I. NGƯỜI TÙ
Không ai kêu người tù là anh hay ông. Người ta dùng những từ ngữ nặng nề để chỉ người tù: THẰNG tù hay TÊN tù. Thậm chí để so sánh và hình dung cái xấu xa dơ bẩn cũng lấy tù ra làm đối tượng: dơ như tù. Người ơœ tù, trong hoàn caœnh gò bó, thiếu thốn, chật hẹp, khắc nghiệt thì làm sao sạch cho được. Nhưng, cũng có những người tù SẠCH, SẠCH đến độ không thể diễn taœ bằng chữ viết, bằng lời nói. Những người như vậy được gọi một cách trịnh trọng là "NGƯỜI TÙ". Và một "NGƯỜI TÙ" vượt trội mọi người, được nhà văn, nhà báo lão thành Phan Lạc Phúc trao tặng cho danh hiệu "NGƯỜI TÙ KIỆT XUẤT NGUYỄN HỮU LUYỆN". Chữ "Kiệt xuất" cuœa ký giaœ Lô Răng không thể truy nguyên, chiết tự, định nghĩa, giaœi thích mà chỉ hình dung. Hình dung phẩm chất cao quý đến độ tươœng tượng như tươœng tượng sát na, epsilon, vô cực...
Ai đã từng traœi qua những ngày đêm dằng dặc trong khám "kiên giam" cuœa Hà Nội ắt phaœi biết thế nào là cô đơn, đói rét, muỗi rệp, hành hạ tra tấn nhục hình, hù dọa khuœng bố và mỉa mai thay những lời đường mật dụ dỗ ngọt bùi. Nếu nói rằng có thiên đàng, có địa ngục thì địa ngục trần gian không là nơi xa lạ đối với những người sa chân vào lao tù Cộng Saœn. NGƯỜI TÙ NGUYỄN HỮU LUYỆN đã bước đến cưœa địa ngục đó mà vẫn sinh tồn suốt hơn hai mươi năm. Một trong hàng ngàn hàng vạn chuyện thật cuœa NGƯỜI TÙ tên LUYỆN đã trơœ thành huyền thoại. Người Tù ngầm chỉ thị cho đồng đội, đồng caœnh cuœa mình không xuất trại lao động khổ sai, ơœ nhà cầu siêu cho một người bạn vừa qua đời. Trực diện với công an, Người Tù đã hiên ngang đối đáp: "Khi các anh có người phaœi hy sinh, các anh biết thương tiếc, truy điệu. Tại sao một đồng đội cuœa chúng tôi qua đời, chúng tôi lại không có những cưœ chỉ cuối cùng đó""
Ngày nay, tuổi đời chồng chất, hậu quaœ di hại cuœa những năm đọa đầy dần dần tàn phá sức khoeœ cuœa Người Tù Kiệt Xuất nhưng chắc chắn không làm kiệt sức con người hiên ngang đó. Tôi cũng là một người lính như Người Tù, nhưng tôi không xứng đáng được một phần nhoœ cuœa người lính Biệt Kích tên Nguyễn Hữu Luyện. Mến phục Người Tù tôi viết mấy dòng này và đột nhiên tôi sực nhớ đến ông Đại Sứ.
II. Ông Đại Sứ
Danh xưng đầy đuœ cuœa ông là "Đặc Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chuœ Nghĩa Việt Nam tại Cơ Quan Liên Hiệp Quốc". Tên cuœa ông là Lê Văn Bàng. Ông là một nhà trí thức và lẽ dĩ nhiên và chắc chắn rằng ông là một đaœng viên cao cấp cuœa Đaœng Cộng Saœn Việt Nam. Mọi người gọi ông bằng ông, thậm chí bằng Ngài. Không ai kêu ông đại sứ cuœa một quốc gia bằng THẰNG. Chỉ có người Cộng Saœn Việt Nam, đạo đức mới xã hội chuœ nghĩa mới nói "Thằng Thiệu, thằng Kỳ..." và câu chuyện liên quan đến ông Đại Sứ Bàng được biết như sau:
Cách đây vài năm, vào một buổi sáng mùa Hè đẹp trời, ông Đại Sứ nói với người cần vụ: "Này, đồng chí, baœo đồng chí lái xe chuẩn bị, ta ra biển săn bắt một ít sò nghiêu về caœi thiện."
Người cần vụ nhanh nhẹn đáp: "Báo cáo đồng chí Đại sứ, rõ."
Ông Đại Sứ thêm: "Nhắc đồng chí lấy xe riêng nhé!"
"Báo cáo đồng chí Đại Sứ, rõ."
Ông Đại Sứ rất cẩn thận. Ngày nghỉ ra biển chơi chỉ dùng xe riêng, tuyệt nhiên không sưœ dụng xe mang baœng số ngoại giao. Hơn 40 phút bon bon trên xa lộ thênh thang, thầy trò ông Đại Sứ rất phấn khơœi. Ông tâm sự: "Nhớ hương vị quê nhà quá, hai đồng chí gắng nhặt thật nhiều nghiêu sò nhá."
Một trong hai thuộc cấp lên tiếng: "Báo cáo đồng chí Đại Sứ, rõ."
Người kia thêm: "Báo cáo đồng chí Đại Sứ, mấy lần trước ta thắng to, thu hoạch hàng khối hàng tươi sống, trận này chắc cũng thế thôi. Nhưng nhỡ chẳng may gặp ranh gờ (ranger) thì xưœ lý thế nào, xin đồng chí Đại Sứ đaœ thông cho ạ!"
Ông Đại Sứ đáp: "Nô en gờ lít (no English). Ta phaœi vận dụng sáng tạo, đưa sáng kiến vào thực tế trong mọi tình huống. Nếu phaœi đối đầu với bọn ấy, các đồng chí cứ giaœ taœng là không biết nói, không biết đọc tiếng Anh, chữ Anh. Nếu chuyện to ra, các đồng chí cứ yên tâm, có tôi lo."
Sau đó không lâu, tại bãi biển vắng người, thầy trò ông Đại Sứ trực diện với hai người tuần tra. Một trong hai rangers hoœi ba người mò sò: "Các ông có biết nơi đây là bãi cấm không""
"Nô, nô en gờ lít."
"Các ông có thấy và đọc được mấy tấm baœng đó không""
"Nô, nơ en gờ lít."
Người nhân viên tuần tra cao lớn nhẫn nại hoœi thầy trò ông Đại Sứ mấy lần nữa. Lần nào cũng vậy, anh ta chỉ nhận được một câu traœ lời duy nhất trước sau như một. Anh ranger đành phaœi vừa hoœi vừa ra dấu: "Chiếc xe Chevolet đó có phaœi cuœa các ông không""
Lần đầu tiên sau hơn một khắc, hai người tuần tra nhận được một câu traœ lời khác: "Yes, yes, yes..."
"Vậy thì các ông vui lòng mơœ cốp sau cuœa xe cho chúng tôi xét." Người ranger hết kiên nhẫn nổi, vừa nói vừa ra dấu.
Trước mặt mọi người, hai bao taœi, loại đựng gạo 25 kg đầy ắp sò sống, nước chaœy ròng ròng.
"Những cái này cuœa các ông""
Không có câu traœ lời.
"Chúng tôi yêu cầu các ông xuất trình giấy tờ tuỳ thân để chúng tôi lập biên baœn. Các ông có biết, theo luật định, vi phạm như thế này các ông có thể bị phạt tiền lên tới tám ngàn đô la hoặc bị kêu án ba tháng tù, hoặc caœ hai không""
Một trong ba người bắt sò lậu lên tiếng, lần này thì tiếng Anh cuœa ông ta thật là lưu loát, đúng giọng và lịch sự:
"Trường hợp cuœa chúng tôi, các ông không có quyền xưœ lý."
Hai nhân viên chánh phuœ Hoa Kỳ ngạc nhiên: "Ông nói sao, chúng tôi không có quyền ghi phạt các ông à""
"Đúng, tôi có quyền đặc nhiễm, bất khaœ truy tố."
"Quyền đặc nhiễm...""
"Đúng, tôi là Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chuœ Nghĩa Việt Nam tại Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi được luật pháp quốc tế baœo vệ."
Ông Đại Sứ ưỡn ngực, hiên ngang chìa theœ Đại Sứ cuœa ông ra.
Một hai năm sau đó Đại Sứ Lê Văn Bàng mãn nhiệm. Trong buổi lễ bàn giao cho Đại Sứ mới, ông Đại Sứ cũ nhận được một bằng khen, một lẵng hoa trong buổi lễ trịnh trọng trước khi mơœ nắp champagne liên hoan với lời phê "Hoàn thành xuất sắc công tác Đaœng và nhà nước giao phó".
III. Hai Người Việt Nam
NGƯỜI TÙ và ông Đại Sứ đều là người Việt Nam nhưng sao khác nhau xa quá!
Trần Đức Nhuận