Chỉ số giá cả này đã sụt 2,6% so với tháng bẩy của năm ngoái.
Giá thực phẩm nhìn thấy sụt nhiều nhất, 2,6% cho toàn nước. Giá này sụt xuống nhiều nhất được ghi nhận ở những tỉnh phía Bắc của Việt Nam với sự thăm dò đã cho thấy Hanoi sụt xuống 1,7%, Hải phòng sụt 4,4%, Thai nguyên và Tuyên quang sụt 4,0%.
Tại Nam Việt Nam, các đồng bằng của sông Cửu Long bị ngập lụt tàn phá trong tuần qua, giá thóc tăng nhỉnh lên. Tại Cần thơ giá gạo đã tăng 1,5% và tại An giang, Cà mau tăng 7,4%.
So sánh với hồi năm ngoái, giá hàng nhu yếu phẩm đã sụt 11,7%.
Giá cả cho hàng tiêu thụ hơi xuống một chút. Thí dụ, giá thuốc men và các vật tư y khoa sụt xuống 0,2%, nhu yếu phẩm xuống 0,3%. Giá cả vật tư xây cất, sách vở cho học sinh, hàng mỹ nghệ và các vật dụng thể thao đã tăng khoảng 0,1 và 0,3%.
Giá vàng tăng đều mỗi tháng 0,4%, đi theo với giá Mỹ kim tăng 0,1%.
Khi chỉ số giá tiêu thụ sụt, chứng tỏ dân chúng không còn tiền để mua bán; giá nhu yếu phẩm tăng chứng tỏ có sự khan hiếm thực phẩm. Đồng bạc Việt Nam không đuợc dân chúng tín nhiệm, giá vàng và giá Mỹ kim tăng đều mỗi tháng chứng tỏ đồng bạc Việt Nam đang trên đường bị lạm phát.
Thị trường chứng khoán phải mở ra tại Saigon thay vì Hanoi là một chuyện bất khả kháng. Chính quyền Hanoi tựa như cụ lý nhà quê, dép treo vào cần cổ, tay giữ dù trên vai để lội nước lụt trong gió giật từng cơn.
Dép của cụ lý không khác gì chủ nghĩa cộng sản, còn dù của cụ lý không khác gì hiệp ước mậu dịch đã ký kết với Hoa kỳ gần đây.