Một sự thật hiễn nhiên không cần phân tích nữa, ai cũng biết, bịnh CS là một bịnh nặng mà đất nước, nhân dân phải chịu trong thời CS. Bịnh hậu CS là bịnh do CS để lại, hay do tàn dư CS gây ra trong thời CS trên danh nghĩa không còn, khiến đất nước và nhân dân vẫn cứ cứ ì ạch hoài trên con đường xây dựng tự do, dân chủ. Ngay hiện thời là một thí dụ điển hình về bịnh hậu CS.
Thực vậy, thời Liên xô sụp đổ, nhiều người Mỹ hứng khởi, lạc quan tin Nga sẽ tiến nhanh trên đường dân chủ hoá. Nhưng Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Ô Zbignev Brezinski, người Mỹ gốc Ba Lan, thận trọng nói một năm bi cộng sản hoá phải cần một năm mới hoá giải CS. Nga bị cộng sản hoá ba phần tư thế kỷ, như vậy cần tới 75 năm hậu CS mới trị hết bịnh CS và bịnh hậu CS. Nếu đúng vậy, kể ra lâu thật! Nhưng những điều trông thấy đau đớn lòng trong thời hậu CS Liên sô ở Nga, đã 15 năm rồi con đường dân chủ hoá Nga không có gì khả quan lắm. Bịnh hậu CS chưa có thuốc chữa. Suốt thời TT Yeltsin, Nga bị kẹt cứng. Quốc Hội, chánh quyền cấp tỉnh bị tàn dư CS khuấy phá. Kinh tế Nga bị những đồng chí CS thân tín với Ô. Yeltsin trở thành tư bản đỏ, tài phiệt đỏ, lũng đoạn, lạm dụng, không ngó ngàng gì đến quyền lợi dân thường Nga. Xã hội Nga sau luồng gió cách mạng giải thể CS, có vẻ hứng khởi lúc đầu lại rơi ào tình trạng cũ thời CS, Người dân nghi ngờ chánh quyền,tự tách rời ra khỏi chánh trị. Thất vọng đi dần đến tuyệt vọng, người dân giải toả u uẩn, trầm uất qua rượu chè, bạo lực. Dân số giảm sút thê thảm; theo ước tính của Liên hiệp Quốc năm 2050, dân số Nga còn cao lắm chỉ 101 triệu rưoi dù đất nước Nga diện tích lớn nhứt thế giới.. Quân đội thiếu người vì nhiều thanh niên đến tuổi "nghĩa vụ quân sự" bị trả về vì lý do sức khỏe. Nông thôn hoang vắng, bắt đầu từ thời Liên xô giao khoán ruộng đất cho nông dân. Nhà Nước tăng giá "vật tư nông nghiệp" và dìm giá nông phẩm, nông dân càng làm cáng lổ, càng chết. Phong trào bỏ ruộng vườn chạy ra thành thị kiếm sống càng ngày càng lớn. Nông dân ra thành như chiếc lá bị rứt ra khỏi cành. Dân số Nga hàng trăm triệu dồn về sống ở 13 thánh phố lớn.
Hậu quả của CS để lại khiến thật trầm trọng. Gần đây,Báo Le Monde, ngày 24 tháng 2 năm 2004, ký giả Marie Pierre Subtil, có làm một phóng sự, đọc mà đau khổ dùm cho Nga. Bài báo tựa đề "Sa mạc Nga" mô tả thành phố Veliki Novgrod, chỉ cách thủ đô Moscow 500 kilômét, đã trở thành nơi hoang vắng như sa mạc. Thành phố này thời còn CS năm 1950, mỗi năm sanh 6,486 đứa trẻ mà chết mất 16,233 người, trung bình mất 10,000người mỗi năm. Lý do chết là nạn nghiện rượu, bạo hành vì say sưa, tự tử vì thất vọng. Sanh suất thấp vì là pháp lịnh của Đảng gia đình chỉ được 2 con thành nếp sống của gia đình. Sức khoẻ nhân dân thảm hại. Nạn nghiện rượu trầm trọng, "là nỗi bất hạnh của chúng tôi", theo lời than thở phổ thống của ngành y tế. Nghiện rượu vì tuyệt vọng, là nhận định của các nhà tâm lý xã hội học. Đến thời hậu CS, kinh tế tự do bung ra, bia sản xuất "đại trà", wodka tràn ngập quảng cáo để tư bản đỏ hốt bạc. "Nịt dây an toàn là chuyện của lũ nhát gan" là lời của lớùp trẻ thành thị Nga.Y tế nông thôn dường như bỏ ngỏ. Nạn bạo hành vì say sưa gây chết chóc đứng hàng thứ hai sau bịnh tim mạch, một hậu quả lớn của rượu. 10 đến 20 % phụ nữ Nga bị hiếm muộn vì tình trạng sức khoẻ quá yếu do môi sinh ô nhiễm hay vì tinh thần qua căng thẳng và tuyệt vọng.
Trước tình hình gần như không có thuốc chữa bịnh hậu CS do di chứng, di căn của bịnh CS thời CS và do tàn dư CS còn sót lại gây ra để phá hoại tiến trình dân chủ và làm cho dân chúng chán nản, tiếc uổng thời CS đã qua, Thế giới Tư do, Tây Aâu, Bắc Mỹ cố gắng giúp Nga nhiều. Trong nhiều thập niên viện trợ của Mỹ hầu như đổ dồn cho Nga. Và chánh quyền Nga cũng nỗ lực. TT. Yeltsin gần như 9 chống 9 với Quốc Hội Nga có rất nhiều đảng viên CS cũ. TT Putin quyết liệt làm sạch Quốc Hội qua việc ra mặït ủng hộ ứng cử viên của Đảng Oâng vào Quốc hội, và không nương tay loại trừ tư bản đo xen vào cuộc bầu cử Quốc Hội. TT Putin còn làm sạch Hành Pháp, mạnh dạn giải nhiệm Thủ Tưóng để thành lập một nội các mới trước cuộc bầu cử tổng thống để tạo niềm tin của nhân dân.
Bịnh CS và bịnh hậu CS là bịnh độc, trầm kha không phải riêng cho Nga, mà cho tất cả các nước CS và hết CS. Rõ rệt như ở VNCS, nhơn Ngày Tri Aân Quốc Hội Liên Aâu và Mỹ, HT Huyền Quang và Quảng Độâ với nhiệt tâm từ bi thương xót dân tộc, có báo động về hai bịnh CS ở nước nhà. Đó là bịnh sợ CS của đồng bào và bịnh hủ hoá của thanh niên chỉ muốn cầu an và hưởng lạc. Trước một thời gian, Đức Hồng Y Phạm minh Mẫn Công giáo La Mã cũng báo động về bịnh xin cho trong xã hội VN. Đó là thứ bịnh CS có trong Đảng cũng như ngoài dân biến con người trở thành thần phục, mất sáng tạo, chỉ biết ỷ lại, chờ lịnh "trên". 50 năm ngoài Bác, 28 năm trong Nam, một ngày 24 giờ, một tuần 7 ngày, CS Hà nội đã thần thánh hoá Đảng, và khủng bố nhân dân, biến một số lớn nhân dân thành những thỏ đế, chỉ biết ngoan ngoãn nghe lời, làm theo, nói theo, bon chen, chạy chọt để hưởng lạc. Bịnh CS ở VN đã nặng như vậy. Nó sẽ di chứng, di căn sang thời hậu CS. Nếu trong thời hậu CS, tàn dư CS lén lút và kết hợp khuấy phá như ở Nga, thì thời hậu CS VN sẽ tồi tệ hơn của Nga nữa. Nhưng từ lâu, các nhà đấu tranh đã quá bận với việc chống CS và giải thểø CS và chưa nghĩ đến giải pháp cho thời hậu CS. Cách mạng có đả phá, lật đổ mà không có sửa chữa, xây dựng, là cách mạng bất toàn. Nhưng may thay, gần đây trên truyền thông cũng như trong công luận bắt đầu nghe có người nói, thấy có tổ chức, nhìn được một số hoạt động chuẩn bị cho giải pháp hậu CS. Kể cũng đáng mừng. Càng mừng hơn khi được tin tổ chức Trung Tâm Nghiên cứu Phát triển Kinh tế VN hậu CS đã được chánh quyền Mỹ thừa nhận pháp nhân tính, quy chế hoạt động như một foundation. Mong đó là một viên gạch lót đường để các bậc thức giả và đồng bào cùng nhau xây dựng giải pháp thời hậu CS cho nước nhà, khỏi rơi vào những khó khăn như của nước Nga.