WASHINGTON - Có bao nhiêu nhà báo CSVN hành nghề tại Hoa Kỳ thực sự là gián điệp" Người ta không biết chắc câu trả lời, nhưng với Nga thì ước tích phân nửa số nhà báo Nga tại Mỹ cũng là điệp viên giả dạng.
Người đào tị cao cấp nhất của Nga nói rằng Bộ Ngoại Giao Mỹ tuyên bố rằng không có nhà báo nước ngoài hay Hoa Kỳ nào dính tới nghề gián điệp thì tuyệt đối vô nghĩa.
Đại Tá Stanislav Lunev nói rằng nhiều nhà báo từ Nga và các nước khác trong thực tế là điệp viên. Ông cũng nói rằng nhiều nhà báo Nga đã tuyển các phóng viên Mỹ hàng đầu vào hoạt động gián điệp.
Đại Tá Lunev là điệp viên cao cấp nhất từng đào tị từ GRU, Sở Quân Báo Nga. Ông hành nghề như vậy trong khi sống và làm việc tại Washington với tư cách phóng viên TASS.
Đó là lý do bây giờ ông vẫn còn được CIA và FBI bảo vệ qua chương trình Witness Protection Program.
Khi Lunev đào tị về với tình báo Mỹ, ông nói rằng có ít nhất phân nửa số nhà báo Nga đang làm việc tại Washington và Hoa Kỳ hoặc là gián điệp GRU hoặc là tình báo viên KGB.
Vấn đề gián điệp giả dạng nhà báo đã bùng nổ lớn trên Bộ Ngoại Giao tuần rồi. Người ta khám phá thấy có các dụng cụ nghe lén gài trong Bộ Ngoại Giao. Mới mùa đông vừa qua, một máy điệp toán xách tay của Bộ chứa hồ sơ mật về vũ khí nguyên tử, vi trùng và hóa học bị trộm.
FBI nói rằng sơ hở chỉ vì có nhiều nhà báo được phép vào khuôn viên Bộ Ngoại Giao. Theo Bộ, có hơn 467 nhà báo Mỹ và 56 nhà báo quốc tế được cấp giấy vào.
Ngoại Trưởng Madeleine Albright bực bội với cáo buộc của FBI, nên đã ra lệnh, “Nếu ai là gián điệp, hãy tự thú ngay.” Thế nhưng vẫn không có ai bước ra tự thú.
Nhưng phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Richard Boucher nói, “Vào lúc này, chúng tôi không biết bất kỳ thông tin nào về bất kỳ nhà báo quốc tế nào giả dạng truyền thông để thu tin tình báo ở Bộ Ngoại Giao.”
Nhà đào tị Lunev nói, “Không ngờ vực gì Nga đang dùng các điệp viên giỏi nhất của họ tại Mỹ giả dạng nhà báo. Không có gì khác biệt lớn giữa gián điệp và nhà báo - cả hai đều thu thập tin tức.”
Lunev thêm là Nga đã dùng nhà báo để nhằm vào các cơ quan có thông tin an ninh và quốc phòng, gồm cả Bộ Ngoại Giao, Pentagon, Quốc Hội và các cơ quan khác. Ông nói là trong 10 nhà báo Nga làm việc ở Washington khi ông đào tị, có tới 6 là gián điệp làm cho GRU và KGB, nơi có tên mới là SVR.
Lunev nói, FBI vẫn theo dõi thường trực tất cả các nhà báo Nga. Và FBI không chỉ lo về nhà báo Nga: Nhiều nước khác cũng cho điệp viên giả dạng nhà báo, gồm cả Anh, Pháp và Đức.
Mặc dù số lượng nhà báo Nga có thể là ít, nhưng tầm tay của họ vương lại xa, theo lời Lunev, bởi vì họ tuyển mộ các nhà báo Mỹ làm công tác gián điệp.
Chính Lunev đã móc nối nhiều nhà báo Mỹ làm việc cho Nga, và theo kinh nghiệm của ông. Ông tin là Nga đã trà trộn thâm nhập và tiếp tục thâm nhập tất cả các cơ quan truyền thông lớn tại Hoa Kỳ. “Nhà báo Mỹ có đủ cơ hội liên lạc: chính khách, quân đội, tình báo - toàn là liên hệ hàng số một, tình báo kịp thời - mà các nhà báo ngoại quốc không thể có nổi.”
Người đào tị cao cấp nhất của Nga nói rằng Bộ Ngoại Giao Mỹ tuyên bố rằng không có nhà báo nước ngoài hay Hoa Kỳ nào dính tới nghề gián điệp thì tuyệt đối vô nghĩa.
Đại Tá Stanislav Lunev nói rằng nhiều nhà báo từ Nga và các nước khác trong thực tế là điệp viên. Ông cũng nói rằng nhiều nhà báo Nga đã tuyển các phóng viên Mỹ hàng đầu vào hoạt động gián điệp.
Đại Tá Lunev là điệp viên cao cấp nhất từng đào tị từ GRU, Sở Quân Báo Nga. Ông hành nghề như vậy trong khi sống và làm việc tại Washington với tư cách phóng viên TASS.
Đó là lý do bây giờ ông vẫn còn được CIA và FBI bảo vệ qua chương trình Witness Protection Program.
Khi Lunev đào tị về với tình báo Mỹ, ông nói rằng có ít nhất phân nửa số nhà báo Nga đang làm việc tại Washington và Hoa Kỳ hoặc là gián điệp GRU hoặc là tình báo viên KGB.
Vấn đề gián điệp giả dạng nhà báo đã bùng nổ lớn trên Bộ Ngoại Giao tuần rồi. Người ta khám phá thấy có các dụng cụ nghe lén gài trong Bộ Ngoại Giao. Mới mùa đông vừa qua, một máy điệp toán xách tay của Bộ chứa hồ sơ mật về vũ khí nguyên tử, vi trùng và hóa học bị trộm.
FBI nói rằng sơ hở chỉ vì có nhiều nhà báo được phép vào khuôn viên Bộ Ngoại Giao. Theo Bộ, có hơn 467 nhà báo Mỹ và 56 nhà báo quốc tế được cấp giấy vào.
Ngoại Trưởng Madeleine Albright bực bội với cáo buộc của FBI, nên đã ra lệnh, “Nếu ai là gián điệp, hãy tự thú ngay.” Thế nhưng vẫn không có ai bước ra tự thú.
Nhưng phát ngôn nhân của Bộ Ngoại Giao Richard Boucher nói, “Vào lúc này, chúng tôi không biết bất kỳ thông tin nào về bất kỳ nhà báo quốc tế nào giả dạng truyền thông để thu tin tình báo ở Bộ Ngoại Giao.”
Nhà đào tị Lunev nói, “Không ngờ vực gì Nga đang dùng các điệp viên giỏi nhất của họ tại Mỹ giả dạng nhà báo. Không có gì khác biệt lớn giữa gián điệp và nhà báo - cả hai đều thu thập tin tức.”
Lunev thêm là Nga đã dùng nhà báo để nhằm vào các cơ quan có thông tin an ninh và quốc phòng, gồm cả Bộ Ngoại Giao, Pentagon, Quốc Hội và các cơ quan khác. Ông nói là trong 10 nhà báo Nga làm việc ở Washington khi ông đào tị, có tới 6 là gián điệp làm cho GRU và KGB, nơi có tên mới là SVR.
Lunev nói, FBI vẫn theo dõi thường trực tất cả các nhà báo Nga. Và FBI không chỉ lo về nhà báo Nga: Nhiều nước khác cũng cho điệp viên giả dạng nhà báo, gồm cả Anh, Pháp và Đức.
Mặc dù số lượng nhà báo Nga có thể là ít, nhưng tầm tay của họ vương lại xa, theo lời Lunev, bởi vì họ tuyển mộ các nhà báo Mỹ làm công tác gián điệp.
Chính Lunev đã móc nối nhiều nhà báo Mỹ làm việc cho Nga, và theo kinh nghiệm của ông. Ông tin là Nga đã trà trộn thâm nhập và tiếp tục thâm nhập tất cả các cơ quan truyền thông lớn tại Hoa Kỳ. “Nhà báo Mỹ có đủ cơ hội liên lạc: chính khách, quân đội, tình báo - toàn là liên hệ hàng số một, tình báo kịp thời - mà các nhà báo ngoại quốc không thể có nổi.”
Gửi ý kiến của bạn