Từ đông sang tây ngày mai thứ ba 5 tháng 11 người dân Mỹ sẽ kéo nhau đi bầu những thành viên mới của Quốc Hội và những thống đốc mới đại diện cho bang của mình. Kết quả của sự chọn lựa này sẽ quyết định cái ghế tổng thống của đương kim tổng thống George Bush trong nhiệm kỳ sắp tới.
Mấy tuần nay George Bush chạy như con rối bản đồ nước Mỹ khi các giai đoạn cuối cùng của mùa bầu cử đến nước rút. Lần này ông Bush trông rất năng động trong chiến dịch tranh cử của Đảng nhà. Sức lực Bush đổ ra trong kỳ bầu cử này qua các chuyến công du xuyên bang từ Đông sang Tây rồi từ Bắc xuống Nam, trên bình diện rộng của việc chọn lựa những người đại diện mới cho dân vào Quốc Hội, xem ra vẫn hơi khác thường. Còn những hai năm nữa mới đến phiên ông co giò chạy sao ông lại có vẻ hối hả thế" Chẳng qua cuộc bầu cử vào Quốc Hội tuần này có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp chính trị của ông mặc dầu ông chưa phải là vận động viên marathorn trên đường chạy. Chính kết quả lần này sẽ tạo mô hình cho các hoạt động của ông trong vòng hai năm tới và cũng đồng thời giúp khẳng định sự thắng bại của ông trong lần tái ứng cử năm 2004 tới đây; George Bush không muốn dừng lại ở chỉ một nhiệm kỳtổng thống như Bố Già Bush trước đây.
Quốc Hội là một vấn đề trọng đại ở Hoa Kỳ. Những con người làm việc trong cơ quan quyền lực này - nơi hội tụ những thế lực khác nhau từ các đảng phái của chính phủ - là những người cần phải biết chắc rằng người đứng đầu ngành Hành Pháp - Tổng Thống - nằm dưới quyền kiểm soát của cơ quan Lập Pháp quốc gia là Quốc Hội. Ngay cả khi lưỡng viện Hoa Kỳ, Thượng và Hạ Viện nằm trong tay của Đảng của đương kim tổng thống, các nghị sĩ và các thống đốc bang vẫn muốn biểu tỏ quyền độc lập của mình tách rời hỏi ảnh hưởng của Tổng thống. Tương tự, khi một đảng có đa số đảng viên ở trong một hay cả hai viện, kết quả có thể sẽ là nước cờ bí về mặt chính trị cho đảng đối lập.
Ông Bush muốn duy trì đa số ghế ở Hạ Viện và phục hồi lại số ghế cho đảng mình ở Thượng Viện hiện do Đảng Dân Chủ chiếm đa số. Nhưng hiện nay số cử tri đoàn của cả hai đảng ngang nhau ở mức xít xao, chứng thực qua lần chạy đua vào Nhà Trắng hai năm trước và Bush thắng cử một cách vất vả, hiện tại khó mà biết được kết quả sẽ ra sao cho đến sau ngày mai. Trước hết, ông Bush dồn tập trung vào vấn đề Iraq và cuộc chiến chống khủng bố với hy vọng nỗ lực này sẽ giúp tạo tiếng vang cho Đảng Cộng Hòa. Nhưng càng gần đến ngày cuối của cuộc tranh cử, kết quả thăm dò cho thấy dân chúng Hoa Kỳ lại quan tâm nhiều hơn đến tình trạng thực tại của nền kinh tế đất nước.
Hằng trăm chiếc ghế trống ở Quốc Hội đang bỏ ngỏ cho cả hai bên - 435 ghế thuộc Hạ Viện và 34 trong số 100 ghế ở Thượng Viện, cùng 36 ghế dành cho thống đốc đoàn chờ được chiếm giữ cho những ai nhanh chân. Tuy vậy, các vấn đề phức tạp về chính trị lại nằm trong tay của một số các cuộc chạy đua chính. Vì rằng việc phân chia khu vực bầu cử nhằm đem lại lợi thế cho một đảng phái, nhằm giúp cho hầu hết các ứng cử viên cảm thấy phần nào thuận lợi, lại chỉ nhắm vào 16 ghế ở Hạ Viện nơi sẽ diễn ra sự cạnh tranh gắt gao. Ngay lúc này dường như Đảng Dân Chủ đang thắng thế trong việc chiếm giữ đa số ghế ở Hạ Viện. Và cũng dường như các bang mà Bush nhờ vào để thắng với số phiếu bầu của cử tri đoàn năm 2002 lại là các bang có số dân nhỏ và trải mỏng trên cả nước.
Lần này Đảng Dân Chủ có nhiều cơ hội giữ được Hạ Viện. Họ có nhiều cơ may chiếm chỗ ít nhất hai ghế trong số ba chỗ dễ bị thay thế đương vị của Đảng Cộng Hòa tại các bang New Hampshire, Colorado và Arkansas, và nếu các cuộc thăm dò dân ý cho thấy cử tri nghiêng về phía Đảng Dân Chủ, họ sẽ có cơ may chiếm cả những ghế thuộc các bang khác. Nhưng ngược lại Đảng Dân Chủ cũng có nguy cơ bị mất chỗ từ hai bang Missouri và South Dakota nơi ông Bush dồn nhiều nỗ lực để vận động cho Đảng nhà.
Một ghế ở Thượng Viện thuộc bang Minnessota rất khó đánh giá được ngay trong lúc này sẽ thuộc về tay ai. Ông Paul Wellstone, người đại diện của Đảng Dân Chủ vừa qua đời do một tai nạn máy bay vào ngày 25 tháng 10 đã có cuộc chạy đua gần như sát nút với ứng cử viên Đảng Cộng Hoà. Hiện nay, ông Walter Mondale, người trước kia đã từng là phó tổng thống của Jimmy Carter, và cũng đồng thời là người rất có uy tín và nổi tiếng tại địa phương. Bằng ấy thứ, cộng với sự biểu cảm của cử tri đối với Đảng Dân Chủ, có lẽ đủ để giúp đảng này tranh được số ghế cần thiết.
Trường hợp cán cân quyền lực chẳng nghiêng về bên nào trong cả hai Viện Quốc Hội, sự tê cứng chính trị xem ra không tránh khỏi. Theo thông lệ, bộ sậu Quốc Hội cũ sẽ phải ngồi lại với nhau vào khoảng giữa tháng 11 để cố thoả đáng các bất đồng trên ngân sách Liên Bang của năm này và các bất đồng liên quan đến Bộ Nội An. Chính phủ hiện nay đang sử dụng quyền điều hành tạm thời về ngân sách chi tiêu vì các bên chưa đi đến thống nhất chung. Một Thượng Viện trong tay Đảng Dân Chủ sẽ làm vô hiệu hóa các chương trình nghị sự liên quan đến vấn đề đối nội của tổng thống.
Người ta cho rằng một trong những điều đang được chỉ trích hiện nay trong vòng những nhà Dân Chủ sự vô hiệu quả của những ý kiến chống đối từ phía đảng này. Họ do dự về việc chấp nhận hoặc ủng hộ ông Bush trên vấn đề cắt thêm thuế, về chương trình của ông trong việc kéo dài thời gian cắt thuế và về vấn đề Iraq tuy có một số các đảng viên đảng Dân Chủ ủng hộ lập trường của Tổng Thống Bush, một số khác vẫn một mực chống đối. Ngày càng tăng mối quan tâm về tình hình kinh tế đất nước trong dân chúng cũng là một trong những lợi điểm cho đảng Dân Chủ trong màn chạy đua này. Trong những này cuối cùng cuộc vận động tranh cử, hằng loạt những thống kê cho thấy bầu trời u ám trên đầu người dân, bao gồm cả các thống kê về sự sụt giảm lòng tin của người tiêu thụ trước tình hình kinh tế. Đây là một trong những con sâu trong nồi canh mà đảng Cộng Hòa cố làm cho vừa bụng người dân.
Cuộc thăm dò mới đây nhất cho thấy sự tự đánh giá về ông Bush đã giảm đáng kể. Vào tháng 1 năm nay, đã có hơn 80% số người được hỏi tán thành những việc Tổng Thống đang làm; con số này hiện nay rơi xuống chỉ còn hơn 60%. Chỉ có 49% câu trả lời đồng ý với cách ông Bush lèo lái con thuyền kinh tế đất nước. Thực tế, khi so sánh với đời tổng thống trước cũng vào thời điểm phần đầu nhiệm kỳ ông Bush quả có nhận được các lời ngợi khen cá nhân. Tuy nhiên, càng gần đến ngày bầu cử Quốc Hội chung trên cả nước, các tiến trình hiện nay mở ra một chiều hướng bất lợi cho đảng của ông Bush. Họ không có được những sự hậu thuẫn mạnh mẽ.
Bức tranh có thể được mô tả cụ thể trên bối cảnh bang Florida, nơi đã mang về cho ông Bush thắng lợi vẻ vang của lần chạy đua vưà qua. Em trai ngài tổng thống, Jeff, hiện là thống đốc bang, và ra tái tranh cử lần này. Ngài tổng thống đã làm việc cật lực để hỗ trợ em trai mình, ông đã đến Florida cả thảy 11 lần trong mùa tranh cử, nhưng kết quả cho đến giờ phút này vẫn còn khó đoán và vẫn có khả năng một sự đảo ngược tê tái. Điều này nên được xem như điều nhắc nhở ngài tổng thống về những gay go ông sẽ phải trải qua trong lần chạy đua sắp tới cho chính mình.
Hạ Miên
Mấy tuần nay George Bush chạy như con rối bản đồ nước Mỹ khi các giai đoạn cuối cùng của mùa bầu cử đến nước rút. Lần này ông Bush trông rất năng động trong chiến dịch tranh cử của Đảng nhà. Sức lực Bush đổ ra trong kỳ bầu cử này qua các chuyến công du xuyên bang từ Đông sang Tây rồi từ Bắc xuống Nam, trên bình diện rộng của việc chọn lựa những người đại diện mới cho dân vào Quốc Hội, xem ra vẫn hơi khác thường. Còn những hai năm nữa mới đến phiên ông co giò chạy sao ông lại có vẻ hối hả thế" Chẳng qua cuộc bầu cử vào Quốc Hội tuần này có ý nghĩa quyết định cho sự nghiệp chính trị của ông mặc dầu ông chưa phải là vận động viên marathorn trên đường chạy. Chính kết quả lần này sẽ tạo mô hình cho các hoạt động của ông trong vòng hai năm tới và cũng đồng thời giúp khẳng định sự thắng bại của ông trong lần tái ứng cử năm 2004 tới đây; George Bush không muốn dừng lại ở chỉ một nhiệm kỳtổng thống như Bố Già Bush trước đây.
Quốc Hội là một vấn đề trọng đại ở Hoa Kỳ. Những con người làm việc trong cơ quan quyền lực này - nơi hội tụ những thế lực khác nhau từ các đảng phái của chính phủ - là những người cần phải biết chắc rằng người đứng đầu ngành Hành Pháp - Tổng Thống - nằm dưới quyền kiểm soát của cơ quan Lập Pháp quốc gia là Quốc Hội. Ngay cả khi lưỡng viện Hoa Kỳ, Thượng và Hạ Viện nằm trong tay của Đảng của đương kim tổng thống, các nghị sĩ và các thống đốc bang vẫn muốn biểu tỏ quyền độc lập của mình tách rời hỏi ảnh hưởng của Tổng thống. Tương tự, khi một đảng có đa số đảng viên ở trong một hay cả hai viện, kết quả có thể sẽ là nước cờ bí về mặt chính trị cho đảng đối lập.
Ông Bush muốn duy trì đa số ghế ở Hạ Viện và phục hồi lại số ghế cho đảng mình ở Thượng Viện hiện do Đảng Dân Chủ chiếm đa số. Nhưng hiện nay số cử tri đoàn của cả hai đảng ngang nhau ở mức xít xao, chứng thực qua lần chạy đua vào Nhà Trắng hai năm trước và Bush thắng cử một cách vất vả, hiện tại khó mà biết được kết quả sẽ ra sao cho đến sau ngày mai. Trước hết, ông Bush dồn tập trung vào vấn đề Iraq và cuộc chiến chống khủng bố với hy vọng nỗ lực này sẽ giúp tạo tiếng vang cho Đảng Cộng Hòa. Nhưng càng gần đến ngày cuối của cuộc tranh cử, kết quả thăm dò cho thấy dân chúng Hoa Kỳ lại quan tâm nhiều hơn đến tình trạng thực tại của nền kinh tế đất nước.
Hằng trăm chiếc ghế trống ở Quốc Hội đang bỏ ngỏ cho cả hai bên - 435 ghế thuộc Hạ Viện và 34 trong số 100 ghế ở Thượng Viện, cùng 36 ghế dành cho thống đốc đoàn chờ được chiếm giữ cho những ai nhanh chân. Tuy vậy, các vấn đề phức tạp về chính trị lại nằm trong tay của một số các cuộc chạy đua chính. Vì rằng việc phân chia khu vực bầu cử nhằm đem lại lợi thế cho một đảng phái, nhằm giúp cho hầu hết các ứng cử viên cảm thấy phần nào thuận lợi, lại chỉ nhắm vào 16 ghế ở Hạ Viện nơi sẽ diễn ra sự cạnh tranh gắt gao. Ngay lúc này dường như Đảng Dân Chủ đang thắng thế trong việc chiếm giữ đa số ghế ở Hạ Viện. Và cũng dường như các bang mà Bush nhờ vào để thắng với số phiếu bầu của cử tri đoàn năm 2002 lại là các bang có số dân nhỏ và trải mỏng trên cả nước.
Lần này Đảng Dân Chủ có nhiều cơ hội giữ được Hạ Viện. Họ có nhiều cơ may chiếm chỗ ít nhất hai ghế trong số ba chỗ dễ bị thay thế đương vị của Đảng Cộng Hòa tại các bang New Hampshire, Colorado và Arkansas, và nếu các cuộc thăm dò dân ý cho thấy cử tri nghiêng về phía Đảng Dân Chủ, họ sẽ có cơ may chiếm cả những ghế thuộc các bang khác. Nhưng ngược lại Đảng Dân Chủ cũng có nguy cơ bị mất chỗ từ hai bang Missouri và South Dakota nơi ông Bush dồn nhiều nỗ lực để vận động cho Đảng nhà.
Một ghế ở Thượng Viện thuộc bang Minnessota rất khó đánh giá được ngay trong lúc này sẽ thuộc về tay ai. Ông Paul Wellstone, người đại diện của Đảng Dân Chủ vừa qua đời do một tai nạn máy bay vào ngày 25 tháng 10 đã có cuộc chạy đua gần như sát nút với ứng cử viên Đảng Cộng Hoà. Hiện nay, ông Walter Mondale, người trước kia đã từng là phó tổng thống của Jimmy Carter, và cũng đồng thời là người rất có uy tín và nổi tiếng tại địa phương. Bằng ấy thứ, cộng với sự biểu cảm của cử tri đối với Đảng Dân Chủ, có lẽ đủ để giúp đảng này tranh được số ghế cần thiết.
Trường hợp cán cân quyền lực chẳng nghiêng về bên nào trong cả hai Viện Quốc Hội, sự tê cứng chính trị xem ra không tránh khỏi. Theo thông lệ, bộ sậu Quốc Hội cũ sẽ phải ngồi lại với nhau vào khoảng giữa tháng 11 để cố thoả đáng các bất đồng trên ngân sách Liên Bang của năm này và các bất đồng liên quan đến Bộ Nội An. Chính phủ hiện nay đang sử dụng quyền điều hành tạm thời về ngân sách chi tiêu vì các bên chưa đi đến thống nhất chung. Một Thượng Viện trong tay Đảng Dân Chủ sẽ làm vô hiệu hóa các chương trình nghị sự liên quan đến vấn đề đối nội của tổng thống.
Người ta cho rằng một trong những điều đang được chỉ trích hiện nay trong vòng những nhà Dân Chủ sự vô hiệu quả của những ý kiến chống đối từ phía đảng này. Họ do dự về việc chấp nhận hoặc ủng hộ ông Bush trên vấn đề cắt thêm thuế, về chương trình của ông trong việc kéo dài thời gian cắt thuế và về vấn đề Iraq tuy có một số các đảng viên đảng Dân Chủ ủng hộ lập trường của Tổng Thống Bush, một số khác vẫn một mực chống đối. Ngày càng tăng mối quan tâm về tình hình kinh tế đất nước trong dân chúng cũng là một trong những lợi điểm cho đảng Dân Chủ trong màn chạy đua này. Trong những này cuối cùng cuộc vận động tranh cử, hằng loạt những thống kê cho thấy bầu trời u ám trên đầu người dân, bao gồm cả các thống kê về sự sụt giảm lòng tin của người tiêu thụ trước tình hình kinh tế. Đây là một trong những con sâu trong nồi canh mà đảng Cộng Hòa cố làm cho vừa bụng người dân.
Cuộc thăm dò mới đây nhất cho thấy sự tự đánh giá về ông Bush đã giảm đáng kể. Vào tháng 1 năm nay, đã có hơn 80% số người được hỏi tán thành những việc Tổng Thống đang làm; con số này hiện nay rơi xuống chỉ còn hơn 60%. Chỉ có 49% câu trả lời đồng ý với cách ông Bush lèo lái con thuyền kinh tế đất nước. Thực tế, khi so sánh với đời tổng thống trước cũng vào thời điểm phần đầu nhiệm kỳ ông Bush quả có nhận được các lời ngợi khen cá nhân. Tuy nhiên, càng gần đến ngày bầu cử Quốc Hội chung trên cả nước, các tiến trình hiện nay mở ra một chiều hướng bất lợi cho đảng của ông Bush. Họ không có được những sự hậu thuẫn mạnh mẽ.
Bức tranh có thể được mô tả cụ thể trên bối cảnh bang Florida, nơi đã mang về cho ông Bush thắng lợi vẻ vang của lần chạy đua vưà qua. Em trai ngài tổng thống, Jeff, hiện là thống đốc bang, và ra tái tranh cử lần này. Ngài tổng thống đã làm việc cật lực để hỗ trợ em trai mình, ông đã đến Florida cả thảy 11 lần trong mùa tranh cử, nhưng kết quả cho đến giờ phút này vẫn còn khó đoán và vẫn có khả năng một sự đảo ngược tê tái. Điều này nên được xem như điều nhắc nhở ngài tổng thống về những gay go ông sẽ phải trải qua trong lần chạy đua sắp tới cho chính mình.
Hạ Miên
Gửi ý kiến của bạn