là một tia sáng mới cho gia đình.
Em gái Samsa, Greta, tỏ ra đau đớn nhất vì hậu quả của tai ương, bởi vì hai anh em thật thân cận; tuy nhiên, có vẻ như cô cũng muốn bỏ hết mọi chuyện ở phía sau. Cha của cô đồng ý một điều, cuối cùng cô là người được hưởng lợi. Lý do là mọi chuyện hầu hạ con bệnh là ở cô; từ những kinh nghiệm này, chuyện tình cảm, chuyện tinh thần, ngay cả chuyện thể xác, cô đã lớn lên nhiều, có lẽ vậy. Cha cô chỉ ra rằng thời kỳ vừa qua là một tai họa cho cô nhưng bây giờ, khi nó chấm dứt, cô như một bông hoa mới nở.
Những phản ứng của những người trong gia đình cho thấy, cái chết của Gregor Samsa có lẽ không bi đát như vậy đâu. Anh hết còn phải nay đây mai đó mời chào năn nỉ người ta mua hàng, và đã hất đi được gánh nặng phải lo lắng cho gia đình. Có thể suy ra một điều là, ngay chính Gregor, do ý thức tới chuyện cơm áo của gia đình, đã muốn thà chết đi còn hơn là một tội nợ cho cuộc sống của họ. Điều thực sự bi đát ở đây là, sau những diễn biến như trên, cái chết của Gregor Samsa sẽ không được nhắc nhở gì tới nữa.
Chú thích: Hóa Thân của Kafka đã được dịch ra tiếng Việt, trước 1975, ở Miền Nam. Trong số những tác phẩm của Kafka, đây là câu chuyện "làm phiền" không chỉ người đọc mà luôn cả giới phê bình, học giả... Hy vọng, trong những kỳ Tin Văn tới, người dịch sẽ có dịp giới thiệu nhiều hơn về Franz Kafka và những tác phẩm của ông.
Jennifer Tran chuyển ngữ.