Không phải nhóm lãnh đạo Cộng sản chỉ tình cờ thừa thắng xông lên cho quân đội xâm chiếm nước láng giềng Cam Bốt sau 1975. Hành động tấn công này là một kế hoạch dđuọc tiến hành từ lâu.
Năm 1954, Trung Cộng và các cường quốc Tây Phương thỏa thuận chia đôi Việt Nam năm 1954. Khi hiệp định Geneva thành hình, Cộng sản phải rút quân và cán bộ của chúng ra khỏi miền Nam Việt Nam và Cam Bốt để đưa về Bắc. Ngay từ thời này, chúng đã khuyến dụ chừng 4,000 thiếu niên Cam Bốt tuổi từ 10 đến 15 đi theo chúng.
Những thiếu niên nầy được huấn luyện trong các trung tâm huấn luyện Hà Nội và được Đảng sắp xếp cho lấy vợ người Việt. Tháng 3 năm 1970, sau khi Mỹ hỗ trợ cuộc lật đổ chính phủ Sihanouk và đưa Lon Nol lên nắm chính quyền, Cộng Sản Hà Nội liền đưa những đảng viên Cam Bốt có vợ Việt về Cam-Bốt để tham gia các tổ chức quấy phá Lon Nol. Tính đến năm 1989, 23 đảng viên Cam-Bốt có vợ Việt trở thành ủy viên trong Bộ Chính Trị Trung Ương của Cộng Hòa Nhân Dân Khmer.
Năm 1971, Chu Ân Lai đón rước Richard Nixon ở Bắc Kinh và xem Cộng sản Bắc Việt như không đáng đề cập đến. Từ sau 1969 cho đến tháng 6 năm 1978, Hà Nội công khai gia-nhập Hội Đồng Kinh Tế Hỗ Tương ở Mạc Tư Khoa và tẩy chay Trung Cộng. Trong thời gian nầy, Cộng sản Việt Nam đã trục xuất và bắt bớ khoảng từ 70,000 đến 90,000 người Hoa Kiều ở Việt Nam. Khoảng 263,000 người Hoa chạy vào đất liền Trung Cộng. Trung Cộng tuyên bố cắt hết mọi viện trợ về tài chánh và nhân sự cho Việt Nam. Trước đây, từ 1954 đến 1974, Việt Nam đã nhận của Trung Cộng khoảng 14 tỷ Mỹ Kim và 350,000 quân nhân và chuyên viên, cố vấn.
Tháng 3,1978, Cộng Sản đã thỏa thuận cho Nga đưa tàu chiến đến thăm viếng vịnh Cam Ranh gồm một chiến hạm bắn hỏa tiễn, một chiến hạm trang bị đại bác tấn công và một chiến hạm vớt mìn. Các nguồn tin tức Tây phương cho biết ở Việt Nam hiện có ít nhất là hai máy bay dọ thám của Sô Viết loại TU 95D. Hà nội phủ nhận tin tức cho rằng những phi cơ và tàu chiến của Nga sẽ ở lại vĩnh viễn tại Việt Nam, nhưng những nhà phân tích không thể bỏ qua tầm quan trọng của Hạm Đội Viễn Đông của Nga đối với Việt Nam.
Cộng sản Hà Nội đã chính thức bỏ Trung Cộng chạy theo Nga khi chúng ký một hiệp ước thân thiện và hỗ tương vào tháng 11 năm 1978. Ngọn lửa chiến tranh giữa Việt Nam và Cam-Bốt từ đó mà ra.
Tháng 4 năm 1975, Pol Pot với đảng Khmer Rouge theo lệnh của Trung Cộng, đã giàn quân khiêu khích dọc theo biên giới Cam Bốt-Việt Nam. Một trận đánh đã xẩy ra vào tháng Chạp năm 1977 dọc theo lãnh thổ tỉnh Tây Ninh gây thương vong cho trên 2,000 người dân Việt. Đến tháng 6 năm 1978, lực lượng bộ binh Khmer Đỏ với xe tăng của Trung Cộng đã đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm. Cộng sản Việt Nam lập tức cho một lực lượng quân sự hùng hậu tiến vào Cam Bốt chiếm hai thị xã Nimot và Karek. Từ cuối mùa hè đến mùa thu năm 1978, Cộng Sản Việt Nam liên tục tấn công các lực lượng cộng sản Khmer Đỏ trên lãnh thổ Cam Bốt. Trong thời gian nầy, số cựu quân nhân và cựu viên chức VNCH bị giam cầm trong các trại giam dọc biên giới đã bị dời đến những vùng đất về phía đông vì bọn Cộng Sản sợ quân Khmer Đỏ đánh vào các trại giam và tù nhân có thể chạy theo phe Khmer Đỏ.
Mặc dù Cộng sản đã đề phòng như vậy, một số tù nhân sĩ quan QLVNCH đã tổ chức và vượt ngục những tù nhân không may bị bắt lại đang bị trừng trị cho đến chết.
Về mặt chính trị, một tổ chức mệnh danh là Mặt Trận Cứu Nguy Quốc Gia Cam Bốt gồm nhiều thành phần do Cộng sản Việt Nam đỡ đầu nổi dậy giết trên 500 quân Khmer Đỏ.
Ngày 25 tháng 12, Cộng sản Việt Nam đưa quân tăng viện đến biên giới Cam Bốt, tổng số lên đến 135,000 quân (13 sư đoàn) dưới sự yễm trợ của không quân Sô Viết.
Ngày 30 tháng 12, lực lượng bộ binh Cộng sản hoàn toàn kiểm soát cảng Kratie trên sông Mê Kông, rồi tiến về phía tây nam chiếm Kompong Cham cắt con lộ nối tới Phnom Penh, trong lúc đó, những đơn vị cơ giới dưới sự yễm trợ của pháo binh và không quân tiến chiếm thị xã Ta Keo rồi di chuyển về phía Bắc Phnom Penh chiếm giữ các quốc lộ chính. Quân của Pol Pot bị dồn vào thế bí tập trung lại ở khu Mỏ Vẹt để phòng thủ nhưng bị quân cộng sản Việt Nam bọc hậu. Ngày 2 tháng Giêng, chính phủ Pol Pot kêu gọi Hoa Kiều rời Cam Bốt. Hằng ngàn công nhân hỏa xa, chuyên viên kỹ thuật và cố vấn quân sự rời Kompot Som trên hai tàu lớn của Trung Cộng. Ngày 7 tháng Giêng, Phnom Penh thất thủ. Cộng sản Việt Nam hỗ trợ việc thành lập Hội Đồng Cách Mạng Nhân Dân, đưa Heng Samrin lên làm Chủ Tịch và lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Cam-Bốt. Trên 700 người ngoại quốc làm việc tại Cam-Bốt dưới chế độ Pol Pot đã chạy trốn qua Thái Lan bằng đường bộ.
Quân Cộng sản Việt Nam thừa thắng tiến đến biên giới Thái tiêu diệt những cánh quân Khmer Đỏ, dồn lực lượng của Pol Pot vào Siem Reap, gần đền Angkor Wat. Những trận đánh khác xẩy ra tại một số thị xã như Kompong Speu, Kompong Cham và Svay Rieng phía đông và phía Nam Phnom Penh.
Ngày 15 tháng Giêng, quân Pol Pot cố gắng phản công để chiếm lại Kompong Som và Takeo nhưng đã thất bại. Bộ chỉ huy của Pol Pot tại Tasanh, tây nam Battambang, cách biên giới Thái chỉ 6 dặm bị quân Cộng sản tràn ngập. Phần lớn những cuộc tấn công của quân Cộng Sản VN đều nhờ vào áp lực hỗ trợ của không quân Nga. Hành động xâm lược của Cộng sản Việt Nam thành công ở Cam Bốt không còa gì đáng ngạc nhiên. Tại Hà Nội, cộng sản có 600,000 quân chính quy trong Nam có 200,000 quân, chưa kể 50,000 quân đang có mặt tại Lào. Chúng lại còn có khả năng động viên 70.000 bán quân sự và một lực lượng dân vệ đến một triệu người. Ngoài ra bọn Cộng sản động viên đám thanh niên con của cựu quân nhân và viên chức của chế độ Cộng Hòa miền Nam cũ và buộc phải thi hành lệnh quân dịch tuyệt đối không được miễn hoãn. Một lớp khá đông lớp thanh niên nầy đã tìm cách vượt biên ra ngoại quốc và đã thành công-một số không may phải bỏ mình trên biển cả hoặc trên những ngõ đường băng biên giới. Nếu phải thi hành quân dịch, tại mặt trận, những thanh niên nầy bị đẩy ra hàng đầu trong những đợt tấn công để lãnh hết bom đạn. Đây là một âm mưu thâm độc Cộng sản chủ trương để diệt hết mầm mống thanh niên mà chúng nghĩ rằng sau này sẽ là những lực lượng chống đối lật đổ chế độ Cộng sản. Âm mưu nầy chẳng khác gì những triều đại vua chúa độc ác chủ trương “tru di tam tộc” trong lịch sử đen tối của một số quốc gia trong đó có cả Việt Nam.
Trong kế-hoạch thành lập những lực lượng tấn công Cam-Bốt, ngay từ đầu, Hà Nội ra lệnh sử dụng những thành phần du kích nằm vùng trong Nam mà Mặt Trận Giải Phóng nhận là những lực lượng quân sự dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận, để làm những bộ phận mũi dùi tấn công. Khi gặp những khó khăn về tiếp vận, yểm trợ hoặc có những hành vi vô kỷ luật của binh sĩ, bọn Cộng sản Hà Nội quy hết trách nhiệm cho các cấp chỉ huy Mặt Trận Giải Phóng và cho là thiếu khả năng lãnh đạo. Từ đó, những cấp chỉ huy Mặt Trận bị cách chức và loại trừ và danh nghĩa lực lượng quân sự của Mặt Trận bị xóa bỏ cùng lúc với danh nghĩa của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam.
Các nhà phân tích Tây phương không hiểu tại sao bọn Cộng sản Việt Nam có hành động xâm lược toàn nước Cam Bốt với sự hao tổn sinh mạng binh lính khá cao tiếp sau những hao tổn sinh mạng hàng triệu binh lính trong cuộc xâm chiếm miền Nam. Để cảnh cáo sự khiêu khích của Cam Bốt, Cộng sản Hà Nội chỉ cần mở những cuộc hành quân xâm nhập có giới hạn dọc theo biên giới, nhưng ngược lại, quân Cộng sản đánh thẳng tới biên giới Thái Lan, bao vây luôn thủ đô Phnom Penh. Các nhà phân tích nghĩ rằng đây có thể là hành động của các đơn vị hành quân ngoài mặt trận thừa thắng xông lên. Cựu Đại Tá Bùi Diễm, tác giả cuốn In The Jaws of History, cho rằng đây là một cuộc tấn công có âm mưu của Cộng sản Hà Nội, chúng lợi dụng cơ hội để thực hiện mộng xâm lăng muôn đời của chúng.
Song song với cuộc xâm lăng quân sự, Cộng sản đã thành công trong việc hỗ trợ Heng Samrin với một tổ chức chính trị có uy quyền là Mặt Trận Thống Nhất Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt thân Cộng sản Việt Nam. Hà Nội với sự thỏa thuận của Heng Sarim đã đưa dân Việt Nam đến định cư ở Cam Bốt trong những năm từ 1979 đến 1984, tổng số dân định cư Việt Nam lên đến 600,000 người. Cuộc tấn công vũ bão của Trung Hoa vào các tỉnh Bắc Việt, không làm cho bọn Cộng sản từ bỏ mộng xâm lăng của chúng. Nhưng về mặt kinh tế và xã hội, Cộng sản Việt Nam đã lâm vào con đường suy sụp do cuộc xâm lăng gây ra. Cộng sản Hà Nội đã tiêu khoảng 25% sản lượng quốc gia vào ngân sách quân phí. Cộng sản phải duy trì một lực lượng quân sự khoảng 1,260,000 người, gồm 1,100,000 bộ binh, 40,000 hải quân và 120,000 không quân. Ngoài ra chúng còn tổ chức 3,000,000 người làm lực lượng trừ bị.
Tháng 5, 1988, Hà Nội tuyên bố rút 50,000 đến 120,000 quân ra khỏi Cam Bốt vào cuối năm. Đến tháng 12, 1988, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ước lượng Cộng sản chỉ rút từ 20,000 đến 30,000 quân. Cộng sản lại tuyên bố sẽ rút tất cả quân vào năm 1990. Đến tháng 3,1989, quân Cộng sản còn lại ở Cam Bốt là 80,000 quân.
Dù rút hết quân ra khỏi Cam Bốt, Cộng sản Hà Nội còn phải gánh công việc huấn luyện cho quân Cam Bốt thân Hà Nội. Số quân nầy ước lượng 60,000 người. Hà Nội còn phải viện trợ cho chính phủ Cam Bốt mỗi năm chừng 50 đến 60% tài khoản quốc gia.
Cộng sản còn một nỗi lo sợ không nguôi về số thanh niên con cháu của những cựu viên chức và sĩ quan QLVNCH bị chúng bắt đi quân dịch, và từ Cam Bốt, số thanh niên này đã đào ngũ trốn qua Thái Lan. Phần lớn các thanh niên này đã đến định cư và trưởng thành tại các quốc gia dân chủ tự do. Người ta ước lượng số thanh niên nầy trên 1,000 người, và bao lâu những thanh niên nầy còn sống họ không quên những kinh nghiệm mà họ đã trải qua trong quân đội cộng sản.
Năm 1966, miền Bắc Việt Nam được xếp vào số quốc gia nghèo nhất thế giới với lợi tức $100.00 mỗi đầu người một năm. Đến năm 1987, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vẫn là nước nghèo nhất thế giới với lợi tức $180.00 mỗi đầu người một năm, mức lạm phát là 100% mỗi năm kèm theo nạn thiếu hụt thực phẩm trong mọi giới quần chúng. Lương công chức chính phủ từ 5,000 đến 10,000 đồng Việt Nam.
Từ sau 30/4/1975 đến cuối tháng 10 năm 1987, khoảng 528,000 người Việt chạy trốn ra khỏi nước bằng đường biển, 300,000 người Cam Bốt vượt biên giới qua Thái Lan để tìm cách đến định cư ở các nước tự do. Phần lớn số người Việt Nam và Cam Bốt trốn thoát trong thời gian nầy là nạn nhân của cuộc xâm lăng của Cộng sản Việt Nam vào Cam Bốt.
Năm 1954, Trung Cộng và các cường quốc Tây Phương thỏa thuận chia đôi Việt Nam năm 1954. Khi hiệp định Geneva thành hình, Cộng sản phải rút quân và cán bộ của chúng ra khỏi miền Nam Việt Nam và Cam Bốt để đưa về Bắc. Ngay từ thời này, chúng đã khuyến dụ chừng 4,000 thiếu niên Cam Bốt tuổi từ 10 đến 15 đi theo chúng.
Những thiếu niên nầy được huấn luyện trong các trung tâm huấn luyện Hà Nội và được Đảng sắp xếp cho lấy vợ người Việt. Tháng 3 năm 1970, sau khi Mỹ hỗ trợ cuộc lật đổ chính phủ Sihanouk và đưa Lon Nol lên nắm chính quyền, Cộng Sản Hà Nội liền đưa những đảng viên Cam Bốt có vợ Việt về Cam-Bốt để tham gia các tổ chức quấy phá Lon Nol. Tính đến năm 1989, 23 đảng viên Cam-Bốt có vợ Việt trở thành ủy viên trong Bộ Chính Trị Trung Ương của Cộng Hòa Nhân Dân Khmer.
Năm 1971, Chu Ân Lai đón rước Richard Nixon ở Bắc Kinh và xem Cộng sản Bắc Việt như không đáng đề cập đến. Từ sau 1969 cho đến tháng 6 năm 1978, Hà Nội công khai gia-nhập Hội Đồng Kinh Tế Hỗ Tương ở Mạc Tư Khoa và tẩy chay Trung Cộng. Trong thời gian nầy, Cộng sản Việt Nam đã trục xuất và bắt bớ khoảng từ 70,000 đến 90,000 người Hoa Kiều ở Việt Nam. Khoảng 263,000 người Hoa chạy vào đất liền Trung Cộng. Trung Cộng tuyên bố cắt hết mọi viện trợ về tài chánh và nhân sự cho Việt Nam. Trước đây, từ 1954 đến 1974, Việt Nam đã nhận của Trung Cộng khoảng 14 tỷ Mỹ Kim và 350,000 quân nhân và chuyên viên, cố vấn.
Tháng 3,1978, Cộng Sản đã thỏa thuận cho Nga đưa tàu chiến đến thăm viếng vịnh Cam Ranh gồm một chiến hạm bắn hỏa tiễn, một chiến hạm trang bị đại bác tấn công và một chiến hạm vớt mìn. Các nguồn tin tức Tây phương cho biết ở Việt Nam hiện có ít nhất là hai máy bay dọ thám của Sô Viết loại TU 95D. Hà nội phủ nhận tin tức cho rằng những phi cơ và tàu chiến của Nga sẽ ở lại vĩnh viễn tại Việt Nam, nhưng những nhà phân tích không thể bỏ qua tầm quan trọng của Hạm Đội Viễn Đông của Nga đối với Việt Nam.
Cộng sản Hà Nội đã chính thức bỏ Trung Cộng chạy theo Nga khi chúng ký một hiệp ước thân thiện và hỗ tương vào tháng 11 năm 1978. Ngọn lửa chiến tranh giữa Việt Nam và Cam-Bốt từ đó mà ra.
Tháng 4 năm 1975, Pol Pot với đảng Khmer Rouge theo lệnh của Trung Cộng, đã giàn quân khiêu khích dọc theo biên giới Cam Bốt-Việt Nam. Một trận đánh đã xẩy ra vào tháng Chạp năm 1977 dọc theo lãnh thổ tỉnh Tây Ninh gây thương vong cho trên 2,000 người dân Việt. Đến tháng 6 năm 1978, lực lượng bộ binh Khmer Đỏ với xe tăng của Trung Cộng đã đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm. Cộng sản Việt Nam lập tức cho một lực lượng quân sự hùng hậu tiến vào Cam Bốt chiếm hai thị xã Nimot và Karek. Từ cuối mùa hè đến mùa thu năm 1978, Cộng Sản Việt Nam liên tục tấn công các lực lượng cộng sản Khmer Đỏ trên lãnh thổ Cam Bốt. Trong thời gian nầy, số cựu quân nhân và cựu viên chức VNCH bị giam cầm trong các trại giam dọc biên giới đã bị dời đến những vùng đất về phía đông vì bọn Cộng Sản sợ quân Khmer Đỏ đánh vào các trại giam và tù nhân có thể chạy theo phe Khmer Đỏ.
Mặc dù Cộng sản đã đề phòng như vậy, một số tù nhân sĩ quan QLVNCH đã tổ chức và vượt ngục những tù nhân không may bị bắt lại đang bị trừng trị cho đến chết.
Về mặt chính trị, một tổ chức mệnh danh là Mặt Trận Cứu Nguy Quốc Gia Cam Bốt gồm nhiều thành phần do Cộng sản Việt Nam đỡ đầu nổi dậy giết trên 500 quân Khmer Đỏ.
Ngày 25 tháng 12, Cộng sản Việt Nam đưa quân tăng viện đến biên giới Cam Bốt, tổng số lên đến 135,000 quân (13 sư đoàn) dưới sự yễm trợ của không quân Sô Viết.
Ngày 30 tháng 12, lực lượng bộ binh Cộng sản hoàn toàn kiểm soát cảng Kratie trên sông Mê Kông, rồi tiến về phía tây nam chiếm Kompong Cham cắt con lộ nối tới Phnom Penh, trong lúc đó, những đơn vị cơ giới dưới sự yễm trợ của pháo binh và không quân tiến chiếm thị xã Ta Keo rồi di chuyển về phía Bắc Phnom Penh chiếm giữ các quốc lộ chính. Quân của Pol Pot bị dồn vào thế bí tập trung lại ở khu Mỏ Vẹt để phòng thủ nhưng bị quân cộng sản Việt Nam bọc hậu. Ngày 2 tháng Giêng, chính phủ Pol Pot kêu gọi Hoa Kiều rời Cam Bốt. Hằng ngàn công nhân hỏa xa, chuyên viên kỹ thuật và cố vấn quân sự rời Kompot Som trên hai tàu lớn của Trung Cộng. Ngày 7 tháng Giêng, Phnom Penh thất thủ. Cộng sản Việt Nam hỗ trợ việc thành lập Hội Đồng Cách Mạng Nhân Dân, đưa Heng Samrin lên làm Chủ Tịch và lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Cam-Bốt. Trên 700 người ngoại quốc làm việc tại Cam-Bốt dưới chế độ Pol Pot đã chạy trốn qua Thái Lan bằng đường bộ.
Quân Cộng sản Việt Nam thừa thắng tiến đến biên giới Thái tiêu diệt những cánh quân Khmer Đỏ, dồn lực lượng của Pol Pot vào Siem Reap, gần đền Angkor Wat. Những trận đánh khác xẩy ra tại một số thị xã như Kompong Speu, Kompong Cham và Svay Rieng phía đông và phía Nam Phnom Penh.
Ngày 15 tháng Giêng, quân Pol Pot cố gắng phản công để chiếm lại Kompong Som và Takeo nhưng đã thất bại. Bộ chỉ huy của Pol Pot tại Tasanh, tây nam Battambang, cách biên giới Thái chỉ 6 dặm bị quân Cộng sản tràn ngập. Phần lớn những cuộc tấn công của quân Cộng Sản VN đều nhờ vào áp lực hỗ trợ của không quân Nga. Hành động xâm lược của Cộng sản Việt Nam thành công ở Cam Bốt không còa gì đáng ngạc nhiên. Tại Hà Nội, cộng sản có 600,000 quân chính quy trong Nam có 200,000 quân, chưa kể 50,000 quân đang có mặt tại Lào. Chúng lại còn có khả năng động viên 70.000 bán quân sự và một lực lượng dân vệ đến một triệu người. Ngoài ra bọn Cộng sản động viên đám thanh niên con của cựu quân nhân và viên chức của chế độ Cộng Hòa miền Nam cũ và buộc phải thi hành lệnh quân dịch tuyệt đối không được miễn hoãn. Một lớp khá đông lớp thanh niên nầy đã tìm cách vượt biên ra ngoại quốc và đã thành công-một số không may phải bỏ mình trên biển cả hoặc trên những ngõ đường băng biên giới. Nếu phải thi hành quân dịch, tại mặt trận, những thanh niên nầy bị đẩy ra hàng đầu trong những đợt tấn công để lãnh hết bom đạn. Đây là một âm mưu thâm độc Cộng sản chủ trương để diệt hết mầm mống thanh niên mà chúng nghĩ rằng sau này sẽ là những lực lượng chống đối lật đổ chế độ Cộng sản. Âm mưu nầy chẳng khác gì những triều đại vua chúa độc ác chủ trương “tru di tam tộc” trong lịch sử đen tối của một số quốc gia trong đó có cả Việt Nam.
Trong kế-hoạch thành lập những lực lượng tấn công Cam-Bốt, ngay từ đầu, Hà Nội ra lệnh sử dụng những thành phần du kích nằm vùng trong Nam mà Mặt Trận Giải Phóng nhận là những lực lượng quân sự dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận, để làm những bộ phận mũi dùi tấn công. Khi gặp những khó khăn về tiếp vận, yểm trợ hoặc có những hành vi vô kỷ luật của binh sĩ, bọn Cộng sản Hà Nội quy hết trách nhiệm cho các cấp chỉ huy Mặt Trận Giải Phóng và cho là thiếu khả năng lãnh đạo. Từ đó, những cấp chỉ huy Mặt Trận bị cách chức và loại trừ và danh nghĩa lực lượng quân sự của Mặt Trận bị xóa bỏ cùng lúc với danh nghĩa của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam.
Các nhà phân tích Tây phương không hiểu tại sao bọn Cộng sản Việt Nam có hành động xâm lược toàn nước Cam Bốt với sự hao tổn sinh mạng binh lính khá cao tiếp sau những hao tổn sinh mạng hàng triệu binh lính trong cuộc xâm chiếm miền Nam. Để cảnh cáo sự khiêu khích của Cam Bốt, Cộng sản Hà Nội chỉ cần mở những cuộc hành quân xâm nhập có giới hạn dọc theo biên giới, nhưng ngược lại, quân Cộng sản đánh thẳng tới biên giới Thái Lan, bao vây luôn thủ đô Phnom Penh. Các nhà phân tích nghĩ rằng đây có thể là hành động của các đơn vị hành quân ngoài mặt trận thừa thắng xông lên. Cựu Đại Tá Bùi Diễm, tác giả cuốn In The Jaws of History, cho rằng đây là một cuộc tấn công có âm mưu của Cộng sản Hà Nội, chúng lợi dụng cơ hội để thực hiện mộng xâm lăng muôn đời của chúng.
Song song với cuộc xâm lăng quân sự, Cộng sản đã thành công trong việc hỗ trợ Heng Samrin với một tổ chức chính trị có uy quyền là Mặt Trận Thống Nhất Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt thân Cộng sản Việt Nam. Hà Nội với sự thỏa thuận của Heng Sarim đã đưa dân Việt Nam đến định cư ở Cam Bốt trong những năm từ 1979 đến 1984, tổng số dân định cư Việt Nam lên đến 600,000 người. Cuộc tấn công vũ bão của Trung Hoa vào các tỉnh Bắc Việt, không làm cho bọn Cộng sản từ bỏ mộng xâm lăng của chúng. Nhưng về mặt kinh tế và xã hội, Cộng sản Việt Nam đã lâm vào con đường suy sụp do cuộc xâm lăng gây ra. Cộng sản Hà Nội đã tiêu khoảng 25% sản lượng quốc gia vào ngân sách quân phí. Cộng sản phải duy trì một lực lượng quân sự khoảng 1,260,000 người, gồm 1,100,000 bộ binh, 40,000 hải quân và 120,000 không quân. Ngoài ra chúng còn tổ chức 3,000,000 người làm lực lượng trừ bị.
Tháng 5, 1988, Hà Nội tuyên bố rút 50,000 đến 120,000 quân ra khỏi Cam Bốt vào cuối năm. Đến tháng 12, 1988, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ước lượng Cộng sản chỉ rút từ 20,000 đến 30,000 quân. Cộng sản lại tuyên bố sẽ rút tất cả quân vào năm 1990. Đến tháng 3,1989, quân Cộng sản còn lại ở Cam Bốt là 80,000 quân.
Dù rút hết quân ra khỏi Cam Bốt, Cộng sản Hà Nội còn phải gánh công việc huấn luyện cho quân Cam Bốt thân Hà Nội. Số quân nầy ước lượng 60,000 người. Hà Nội còn phải viện trợ cho chính phủ Cam Bốt mỗi năm chừng 50 đến 60% tài khoản quốc gia.
Cộng sản còn một nỗi lo sợ không nguôi về số thanh niên con cháu của những cựu viên chức và sĩ quan QLVNCH bị chúng bắt đi quân dịch, và từ Cam Bốt, số thanh niên này đã đào ngũ trốn qua Thái Lan. Phần lớn các thanh niên này đã đến định cư và trưởng thành tại các quốc gia dân chủ tự do. Người ta ước lượng số thanh niên nầy trên 1,000 người, và bao lâu những thanh niên nầy còn sống họ không quên những kinh nghiệm mà họ đã trải qua trong quân đội cộng sản.
Năm 1966, miền Bắc Việt Nam được xếp vào số quốc gia nghèo nhất thế giới với lợi tức $100.00 mỗi đầu người một năm. Đến năm 1987, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vẫn là nước nghèo nhất thế giới với lợi tức $180.00 mỗi đầu người một năm, mức lạm phát là 100% mỗi năm kèm theo nạn thiếu hụt thực phẩm trong mọi giới quần chúng. Lương công chức chính phủ từ 5,000 đến 10,000 đồng Việt Nam.
Từ sau 30/4/1975 đến cuối tháng 10 năm 1987, khoảng 528,000 người Việt chạy trốn ra khỏi nước bằng đường biển, 300,000 người Cam Bốt vượt biên giới qua Thái Lan để tìm cách đến định cư ở các nước tự do. Phần lớn số người Việt Nam và Cam Bốt trốn thoát trong thời gian nầy là nạn nhân của cuộc xâm lăng của Cộng sản Việt Nam vào Cam Bốt.
PHAN BÁ KỲ
Tham khảo:
Bui, Diem. In The Jaws of History. Boston: Houghton Mifflin, 1987.
Michael Lee Lanning and Dan Cragg. Inside the VC and the NVA. New York: Ballantine Books, 1992.
Truong, Tang Nhu. A Vietcong Memoir. New York: Random House, Inc., 1985
Gửi ý kiến của bạn