Trên 300 người trong đó có cả các cựu chiến binh VN đã tới tuổi về già bận trận phục, tất cả đã tề tựu tại bãi đậu xe của Eden Center tại Falls Church để làm lễ đánh dấu ngày 30 tháng tư đen, ngày Saigon bị sụp đổ.
Nguyễn Thái Mai và Dư Nelson, hai người là bạn bè từ lâu đã làm ra chuyện sau một buổi chiều họ đã bật nổ nắp bia Heinekens. Sau khi các cựu chiến binh đã thắp nhang, Mai hay Nelson có chuyện tính toán trả tiền làm sao đó, cả hai đã lấy làm lạ tại sao người ta không quên đi chiến tranh, lại còn khơi ra. Có lẽ cả hai quá chén, đã tiểu bậy ngay gần bàn thờ đang làm lễ tuởng nhớ tới những nạn nhân chiến tranh Việt Nam.
Vào lúc đó, một cuộc ẩu đả đã xẩy ra. Cũng trong ngày này, Mai, 44 tuổi, đã bị chết vì thương tích nơi đầu khi bị đòn lúc tối. Kể cả cảnh sát lẫn người trong ban tổ chức lễ, không một ai biết sự thể gây gỗ do đâu mà ra, Mai đã bị thương tích như thế nào, hay cái chết của Mai là một chuyện sát nhân.
Có điều biết chắc chắn, Mai còn là một học sinh trung học khi Saigon bị sụp đổ năm 1975, một biểu tượng của biến cố này dễ làm xúc động và đã làm nhiều người trong cộng đồng có 50 ngàn dân gốc Việt Nam vẫn giận dữ, vẫn căng thẳng và hiện đang nghi ngờ lẫn nhau. Cộng đồng người Việt này nằm ở vùng Hoa Thịnh Đốn, là một cộng đồng lớn nhất ở vùng duyên hải phía đông của Hoa kỳ.
Tựa như cộng đồng dân Cuba bị biệt xứ tại Miami, cộng đồng này đã bảo vệ em Elian Gonzalez để giành với Fidel Castro và coi như là một trận chiến đối đầu với cộng sản. Nhiều người Hoa kỳ gốc Việt cũng thế, họ vẫn còn có cảm nghĩ để đấu tranh với một chế độ thù ghét cách xa cả ngàn dặm.
Kết quả, biến cố xẩy ra tại Eden Center vào ngày 29/4 đã lấy đi một mạng sống của cộng đồng. Ngay cả cảnh sát cũng không thể xác định cuộc ẩu đả này vì nguyên cớ chính trị, nhiều người trong cộng đồng gốc Việt Nam đã không thể nào nhìn theo chiều hướng khác hơn.
Một số nhân chứng đã tới nói chuyện với cảnh sát trước để tránh những chuyện phiền phức. Chủ biên của một tờ báo Việt ngữ của Northern Virginia đã nhận được nhiều lá thư hăm dọa, cảnh cáo ông không được đăng tin có lợi cho Mai. Các người trong tổ chức hành lễ đã cho biết họ nhận được thư từ và điện thoại khắp nơi trên đất Hoa kỳ ủng hộ hành động theo tinh thần đoàn thể. Có tin đồn không kiểm chứng được là cộng sản trả một triệu Mỹ kim cho Mai và Nelson, tin đồn này đã loan rộng từ Los Angeles cho tới Boston.
Đối với một số người Hoa kỳ gốc Việt, cuộc tranh đấu tại Eden Center thực sự là một cuộc đấu tranh lớn, một cuộc đấu tranh chống cộng sản của một đêm đáng để ghi nhớ.
“Tôi cảm thấy có lỗi đã để chuyện xẩy ra, nhưng câu chuyện lại là một việc sỉ nhục nặng nề vào các vong linh của những người đã hy sinh cho cuộc chiến,” theo như lời của Nguyễn Việt, một người trong ban tổ chức cuộc lễ, ông là một quân nhân của sư đoàn dù, ông đã nằm trong trại cải tạo của cộng sản chín năm trường. “Các ngài thử hỏi dân chúng sẽ làm gì khi thấy một tên nào đó tiểu tiện ngay vào nghĩa trang Arlington, dân chúng sẽ giết tên đó ngay tại chỗ.”
Đa số người Hoa kỳ gốc Việt Nam đã không sợ hải tặc và cá mập khi họ dùng thuyền chạy thoát khỏi cộng sản năm 1980. Sau những năm bị cộng sản cho cải tạo, một số người Việt khác đã được Hoa kỳ nhận cho tỵ nạn. Những người này còn có những căm thù sâu đậm hơn nhiều so với những người dân từng trốn thoát khỏi Cuba.
Đoàn Hữu Định là chủ tịch cho một liên minh của 17 hội cựu chiến binh của miền nam Việt Nam trước đây, ông đã cho biết mặc dầu không có chứng cớ hẳn hòi, ông tin chắc Mai và Nelson đã được cộng sản mướn để phá buổi lễ.
“Không ai lại cả gan làm chuyện dại dột như thế,” theo như lời của ông Định, một cựu sĩ quan bộ binh di tản sang Hoa kỳ năm 1975. “Có phải các ngài đang nghĩ ai đã gây ra rắc rối cho cộng đồng người gốc Việt tại đây" Nguồn rắc rối cho mọi vấn đề của chúng (CSVN) là do chúng tôi mà ra. Chúng tôi là những người đã bỏ xứ ra đi.”
Gia đình đau thương của Mai cho biết, những tin đồn có móc nối với cộng sản là quá sai. Chính em gái ruột của Mai và ông bác đã bị bộ đội Bắc Việt giết chết, cả gia đình đã cho biết như thế. Mai là cha của hai đứa con còn nhỏ, di tản sang Hoa kỳ năm 1982, anh làm nghề xây cất cho tới khi anh bị tàn phế vì hoả hoạn cách đây tám năm.
“Tôi không muốn những người đó chạy tội sát nhân để nói chồng tôi là cộng sản,” theo như bà Nguyễn Đượm, vợ của Mai, bà đã nói với nước mắt ứa ra. “Khi rượu vào, anh không biết những gì đang làm.”
Còn nhà chủ biên của tờ báo Việt ngữ là người đã nhận được thư hăm dọa giết, ông cho biết ông hiểu chuyện của gia đình Mai, nhưng ông đã sợ và không dám nói huỵch tẹt ra. “Tôi không có thể nói đúng như sự thiệt, nhưng hai bàn tay tôi đã bị trói lại rồi,” theo lời của nhà chủ biên, người không muốn tên mình được đăng trên báo. “Tôi không hiểu tại sao họ lại mang chính trị vào chuyện này. Tại sao họ lại cố tình phá hoại cả một gia đình"”
Ngay cả khi hai chính phủ Hoa kỳ và Việt Nam đang cố thiết lập bang giao và quan hệ mậu dịch, một số học giả và những người khác cho biết, cộng đồng người Hoa kỳ gốc Việt đã không quên để tránh xa chiến tranh.
Trong quá khứ, một số người Hoa kỳ gốc Việt, nhất là những nhà báo, họ đã bị đe dọa giết. Có một số nhà báo Việt đã bị giết chết rồi, bởi vì họ đã có cái nhìn như ủng hộ cộng sản. Năm 1990, nhà báo Lê Triết, người đã viết chỉ trích những người chống cộng và cả người cộng sản nữa, đã bị hạ sát cùng với vợ ngay truớc nhà tại Fairfax. Cảnh sát hiện nay cũng chưa biết ai đã đẩy cò súng, phải chăng con ma cộng sản đã ám vào người này.
Hồi năm ngoái, khoảng 15 ngàn người đã đứng phản đối trước tiệm điện tử tại Little Saigon, khu Westminster, Cali, sau khi chủ tiệm trưng lá cờ đỏ sao vàng của cộng sản Việt Nam và bức hình lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh được “lộng kiếng.”
Các nhà học giả, những người khảo cứu về cộng đồng người Hoa kỳ gốc Việt cho biết, ấn tượng về tội ác của chế độ cộng sản vẫn làm dân chúng đau khổ và ai oán. Nhiều quân nhân của miền Nam Việt Nam đã bị đi cải tạo nhiều năm trời, con cái của họ bị bọn cộng sản liệt vào sổ bìa đen không cho học trường dạy nghề và cũng không cho làm những công việc được trả nhiều tiền mặc dầu có khả năng.
“Những người này đã bị mất nếp sống cũ, lại còn bị bọn công an khu vực truy trù. Họ đã bị mất gia đình và mất luôn cả bản quán,” theo như lời của Đỗ Đức Hiền, giáo sư của đại học San Jose State U. đã viết ra cuốn sách nói về người Hoa kỳ gốc Việt. “Bất kể cái gì, chỉ chút cảm tình xa với cộng sản là phản bội tất cả những gì đã giữ chặt trong lòng từ trước.”
Eden Center là trung tâm của cộng đồng người Việt tại Hoa Thịnh Đốn, một khu thị tứ dài có trên 100 cửa tiệm, quán ăn và salon làm tóc, một tháp đồng hồ dựng lên giống như tháp đồng hồ của chợ Bến thành (tức là chợ Saigon nằm ngay giữa thành phố buôn bán Sài Gòn). Tại khu thị tứ này có treo lá cờ vàng ba sọc đỏ thiệt bự, lá cờ của miền Nam Việt Nam, lá cờ bay phất phới như chào mừng khách từ xa tới. Cũng ngay tại bãi đậu xe của khu thị tứ này, tin đồn chuyện đã xẩy ra trong tối 29/4/1999 được lan rộng khắp Bắc Mỹ.
Một số người đã cho biết, một phụ nữ lái chiếc Toyota mầu trắng, người phụ nữ này đã bấm còi ba lần, trước khi Mai cùng với Nelson bước ra khỏi quán ăn và tiến thẳng vào đám đông. Hai người này đã bị nghi là cả hai được trả một triệu Mỹ kim để phá buổi lễ. Vài tuần trước khi có cuộc ẩu đả, cảnh sát của Falls Church đã nhận được dây nói của khu Eden Center về một chiếc xe có dán lá cờ của CSVN bị phá. Một số người trong cộng đồng đã ngạc nhiên về sự xẩy ra này có một sự liên hệ nào đó, vì cái ngón phá hoại này của CSVN vốn thường đã làm trước kia tại Saigon vào những dịp lễ để cho các nhà báo nước ngoài săn tin. Chuyện phá hoại này nhà báo Phạm Ngọc Ẩn biết rất rõ, Ẩn đã được vinh thăng chức Thượng tướng theo như tờ báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản, đã cho biết qua một bài phỏng vấn về quá khứ của Ẩn.
Dầu trường hợp nào đi nữa, người ta không tin sẽ có người bị truy tố về cái chết của Mai.
Đi xa hơn nữa, cảnh sát đã có vài đầu mối. Năm nay cái chết của Mai tại Falls Church đã bắt đầu bị nghi ngờ, trường hợp này quả có khó khăn bởi vì có những nhân chứng bất đắc dĩ và hàng rào về ngôn ngữ, theo như Trung sĩ điều tra Rick Campbell cho biết.
Nhà giám định y khoa đã không kết luận về cái chết của Mai. Nguyện nhân cái chết của Mai là do xuất huyết nội nơi đầu, nhưng vết thương của Mai không nặng bằng những vết thương của Nelson, Nelson đã bị đánh quá nặng. Vết thương này khó định được chấn thương sọ của Mai, có thể nguyên do vì bị say mà té, hay cũng có thể bị người nào đã đánh vào sọ.
Campbell cho biết lúc đó ai có máy thu hình, có lẽ có thể giúp ích cho cuộc điều tra này.
“Dân chúng ai cũng sợ, không một ai dám nói ra sự thiệt,” theo như lời của cảnh sát Campbell.
Có điều không được rõ, có phải Mai và Nelson đã chọc tức đám đông không. Nelson cho báo Washington Post biết, Mai có nói ‘chuyện chiến tranh hãy quên đi’, nhưng cảnh sát Campbell cho biết lời nói của Nelson tiền hậu bất nhất. Những nhân chứng cho cảnh sát biết, chính Nelson đã có lời lẽ khiêu khích trong tối đó, theo như lời của cảnh sát Campbell.
Nelson, 39 tuổi, đã cho báo Washington Post biết, anh không phải là người thiên cộng, khi anh lên 14 tuổi chiến tranh đã chấm dứt. Nelson đã tỏ thái độ như thách đố, khi đề cập tới những cựu chiến binh Việt nam trong buổi lễ, anh đã nói “Nếu họ là anh hùng, tại sao họ không đi về Việt Nam để đánh nhau với cộng sản"”
Phần lớn người Hoa kỳ gốc Việt không phải là những tên cuồng tín cực đoan, họ đã im lặng, theo như lời của Lê Xuân Khoa, phụ giảng viên của trường John Hopkins University’s School trong các lớp học quốc tế thuộc cấp cao. Giáo sư Lê Xuân Khoa truớc đây là phó viện trưởng của trường đại học Saigon.
Hầu hết một triệu di dân Việt Nam tại xứ này đã tự tạo lấy cho chính mình một cuộc sống. Nhiều năm qua đi, sự căm thù của họ đang tan biến, có một số người ủng hộ quan niệm phải hành động nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam thoát ra khỏi cảnh nghèo đói, theo như lời của giáo sư Lê Xuân Khoa.
“Không có ai ưa cộng sản cả, nhưng họ thấy cộng sản sắp chết đến nơi rồi,” theo như lời của giáo sư họ Lê này. “Phải chờ một thời gian nữa, những người khác mới nhận ra được sự thiệt. Họ đã nhận thức rõ, họ không thể nào giết được những tên cộng sản. Sự nuôi dưỡng căm hận là một điều không thực tế.”
Gia đình của Nguyễn Thái Mai sợ sự căm thù. Gia đình cho biết nếu gia đình không xoá được cái nhãn dán vào tên Mai, gia đình anh không coi như còn nằm trong cộng đồng người Việt nữa.
Sự vu khống quá nhục nhã đến nỗi gia đình Mai chỉ nói với người mẹ của anh hiện ở Việt Nam là Mai đã bị té mà chết. Bà mẹ của Mai năm nay đã 75 tuổi, gia đình sợ bà sẽ bị chết vì cái tin nhục nhã này.
Phan Bé là em dâu của Mai, chị cho biết “Các ông thấy không, gia đình chúng tôi có người bị bọn cộng sản giết. Nếu anh ấy là cộng sản, anh ấy đã trở về Việt Nam rồi. Chính mẹ anh sắp chết mà anh ấy cũng còn sợ không dám về.”
Mấy ngày hôm nay, Thanh là con gái của Mai mới 12 tuổi, em sợ những người di dân Việt Nam gây rắc rối em. Còn bé Bình, 7 tuổi, cho biết em đã sợ có người như muốn phá cửa vào nhà tại Arlington.
“Tôi không muốn các đứa con của tôi bị chụp mũ. Vụ chụp mũ này sẽ đeo hết đời các con tôi,” theo như lời của bà Nguyễn Đượm cho biết.
Bản tường trình này do Lý Phương, một ký giả của Washington Post, đã viết với sự cộng tác của ký giả Patricia Davis và được Kim Lai chuyển ngữ. Bản tường trình viết bằng Anh ngữ đã đăng trong báo Washington Post số ngày 27/5.