NHA TRANG (VietCatholic News) - Thầy sáu vĩnh viễn dòng Phanxicô ngoài 80 tuổi đã tận tụy trong suốt cuộc đời để chăm sóc người bất hạnh nhất là người cùi tại miền Trung.
Thầy dòng Phanxicô Tôma Huỳnh Thông đã 84 tuổi cho biết, săn sóc cho ngưòi cùi nghĩa là giúp chữa lành các vết thương không những về tật nguyền thân xác nhưng còn phải nâng đỡ phần tâm linh “vì họ thường cảm thấy cô đơn, hất hủi và bị khinh miệt trong xã hội”.
“Tôi đã học để thân tình đối xử với họ và điều quan trọng nhất là phải phục vụ họ trong bất kì thời gian nào và bất kì ở đâu.”
Ngày nay, Thầy Sáu Thông thố lộ là Thầy đã trở nên “yếu dần và yếu dần”, vẫn còn đang làm việc tại một vùng gần Nha Trang nơi có khoảng 5800 đồng bào thượng Roglai và Ede, phần đông thì nghèo túng và không biết chữ.
Công việc được khởi sự khi Thầy đã đáp lại lời kêu gọi của chính quyền vào năm 1989 là muốn di chuyển đồng bào thượng xuống vùng đồng bằng. Lời kêu gọi từ Đức Giám Mục Phaolo Nguyễn Văn Hoà thuộc giáo phận Nha Trang và chính quyền sở tại.
“Cách giải quyết của tôi không phải chỉ để nuôi họ ăn nhưng giúp họ tự lực cánh sinh bằng cách cung cấp cho họ một cơ sở qua các phương tiện sản xuất và trợ cấp xã hội.”
Ông Gioan Baotixita Bộ Thành Khẩn, niên trưởng cộng đồng Roglai cho biết Thầy Sáu Thông đã giúp người Roglai xây nhà và đường xá để phòng chống bão và lụt lội, đào giếng và mang điện về tới khu vực này.
Cộng đồng của ông Khẩn có 173 người sống ở miền núi thuộc quận Điện Khánh. Mỗi gia đình kiếm được chừng 20,000 đồng trong một ngày tức khoảng 1.4 Mỹ Kim.
Thầy Sáu còn cho bò và các dụng cụ làm ruộng “Chúng tôi nợ Thầy hơn là nợ bố mẹ chúng tôi bởi vì không có Thầy, chúng tôi phải trở lại cuộc sống nay đây mai đó.”
Bà Bộ Thị Se, 70 tuổi thuộc một bộ tộc khác, nói thêm “Chúng tôi rất biết ơn Thầy Thông cho gạo, quần áo và tiền, nhất là trong những lúc dân làng lâm cảnh túng đói”. Bộ lạc này sống ở miền nam của Nha Trang gồm 145 người ở làng Se. Mỗi năm nhiều người bị thiệt mạng vì đi săn trong rừng.
Đức Giám Mục Hoà đã khen ngợi Thầy Thông đã tận dụng thời gian và sức lực phục vụ cho người nghèo “Hơn nữa, chính quyền địa phương cũng cảm thấy thoải mái để làm việc với người sùng đạo như Thầy”.
Thầy Thông đã kể lại khi Thầy gia nhập dòng Phanxicô vào năm 1934, Thầy đã phục vụ cho người nghèo ở bất cứ nơi nào khi được chỉ định.
Thầy đã lập trại cùi Núi Sắn vào năm 1961 và trung tâm ba mẫu dành cho trẻ mồ côi và người già vào năm 1964, cả hai đều nằm ngoại ô của Nha Trang. Lúc ấy Thầy là Giám Đốc cho hai trung tâm này và giao lại cho chính quyền vào năm 1978 theo chính sách của chính quyền cộng sản.
Bà Nguyễn Thị Kim Chính hiện thời là Giám Đốc trung tâm trẻ mồ côi và người già thú nhận rằng, chính quyền và nhân viên ở đây vẫn coi Thầy với lòng tự trọng vì Thầy đã tự nguyện giao lại một trung tâm lớn với đầy đủ thiết bị mà vẫn không cảm thấy chua xót.
Thầy Sáu Phanxicô cũng đã thiết lập ba trạm y tế ở vùng hẻo lánh để chữa trị bệnh nhân cùi, để khám phá những căn bệnh mới và tìm cách ngăn ngừa sự di truyền của bện này.
Vào năm 1968. Thầy đã phá 150 mẫu rừng ở Suối Tân và xây dựng một trung tâm cho người cùi. Hiện nay trung tâm này là nơi cư ngụ của 120 gia đình nghèo.
Thầy dòng Phanxicô Tôma Huỳnh Thông đã 84 tuổi cho biết, săn sóc cho ngưòi cùi nghĩa là giúp chữa lành các vết thương không những về tật nguyền thân xác nhưng còn phải nâng đỡ phần tâm linh “vì họ thường cảm thấy cô đơn, hất hủi và bị khinh miệt trong xã hội”.
“Tôi đã học để thân tình đối xử với họ và điều quan trọng nhất là phải phục vụ họ trong bất kì thời gian nào và bất kì ở đâu.”
Ngày nay, Thầy Sáu Thông thố lộ là Thầy đã trở nên “yếu dần và yếu dần”, vẫn còn đang làm việc tại một vùng gần Nha Trang nơi có khoảng 5800 đồng bào thượng Roglai và Ede, phần đông thì nghèo túng và không biết chữ.
Công việc được khởi sự khi Thầy đã đáp lại lời kêu gọi của chính quyền vào năm 1989 là muốn di chuyển đồng bào thượng xuống vùng đồng bằng. Lời kêu gọi từ Đức Giám Mục Phaolo Nguyễn Văn Hoà thuộc giáo phận Nha Trang và chính quyền sở tại.
“Cách giải quyết của tôi không phải chỉ để nuôi họ ăn nhưng giúp họ tự lực cánh sinh bằng cách cung cấp cho họ một cơ sở qua các phương tiện sản xuất và trợ cấp xã hội.”
Ông Gioan Baotixita Bộ Thành Khẩn, niên trưởng cộng đồng Roglai cho biết Thầy Sáu Thông đã giúp người Roglai xây nhà và đường xá để phòng chống bão và lụt lội, đào giếng và mang điện về tới khu vực này.
Cộng đồng của ông Khẩn có 173 người sống ở miền núi thuộc quận Điện Khánh. Mỗi gia đình kiếm được chừng 20,000 đồng trong một ngày tức khoảng 1.4 Mỹ Kim.
Thầy Sáu còn cho bò và các dụng cụ làm ruộng “Chúng tôi nợ Thầy hơn là nợ bố mẹ chúng tôi bởi vì không có Thầy, chúng tôi phải trở lại cuộc sống nay đây mai đó.”
Bà Bộ Thị Se, 70 tuổi thuộc một bộ tộc khác, nói thêm “Chúng tôi rất biết ơn Thầy Thông cho gạo, quần áo và tiền, nhất là trong những lúc dân làng lâm cảnh túng đói”. Bộ lạc này sống ở miền nam của Nha Trang gồm 145 người ở làng Se. Mỗi năm nhiều người bị thiệt mạng vì đi săn trong rừng.
Đức Giám Mục Hoà đã khen ngợi Thầy Thông đã tận dụng thời gian và sức lực phục vụ cho người nghèo “Hơn nữa, chính quyền địa phương cũng cảm thấy thoải mái để làm việc với người sùng đạo như Thầy”.
Thầy Thông đã kể lại khi Thầy gia nhập dòng Phanxicô vào năm 1934, Thầy đã phục vụ cho người nghèo ở bất cứ nơi nào khi được chỉ định.
Thầy đã lập trại cùi Núi Sắn vào năm 1961 và trung tâm ba mẫu dành cho trẻ mồ côi và người già vào năm 1964, cả hai đều nằm ngoại ô của Nha Trang. Lúc ấy Thầy là Giám Đốc cho hai trung tâm này và giao lại cho chính quyền vào năm 1978 theo chính sách của chính quyền cộng sản.
Bà Nguyễn Thị Kim Chính hiện thời là Giám Đốc trung tâm trẻ mồ côi và người già thú nhận rằng, chính quyền và nhân viên ở đây vẫn coi Thầy với lòng tự trọng vì Thầy đã tự nguyện giao lại một trung tâm lớn với đầy đủ thiết bị mà vẫn không cảm thấy chua xót.
Thầy Sáu Phanxicô cũng đã thiết lập ba trạm y tế ở vùng hẻo lánh để chữa trị bệnh nhân cùi, để khám phá những căn bệnh mới và tìm cách ngăn ngừa sự di truyền của bện này.
Vào năm 1968. Thầy đã phá 150 mẫu rừng ở Suối Tân và xây dựng một trung tâm cho người cùi. Hiện nay trung tâm này là nơi cư ngụ của 120 gia đình nghèo.
Gửi ý kiến của bạn