Theo như PV Philipe Perdriau thì Vịnh Hạ Long, chẳng những là thắng cảnh nổi tiếng nhất ở VN mà còn là một khu vực được Tổ Chức UNESCO xếp vào hạng di sản thế giới. Thế nhưng, nước Vịnh Hạ Long nay không còn trong xanh như mầu ngọc bích nữa.
Thật vậy, Vịnh Hạ Long ngày càng bị ô nhiễm và tình trạng này hiện đangđe doạ những giải san hô, tôm cá và ngay cả kế sinh nhai của giới ngư phủ cũng như giới kinh doanh khách sạn trong khu vực.
Vịnh Hạ Long nổi tiếng thế giới là nhờ hàng ngàn đảo đá vôi nhấp nhô khắp mặt biển, đặc biệt là khu vực quanh đảo Cát Bà, và bao gồm cả một lâm viên quốc gia trên mặt biển rộng tới 5.400 hécta.
Thế nhưng, theo như Giám Đốc Hải Học Viện Hải Phòng, ông Nguyễn chu Hội thì những lớp cặn bã bẩn thỉu, và kim loại nặng cùng là nước thải hiện đang dần dần xâm lấn Vịnh Hạ Long. Tình trạng này hiện đang đe doạ tôm cá và những loại sinh thực vật khác trong Vịnh.
Ông cho hay: một số nhân viên thuộc Hải Học Viện Hải Phòng vừa mới thực hiện chuyến đi tìm hiểu hiện trạng chung quanh đảo Cát Bà. Họ đã lặn xuống vùng biển này và họ đã thu thập được những dữ kiện thật đáng ngại.
Theo ông mô tả, những giải san hô trong Vịnh Hạ Long hiện đang chết dần, cá heo, hải cẩu cũng như rùa nay không còn nhiều như trước nữa.
Những mỏ than đá gần Vịnh Hạ Long trong tỉnh Quảng Ninh là nguyên nhân chính khiến cho Vịnh Hạ Long bị ô nhiễm như thế.
Chính những mỏ than này sản xuất hầu hết lựơng than đá được dùng trong nước cũng như để xuất khẩu.
Ông Hội cho hay: trong 10 năm qua, khoảng 900 triệu tấn đất cát ô nhiễm đã theo nước sông trôi ra biển sau khi chẩy qua những khu vực khai thác mỏ Vàng Đăng và Uông Bí.
Theo như Hải Học Viện Hải Phòng, lượng bụi đất này nay đã tạo thành những đống bùn khổng lồ dưới lòng biển Vịnh Hạ Long. Trong một số trường hợp, lớp bùn đóng dưới đáy Vịnh Hạ Long có thể dầy tới 30m.
Đã thế, năm nào người ta cũng tống vào Vịnh Hạ Long gần 9 triệu mét khối nước thải hoà lẫn với chì và săng dầu do Trạm Xăng Dầu Cảng số 2 tại bờ phía nam Vịnh Hạ Long thải ra.
Ông cho hay: nước Vịnh Hạ Long bây giờ đầy chất sulphate sắt, kẽm và đồng.
Ông Lưu văn Diệu là một viên chức thuộc phòng thí nghiệm nghiên cứu hoá chất và tình trạng ô nhiễm ngoài đại dương của viện. Ông cho hay: giới ngư phủ trên đảo Cát Bà thường dùng thuốc nổ để đánh cá, khi làm như vậy, họ hủy hoại luôn cả san hô trong biển và tình trạng này làm đảo lộn toàn bộ hệ thống sinh thái trong đại dương.
Một khi môi trường sinh thái bị hủy hoại, tôm cá sẽ trở nên khan hiếm hơn. Hậu quả là ngư phủ chung quanh các đảo trong Vịnh Hạ Long ngày lại càng có một cuộc sống cơ cực hơn.
Như ông Diệu nhận xét, Hải Phòng là một thành phố lớn vào hàng thứ ba ở VN và có tất cả 2 triệu cư dân sinh sống, thành phố này cũng tống nước thải chưa được tẩy uế vào Vịnh Hạ Long.
Du khách cũng phải chịu trách nhiệm một phần đối với tình trạng ô nhiễm trong Vịnh Hạ Long ngày nay.
Theo như ước lượng của Hải Học Viện Hải Phòng, ngày nào cũng có hàng trăm chiếc ghe chở du khách đi vãn cảnh trong Vịnh Hạ Long, và ngày nào số ghe này cũng phải thải xuống biển vào khoảng hai tấn dầu.
Trong mấy năm qua, một số người đã cuống cuồng xây dựng hàng chục khách sạn trên đảo Cát Bà. Bây giờ, ngày nào người ta cũng thấy những chủ khách sạn này ra đứng trên cầu tầu đợi khách. Thế nhưng số du khách tới đây cứ ngày một thưa dần.
Ông Văn Anh là chủ nhân khách sạn lớn nhất đảo Cát Bà. Như ông nói, "Thời buổi bây giờ làm ăn thật khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chánh ở Á Châu đã làm cho chúng tôi phải chật vật không ít. Rồi tình trạng ô nhiễm cũng làm cho khách du lịch không còn muốn ở lại đây lâu hơn nữa."
Với vẻ mặt thất vọng, một nhóm du khách Hoa Kỳ đang đứng đợi tầu về lại đất liền. Một trong những người này nói: họ dự định ở lại đảo Cát Bà khoảng vài ngày, thế nhưng họ phải rời khỏi hòn đảo sớm hơn dự trù chỉ vì nước biển có quá nhiều bùn.
Du khách này nói: họ chẳng còn muốn bơi lội nữa và quyết định ra về cho sớm.
Thật vậy, Vịnh Hạ Long ngày càng bị ô nhiễm và tình trạng này hiện đangđe doạ những giải san hô, tôm cá và ngay cả kế sinh nhai của giới ngư phủ cũng như giới kinh doanh khách sạn trong khu vực.
Vịnh Hạ Long nổi tiếng thế giới là nhờ hàng ngàn đảo đá vôi nhấp nhô khắp mặt biển, đặc biệt là khu vực quanh đảo Cát Bà, và bao gồm cả một lâm viên quốc gia trên mặt biển rộng tới 5.400 hécta.
Thế nhưng, theo như Giám Đốc Hải Học Viện Hải Phòng, ông Nguyễn chu Hội thì những lớp cặn bã bẩn thỉu, và kim loại nặng cùng là nước thải hiện đang dần dần xâm lấn Vịnh Hạ Long. Tình trạng này hiện đang đe doạ tôm cá và những loại sinh thực vật khác trong Vịnh.
Ông cho hay: một số nhân viên thuộc Hải Học Viện Hải Phòng vừa mới thực hiện chuyến đi tìm hiểu hiện trạng chung quanh đảo Cát Bà. Họ đã lặn xuống vùng biển này và họ đã thu thập được những dữ kiện thật đáng ngại.
Theo ông mô tả, những giải san hô trong Vịnh Hạ Long hiện đang chết dần, cá heo, hải cẩu cũng như rùa nay không còn nhiều như trước nữa.
Những mỏ than đá gần Vịnh Hạ Long trong tỉnh Quảng Ninh là nguyên nhân chính khiến cho Vịnh Hạ Long bị ô nhiễm như thế.
Chính những mỏ than này sản xuất hầu hết lựơng than đá được dùng trong nước cũng như để xuất khẩu.
Ông Hội cho hay: trong 10 năm qua, khoảng 900 triệu tấn đất cát ô nhiễm đã theo nước sông trôi ra biển sau khi chẩy qua những khu vực khai thác mỏ Vàng Đăng và Uông Bí.
Theo như Hải Học Viện Hải Phòng, lượng bụi đất này nay đã tạo thành những đống bùn khổng lồ dưới lòng biển Vịnh Hạ Long. Trong một số trường hợp, lớp bùn đóng dưới đáy Vịnh Hạ Long có thể dầy tới 30m.
Đã thế, năm nào người ta cũng tống vào Vịnh Hạ Long gần 9 triệu mét khối nước thải hoà lẫn với chì và săng dầu do Trạm Xăng Dầu Cảng số 2 tại bờ phía nam Vịnh Hạ Long thải ra.
Ông cho hay: nước Vịnh Hạ Long bây giờ đầy chất sulphate sắt, kẽm và đồng.
Ông Lưu văn Diệu là một viên chức thuộc phòng thí nghiệm nghiên cứu hoá chất và tình trạng ô nhiễm ngoài đại dương của viện. Ông cho hay: giới ngư phủ trên đảo Cát Bà thường dùng thuốc nổ để đánh cá, khi làm như vậy, họ hủy hoại luôn cả san hô trong biển và tình trạng này làm đảo lộn toàn bộ hệ thống sinh thái trong đại dương.
Một khi môi trường sinh thái bị hủy hoại, tôm cá sẽ trở nên khan hiếm hơn. Hậu quả là ngư phủ chung quanh các đảo trong Vịnh Hạ Long ngày lại càng có một cuộc sống cơ cực hơn.
Như ông Diệu nhận xét, Hải Phòng là một thành phố lớn vào hàng thứ ba ở VN và có tất cả 2 triệu cư dân sinh sống, thành phố này cũng tống nước thải chưa được tẩy uế vào Vịnh Hạ Long.
Du khách cũng phải chịu trách nhiệm một phần đối với tình trạng ô nhiễm trong Vịnh Hạ Long ngày nay.
Theo như ước lượng của Hải Học Viện Hải Phòng, ngày nào cũng có hàng trăm chiếc ghe chở du khách đi vãn cảnh trong Vịnh Hạ Long, và ngày nào số ghe này cũng phải thải xuống biển vào khoảng hai tấn dầu.
Trong mấy năm qua, một số người đã cuống cuồng xây dựng hàng chục khách sạn trên đảo Cát Bà. Bây giờ, ngày nào người ta cũng thấy những chủ khách sạn này ra đứng trên cầu tầu đợi khách. Thế nhưng số du khách tới đây cứ ngày một thưa dần.
Ông Văn Anh là chủ nhân khách sạn lớn nhất đảo Cát Bà. Như ông nói, "Thời buổi bây giờ làm ăn thật khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chánh ở Á Châu đã làm cho chúng tôi phải chật vật không ít. Rồi tình trạng ô nhiễm cũng làm cho khách du lịch không còn muốn ở lại đây lâu hơn nữa."
Với vẻ mặt thất vọng, một nhóm du khách Hoa Kỳ đang đứng đợi tầu về lại đất liền. Một trong những người này nói: họ dự định ở lại đảo Cát Bà khoảng vài ngày, thế nhưng họ phải rời khỏi hòn đảo sớm hơn dự trù chỉ vì nước biển có quá nhiều bùn.
Du khách này nói: họ chẳng còn muốn bơi lội nữa và quyết định ra về cho sớm.
Gửi ý kiến của bạn